Chỉ tiêu đánh gỉá năng lực hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 33)

thức nhờ thu của ngân hàng thương mại

Năng lực hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu được đánh giá qua một số chỉ tiêu sẽ được nghiên cứu ở phần tiếp theo.

1.2.3.1 Thị phần thanh toán quôc tế

Xét trên giác độ chung thì: Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh từ đó suy ra thị phần TTQT là phần dịch vụ TTQT mà ngân hàng chiếm lĩnh trên thị trường.

Doanh số TTQT của ngân hàng

Thị phần TTQT =--- Tổng doanh số TTQT của toàn hệ thống ngân hàng Bên cạnh đó, ta còn có khái niệm về Thị phần tương đối(Relative market share)

Doanh số TTQT của ngân hàng

Thị phần tương đối=--- Doanh số TTQT của ngân hàng đối thủ

-Nếu thị phân tương đôi lớn hơn 1 thì lợi thê cạnh tranh thuộc vê ngân hàng.

-Nếu thị phần tương đối bằng 1 thì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng và của đối thủ như nhau.

1.2.3.2 Năng lực tàỉ chính

Năng lực tài chính của ngân hàng phản ánh sức mạnh tài chính của ngân hàng, là một nguồn lực mang tính tối cần thiết trong hoạt động thanh toán, là nền tảng cho TTQT được hoạt động một cách thuận lợi và là cơ sở để chống đỡ cho những biến cố gặp phải trên thị trường. Các NHTM có thể nâng cao năng lực tài chính bằng cách gia tăng quy mô vốn tự có thông qua sử dụng lợi nhuận không chia (lợi nhuận giữ lại) làm nguồn bổ sung vốn cơ bản và từ nguồn thu bên ngoài như: Bán cổ phiếu thường (phát hành cổ phiếu), bán cổ phiếu ưu đãi, phát hành các chứng khoán nợ dài hạn...

1.2.3.3 Dự trữ ngoại hối

Dự trữ ngoại hối là một phần tài sản có của ngân hàng, không chỉ tham gia trực tiếp vào hoạt động thanh toán mà còn giúp cho ngân hàng chống đỡ những biến động trên thị trường. Việc có đủ nguồn vốn ngoại tệ trong dự trữ của các ngân hàng rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, giữ được mối quan hệ bền lâu với khách hàng, bên cạnh đó là nguồn lực để ngân hàng có thể chấp nhận thanh toán các hợp đồng giá trị lớn, nâng cao doanh số, từ đó khẳng định vị thế của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần phải duy trì lượng ngoại tệ đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động TTQT được diễn ra một cách thuận lợi, và ổn định, không gặp phải những trục trặc không đáng có, nâng cao hiệu quả hoạt động, và giành được khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.2.3.4 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số của hoạt động TTQT:

Chỉ tiêu này phản ánh một phần hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ TTQT, phản ánh mức độ phát triển của hoạt động tại ngân hàng trong các năm. Qua đó cho thấy năng lực cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh thị trường qua cung ứng sản phẩm.

+ Mức độ đa dạng của sản phẩm hoạt động TTQT: số lượng các nghiệp vụ TTQT, số lượng sản phẩm dịch vụ trong từng nghiệp vụ cụ thể, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tăng thêm thu nhập của ngân hàng qua thu các phí dịch vụ, phí thanh toán.

+ Tỷ trọng của từng phương thức TTQT: Chỉ tiêu này sẽ giúp ta nhận biết được trong toàn bộ các phương thức thanh toán thì phương thức thanh toán nào được khách hàng sử dụng nhiều nhất, phương thức nào ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các tư vấn hợp lý cho khách hàng khi lựa chọn phương thức thanh toán cho giao dịch của mình cũng như thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng minh để từ đó tăng được doanh số thanh toán và mở rộng được thị phần của ngân hàng .

+ Chất lượng của hoạt động TTQT\ Đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT, mức độ sai sót, mức độ áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, quy chế, quy trình trong TTQT, mức độ rủi ro trong kinh doanh đối ngoại.

1.2.3.6 Nguồn nhân lực

Năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực được thể hiện ở hai mặt: số lượng vào chất lượng lao động.

Số lượng lao động: số lượng lao động đủ để mở rộng mạng lưới, phục vụ khách hàng. Tuy nhiên về sổ lượng cần có sự “cần” và “đủ”, nghĩ là cần có sự so sánh giữa số lượng lao động và hiệu quả lao động, năng suất lao động, cũng như khối lượng công việc để đưa đến một con số hợp lý.

Chất lượng lao động: Là trình độ của lao động, không chỉ là trình độ được đào tạo về chuyên môn mà còn cả trình độ giải quyết vấn đề thực tế linh hoạt không máy móc, kỹ năng mềm tốt. Thanh toán quốc tế là một hoạt động đặc thù, và hàm chứa nhiều rủi ro do đó đòi hỏi cán bộ TTQT phải có trình độ cao, về chuyên môn, ngoại ngữ, có khả năng nắm bắt và kinh nghiệm thực tế tích lũy qua nhiều năm.

1.2.3.7 Trình độ kỹ thuật công nghệ

trang bị các trang thiết bị, máy móc và các chương trình phần mềm tối ưu thì

là một thiếu sót rất lớn. Việc trang bị công nghệ trong ngân hàng là vô cùng quan trọng để cạnh tranh lẫn nhau. Đặc biệt trong hoạt động TTQT thì kỹ thuật công nghệ cần càng phải được quan tâm hơn, vì đặc thù phải làm việc với nhiều đối tác nước ngoài, cũng như các ngân hàng nước ngoài, cần phải có trình độ khoa học kỹ thuật tương ứng để có thể hợp tác một cách dễ dàng

hơn, cũng như tăng tốc độ và hiệu quả xử lí công việc, mang tính nhanh chóng và chính xác an toàn cao, giảm chi phí trung gian, tăng năng suất, tăng

hiệu quả quản lý, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tạo nên tính cạnh tranh cho

ngân hàng.

1.2.3.8 Mạng lưới ngân hàog đạỉ lý thực hiện thanh toán

Để thực hiện hoạt động TTQT thì mỗi ngân hàng cần phải mở rộng quan hệ đại lý của mình ở nước ngoài để thuận tiện hơn trong quá trình thanh toán. Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm giải quyết công việc ngay tại một nước, một địa phương trong khi ngân hàng chưa có chi nhánh tại nước hay địa phương đó. Mạng lưới đại lý ngân hàng không chỉ giúp cho việc thanh toán được thanh toán hơn mà còn giúp giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, thông qua các đại lý của mình ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ ủy thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT, và có thể tìm được nhiều thương vụ cao hơn để gia tăng doanh số của hoạt động. Do đó mạng lưới ngân hàng đại lý cũng đánh giá một phần nào năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đối với chỉ tiêu này cũng cần đánh giá về cả số lượng và chất lượng.

1.2.3.9 Uy tín thương hiệu - Mức độ nhận biết thương hiệu

Tâm lý của người tiêu dùng luôn là yếu tố sống còn đối với mọi doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của người tiêu dùng mang lại. Và một trong nhưng yếu tố để người tiêu dùng quyết định lựa chọn ngân hàng cung ứng dịch vụ cho mình chình là uy tín của doanh nghiệp đó. Vì khi có uy tín và thương hiệu trên thị trường nghĩa là

ngân hàng cùng với các sản phẩm mà ngân hàng cung ứng đã được thị trường công nhận, được số đồng người tiêu dùng công nhận về chất lượng của hoạt động, nên người tiêu dùng sẽ yên tâm lựa chọn hơn.

Với chỉ tiêu này có thể đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với ngân hàng..

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của Khóa luận đã giải quyết được các vấn đề sau:

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về năng lực hoạt động TTQT của cácNHTM. Phân tích năng lực hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu trên cơ sở đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động TTQT.Phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hoạt động TTQT của NHTM.

Những vấn đề lý luận ở chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng năng lực hoạt động TTQT của Ngân hàng Quốc tế VIB được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG Lực HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w