Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75)

Thứ nhất, cần có những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán XNK Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành, Ngân hàng Nhà nước cần phải có các văn bản dưới luật hướng dẫn các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. cần phải có văn bản quy đinh mối quan hệ về nghĩa vụ,

trách nhiệm, quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhà nhập khảu và các ngân hàng tham gia sừ dụng các phương thức thanh toán quốc tế trên cơ sở luật quốc gia.

Thứ hai, hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi cung cấp các loại ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trường này của NHNN, vừa là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTMVN mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh, vừa là cở sở cho việc hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam.

Hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế cho nên việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chưa phát triển, do đó doanh nghiệp rất khó khăn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho mình. Trong thời gian qua khi có hiện tượng USD lên giá thì tâm lý chung của các doanh nghiệp là găm giữ ngoại tệ chứ không muốn bán ra cho ngân hàng. Việc hoàn thiện thi trường ngoại hối sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm thực hiện các giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ và do đó cung cầu ngoại tệ sẽ cân bằng, tạo điều kiện cho các NHTM duy trì nguồn ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

NHNN cũng cần chú trọng điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt mà đặc biệt là chính sách tỷ giá và lãi suất để tạo nên sự ổn định cho nền kinh tế. Chênh lệch tỷ giá giữa tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường. Doanh nghiệp không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng vì tỷ giá mua vào của ngân hàng quá thấp so với thị trường tự do, còn ngân hàng cũng không muốn bán ngoại tệ cho doanh nghiệp vì phải bán với tỷ giá bán ra thấp hơn trên thị trường. Như vậy, trong một thời gian dài nhiều doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu thực sự đã rât khó khăn khi tìm kiếm nguồn ngoại tệ để thanh toán. Điều này đã dẫn dến nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh khi nhiều doanh nghiệp có nhu cầu về ngoại tệ mà khả năng đáp ứng của ngân hàng thì

có hạn. Tuy nhiên, ngân hàng có thực sự không đủ ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế hay không thì chỉ có các ngân hàng mới có thể đưa ra được câu trả lời chính xác nhât.

Bên cạnh đó, NHNN cần phải triển khai đồng bộ các biện pháp tăng cường chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ của NHTM , đại lý thu đổi ngoại tệ, hạn chế hoạt động của thị trường “chợ đen”. Tăng cường kiểm tra, thanh tra mua, bán USD với tỷ giá ngoài biên độ cho phép, áp dụng các biện pháp chống găm giữ ngoại tệ một cách họp lý kêt hợp tăng cường công tác tuyên truyền, giảithích để hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ.

Thứ ba, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). Hơn 10 năm qua, hệ thống ngân hàng không ngừng được củng cố và phát triển góp phần tích cực vào những thành tựu chung của công cuộc đổi mới, nổi bật là đẩy lùi lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng tiền thanh toán. Tuy nhiên, nó vẫn còn những tồn tại riêng của nó, đó là chất lượng hoạt động thấp kỹ thuật lạc hậu, các nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn quá đơn điệu, hầu như chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng, nhưng hoạt động này được quy định rất chặt chẽ. Ngân hàng Nhà nước cần phải tháo gỡ những vướng mắc, thiếu sót về mặt thể chế để trao cho hệ thống NHTMVN quyền tự chủ nhằm thích ứng hơn với cơ chế thị trường. Trong quá trình tiến hành hoạt động, cho phép ngân hàng thương mại áp dụng phương thức nào được coi là phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng.

Đa dạng hóa, cung ứng các dịch vụ trọn gói, mở rộng thị trường trong và ngoài nước là xu thế phát triên hiện nay của các ngân hàng trên thế giới. Vì vậy, để không bị tụt hậu, nganh Ngân hàng Việt Nam cần phải nhanh chóng tháo gỡ những rào cản làm chậm tiến trình phát triển và hội nhập.

Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu, theo đó là hoạt động thanh toán quốc tế ở nước ta ngày càng tăng. Kết quả này có được là do sự hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã có những quy định pháp lý phù hợp thông lệ quốc tế hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và cho hoạt

động thanh toán quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, các quy định nằm rải rác ở các văn bản luật hoặc dưới luật khác nhau, chưa có hệ thống thống nhất và chặt chẽ. Chính vì vậy, ừong một số trường họp khi có tranh chấp giữa các bên liên quan, giữa phía Việt Nam với phía nước ngoài hoặc giữa các bên Việt Nam với nhau rất khó tìm ra căn cứ chuẩn xác để xử lý. Chúng ta cũng cần xây dựng quy chế riêng hướng dẫn về thanh toán quốc tế, những quy định này không chỉ riêng cho ngân hàng, mà còn liên quan đến nhiều cơ quan hữu quan như Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam... Do đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhằm tạo ra tính nhất quán trong việc ban hành, cũng như áp dụng và thi hành. Quy chế này không nên đối nghịch với thông lệ và tập quán trong thanh toán quốc tế, nhưng phải phù hợp với các bộ luật của Việt Nam, có tính đến đặc thù về kinh tế - xã hội và môi trường đầu tư của nước ta. Đặc biệt là hệ thống văn bản pháp ý cho hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu cần phải có những quy định cụ thể, chi tiết cho việc điều chỉnh nghiệp vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan về chiết khấu hối phiếu... để một mặt, có thể giảm bớt các vụ tranh chấp. Mặt khác, khi đã có tranh chấp xảy ra thì đã có những căn cứ pháp lý để điều chỉnh, giải quyết.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống thanh toán quốc tế nói riêng, NHNN cũng cần đi trước trong việc hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ trong các nghiệp vụ của minh.

3.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng

Một là, các doanh ngiệp cần có cán bộ chuyên trách, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và TTQT, phải am hiểu về pháp luật ừong thương mại quốc tế đồng thời có khả năng ngoại ngữ tốt. Muốn vậy cần phải có kế hoạch đào tạo cụ thể và dài hạn cho đối tượng này. cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương, am hiểu phong tục, tập quán và pháp luật của nước có quan hệ ngoại thương. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ

thanh toán quốc tế cũng là một yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh năng lực chuyên môn và khả năng làm việc.

Hai là, các doanh nghiệp cần đề cao yếu tố trung thực trong kinh doanh đối với bạn hàng và ngân hàng. Khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng thương mại nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng, tuyệt đối không có tư tưởng làm ăn chụp giật, lừa đảo. Đối với ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ kỹ quỹ, thanh toán cho ngân hàng theo đúng cam kết đã ký, bên cạnh đó cần phối hợp với ngân hàng khi phát sinh những tình huống ngoài dự kiến nhằm tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra những biện pháp khắc phục.

Ba là, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi lập bộ chứng từ cần chứ ý đáp ứng đẩy đù theo quy định của nhờ thu về số lượng, loại chứng từ cũng như các chi tiết trong chứng từ để tránh việc bị lỗi chứng từ dẫn đến việc bị tổn ỉhất về tài chính hoặc bị từ chối thanh toán. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu khi nhận được bộ chứng từ từ phía ngân hàng cần nhanh chóng kiếm tra tính phù hợp và chính xác của bộ chứng từ để tránh xảy ra những tranh chấp phát sinh sau khi đã giao nhận hàng hóa và thanh toán.

Bốn là, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch và dự phòng những rủi ro có thế xuấ hiện trong quá trình giao dịch và dự trù các phương án xử lý để có thể ứng phó nhanh và kịp thời với các tình huống thực tế.

Năm là, đối với phương thức nhờ thu hối phiếu trơn: Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hóa đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng không thể khống chế người nhập khẩu được. Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp cỏ quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu.

Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thể

nhận hàng rồi mà không chịu ừả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán. Ngân hàng chi làm trung gian đơn thuần, thu được tiền hay không ngân hàng cũng thu phí, ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu bên nhập không thanh toán. Vì vậy nếu là người xuất khẩu ta chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ...

Sáu là, đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc ủy thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hóa để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy mà phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu tron. Đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền và nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tùy thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được đảm bảo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của Khóa luận đã giải quyết một số nội dung cơ bản sau: +Đưa ra những định hướng phát triển của hệ thống NHTMVN trong thời kỳ hội nhập.

+Từ những định hướng đó, Khóa luận đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực TTQT bằng phương thức nhờ thu của VIB ừong thời kỳ hội nhập.

+Thông qua các giải pháp đã đưa ra, đồng thời chương 3 cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, đối với Ngân hàng Nhà nước, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mong muốn đóng góp vào việc nâng cao năng lực TTQT bằng phương thức nhờ thu để VIB đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN

Ngày nay, xu hướng của khách hàng là chuyển sang phương thức nhờ thu, đặc bỉệt là ở Việt Nam, khi mà các doanh nghiệp đã trưởng thành hơn thì phương thức L/C không còn phù hợp nữa vì nó tốn kém về chi phí lại mất thời gian, Trong khi đó, nhờ thu lại nhanh hơn, rẻ hơn vì thế được khách hàng ưa chuộng hơn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, VIB đang tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu. Với việc sử dụng tống hợp các phương pháp nghiên cứu và bám sát đối tượng, phạm vi nghiên cứu, luận vẫn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về năng lực hoạt động TTQT của các NHTM: khái niệm, vai trò của hoạt động TTQT đối với chính bản thân ngân hàng và đối với nền kinh tế; các công cụ cạnh tranh, khái niệm và các chỉ tiêu đo lường năng lực TTQT bàng phương thức nhờ thu của VIB;các nhân tố tác động đến năng lực TTQT bàng phương thức nhờ thu của NHTM.

Thứ hai, phân tích thực trạng TTQT bằng phương thức nhờ thu, tập trung phân tích nghiên cứu một cách khách quan và toàn diện về thực trạng TTQT bằng phương thức nhờ thu, và xem xét thực trạng nàng lực TTQT bằng phương thức nhờ thu của VIB qua hệ thống chỉ tiêu đo lường. Từ phân tích thực trạng để chi ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân cơ bản của hạn chế trong năng lực TTQT bằng phương thức nhờ thu của VIB, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê, 2013.

2. Tài liệu học tập Tài trợ thương mại Quốc tế, Học viện Ngân hàng, tháng 8 năm 2013.

3. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, 2012.

4. Báo cáo thường niên năm 2012, 2013, 2014 của VIB 5. Báo cáo hoạt động TTQT của VIB 2012 — 2014 6. Các websites:

http://www.gso.gov.vn https://vib.com.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75)