mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2014có nhiều khởi sắc, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, việc quy định hạn chế đối với các đối tượng cho vay nhập khẩu của Nhà nước đã gây không ít khó khăn cho hoạt động thanh toán XNK nói chung. Tuy nhiên, với những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực chất lượng cao, hoạt động thanh toán XNK của VIB vẫn duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ và nằm trong nhóm những NHTM cổ phần hàng đầu về hoạt động TTQT . Trong năm, VIB cũng triển khai các chương trình tín dụng tập trung cho xuất khẩu và tăng cường giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thanh toán tới khách hàng thông qua việc tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực, quảng bá dịch vụ tài trợ thương mại. Kết quả là, năm 2014 doanh số thanh toán XNK qua VIB đạt gần 1.5 tỷ USD. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của VIB trải rộng trên
khắp các thị trường Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Châu Âu...
Nhằm phát huy tốt vai trò trung gian trong thanh toán xuất nhập khẩu, năm 2014 mặc dù gặp nhiều khó khăn, VIB vẫn duy trì được doanh số mua bán ngoại tệ ở mức xấp xỉ 65,7tỷ VND. VIB cũng đã đa dạng hóa nhiều sản phẩm và triển khai nhiều giải pháp để khai thác các nguồn ngoại tệ nhằm thực hiện đúng các cam kết thanh toán, đảm bảo ngoại tệ cho các khách hàng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế.
2.1.3.1. về doanh số thanh toán quốc tế
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh số thanh toán quốc tế tại VIB giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: triệu USD
■Doanh số TTQT
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB từ năm 2012-2014)
Doanh số TTQT của VIB tăng mạnhvới tốc độ trungbình 30%/năm, điều này là ngân hàng không ngừng đầu tư mạnh mẽ vào dịch TTQT. Hiệu quả hoạt động TTQT cũng tốt hơn, thể hiện số lượng hoạt động TTQT tăng nhanh trong những năm qua và doanh thu do hoạt động TTQT mang lại nhiều hơn.
Biểu đồ2.2 : kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: triệu USD
kim ngạch XNK
■kim ngạch XNK
(Nguồn : Tổng cục thống kê từ năm 2012-2014)
Từ biểu đồ trên ta thấy doanh số TTQT của VIB tăng một phần không nhỏ là kim ngạch XNK tăng rất nhanh. Chúng ta có thể thấy rõ qua việc so sánh doanh số TTQT của VIB với kim ngạch XNK của cả nước.Qua biểu đồ ta thấy: tốc độ kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm là rất cao, thể hiện tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy tiên tốc độ tăng của kim ngạch XNK trung bình chỉ là 15%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh số TTQT của VIB điều này có thể là do cạnh tranh gay gắt từ những NHTMCP khác nhưng chất lượng dịch vụ của VIB đã không ngừng được nâng cao để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Doanh số thanh toán XNK của VIB cũng tăng đảng kể cả về thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu
*) Thanh toán hàng xuất khẩu
Thực tế cho thấy rằng tỷ trọng phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu đang có xu hướng tăng lên trong hoạt động TTQT tại VIB cũng như
các ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam, đặc biệt là trong thanh toán hàng xuất.
Biểu đồ2.3: Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong thanh toán hàng xuất tại VIBgiai đoạn 2012-2014
Đơn vị %
■nhờ thu XK Hchuyen tiền XK HLC XK
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của VIB 2012 — 2014& tính toán của tác giả)
Nhìn vào đồ thị , ta có thể thấy rằng xu hướng sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền trong thanh toán hàng xuất khẩu tại VIB trong những năm qua có xu hướng tăng rõ rệt, nếu năm 2012 chỉ vào khoảng 46,5% trong tổng doanh số thanh toán thì năm 2013 và 2014 lần lượt là 48% và 50,8%, còn phương thức thanh toán bằng L/C thì bị giảm trong khi phương thức thanh toán bằng nhờ thu có chiều hướng tăng lên rõ rệt từ 7,8% trong năm 2012 lên đến 9,35% vào năm 2014.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hàng hóa xuất khẩu cùa Việt Nam có luồng chảy tới những thị trường đã phát triển ở mức độ cao (thị trường EU và Bắc Mỹ), yêu cầu về chất lượng hàng hóa rất khắt khe vì vậy
phía nhà nhập khẩu thường nhận được hàng rồi mới quyết định trả tiền; ngoài ra một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mới tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu (vốn ít, uy tín chưa có trên thị trường) vì vậy muốn bán được hàng hóa thì phải chấp nhận những yêu cầu của phía nước ngoài, do đó phương thức chuyển tiền và nhờ thu được sử dụng là chủ yếu.
*) Thanh toán hàng nhập khẩu
Biểu đồ 2.4 : Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong thanh toán hàng nhập tại VIB2012-2014
Đơn vị %
■Nhờ thu NK Hchuyen tiền HLC NK
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của VIB 2012 — 2014& tính toán của tác giả)
Tương tự như đối với hàng xuất thì xu hướng sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền trong thanh toán hàng xuất khẩu tại VIB trong những năm qua có xu hướng tăng nhẹ,năm 2014 thì tỷ trọng của chuyển tiền tăng 2% chiếm hơn 50% trong tổng các phương thức thanh toán, còn phương thức thanh toán bằng L/C thì bị giảm trong khi phương thức thanh toán bằng nhờ thu có chiều hướng tăng lên nhưng tỷ trọng nhờ thu của hàng nhập chỉ chiếm một phần nhỏ, điều này là do khách hàng Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ
nước ngoài về thì đa số phải thanh toán theo hình thức L/C hoặc trả trước bằng chuyển tiền nên tỷ trọng nhờ thu khá thấp.
2.1.3.2 về cơ cấu thị phần
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu thị phần TTQT của các NHTM năm 2014
Đơn vị %
(Nguồn: tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả)
Hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay đều tham gia vào thị trường cung ứng dịch vụ TTQT nhưng thị phần hoạt động chủ yếu vẫn thuộc về một số NHTM lớn và có bề dày kinh nghiệm trong cung ứng dịch vụ này, đặc biệt là những ngân hàng nước ngoài. Thị phần của VIB chiếm khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 5% nhưng ngân hàng này đang nỗ lực không ngừng để cải thiện vị thế, từ đó tăng thị phần TTQT của mình thành một trong số những ngân hàng tốp đầu cung ứng TTQT
2.1.3.3 Về rủi ro trong thanh toán quốc tế
Tình hình rủi ro trong TTQT của các NHTMVN được biểu hiện trên các nội dung chủ yếu, như tồn đọng vốn trong thanh toán; kéo dài thời hạn thanh toán, nợ quá hạn, mất vốn, bị bắt lỗi chứng từ, hoặc gặp phải những đối tác không có thiện chí hay thậm chí có ý đồ lừa gạt... những biểu hiện rủi ro
này được biểu hiện trên tất cả các nội dung hoạt động của TTQT, như: rủi ro trong khâu phát hành L/C; rủi ro trong khâu thông báo L/C; rủi ro trong khâu xác nhận L/C; rủi ro trong khâu chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa và rủi ro trong khâu đòi tiền cũng như khi trả tiền.
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn trong TTQT của VIB giai đoạn 2012-2014
Đơn vị %
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của VIB 2012 — 2014& tính toán của tác giả)
Đồ thị cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong TTQT tại VIB. Nợ quá hạn có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này là do thị trường giá cả biến động mạnh, sự thiếu ổn đinh của tỷ giá hối đoái cộng với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc buôn bán với nước ngoài cũng như việc thanh toán L/C với các ngân hàng. Tỷ lệ này vẫn có thể tiếp tục tăng lên nếu người nhập khẩu không có khả năng hoặc không muốn thanh toán, và như vậy rủi ro tài chính vẫn luôn tiềm ẩn cùng với sự phát triển của hoạt động TTQT và vẫn là mối đe dọa lớn đối với hiệu quả hoạt động của toàn ngành ngân hàng cũng như đối với riêng ngân hàng Quốc tế VIB, nếu số nợ quá hạn đó không được thu hồi và trở thành nợ khoanh, nợ khó đòi.