Kỉến nghị đấỉ vói Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 75)

Một là, chính sách thương mại có tác động vô cùng to lớn tới công tác xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Rõ ràng là, một chính sách thương mại thường xuyên thay đổi sẽ khiến các doanh nghiệp bị động trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến công tác xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và hoạt động TTQT của ngân hàng. Chính vì vậy, ổn định chính sách thương mại là một nền tảng hết sức quan trọng giúp hoạt động TTQT phát ừiển.

Mặt khác, như đã phân tích ở trên, do cán cân thương mại của Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt dẫn đến sự thâm hụt cán cân TTQT từ đó gây ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ làm ảnh hưởng đến công tác TTQT của ngân hàng. Tuy rằng chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng giảm song cải thiện cán cân thương mại vẫn là một giải pháp vô cùng quan trọng để tạo nguồn ngoại tệ dồi dào phục vụ cho hoạt động TTQT. Do đó, song song với việc ổn định chính sách thương mại, cần hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng khuyến khích xuất khẩu và quản lý chặt chẽ nhập khẩu. Muốn vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần phối hợp với các bộ, ban ngành có liên quan cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại với các thị trường lớn như Trung Quốc, các nước ASEAN, các nước EU...

- Khai thác có hiệu quả những lợi thế về tài nguyên, đất đai, con người... để giảm giá thành xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh với hàng hóa trong khu vực và trên thế giới.

- Có chính sách đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng xuất khẩu những mặt hàng đã qua chế biến.

- Thực hiện một số chính chính sách khuyến khích hàng xuất khẩu thông qua các công cụ quản lý vĩ mo như thuế xuất khẩu, trợ giá...

- Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng và những mặt hàng

mà trong nước đã sản xuất được như hàng điện tử, ô tô, xe máy nguyên chiếc...

Hai là, cần quy định cụ thể địa vị pháp lý cùa Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương, NHNN trong việc giải quyết các vụ việc cạnh tranh. Cho đến nay, có thể nói hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh đã tương đối hoàn thiện, như Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh; Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh... Trên cơ sở các quy định này, Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ thực hiện việc thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, triển khai các chương trình phồ biến pháp luật, tham vấn và giải đáp các vướng mắc liên quan đến Luật Cạnh tranh giúp các NH định hình chiến lược kinh doanh phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên chương trình phối hợp giữa Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công thương với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lại chưa cụ thể. Nên Cục Quản lý cạnh tranh cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng, nhanh chóng xây dựng quy trình điều tra hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế đặc biệt này theo hướng đàm bảo vừa thuận lợi cho Cục Quản lý cạnh tranh điều tra vừa phải bảo đảm bí mật hoạt động của các NH để tránh xảy ra phản ứng dây chuyền toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 75)