Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 60)

2.3.2.1. Han chế

Bên cạnh những kết quả mà VIB đạt được vẫn còn những hạn chế như:

Thứ nhất, năng lực tài chính của VIB đã được gia tăng nhưng nếu so sánh với các Ngân hàng nước ngoàithì vẫn còn rất hạn chế. Điều đó có nghĩa là VIB phải đổi phó với nguy cơ tụt hậu rất xa về quy mô vốn chủ sở hữu trong hệ thống NHTM khi mà Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường ngân hàng.

Thứ hai, doanh số và thị phần TTQT chưa tương xứng với tiềm năng TTQT. Trong thời gian vừa qua, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh trong hoạt động TTQT. Tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng TTQT của nền kinh tế. Bên cạnh đó,VIB vẫn chưa tận dụng được hết ưu thế “sân nhà” để có thể gia tăng doanh số và thị phần TTQT của mình.

Thứ ba, tình trạng khan hiếm ngoại tệ vẫn xảy ra trong hệ thống VIB dẫn đến việc các ngân hàng không có đủ vốn ngoại tệ để cung ứng cho nền kinh tế.

Thử tư, công nghệ thanh toán tuy được đổi mới cơ bản song vẫn chưa kịp được với các tiến bộ công nghệ thế giới. Các dịch vụ TTQT và chuyển tiền hiện đại còn chưa thực sự thuận lợi, còn mất nhiều thời gian của khách hàng. Trong thời gian vừa qua, hệ thống ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghệ không được đầu tư đồng bộ mà manh mún nên hiệu quả sử dụng không cao. Tính không ổn định của công nghệ cũng khiến cho rủi ro rất cao.

Thứ năm, về nhân lực đội ngũ nhân viên ngày càng được trẻ hóa song không khỏa lấp được lỗ hổng thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT - một lĩnh vực đòi hỏi sự hiểu biết sau rộng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ. Bên canh đó, việc đãi ngộ lương thưởng và thu hút nhân tài trong lĩnh vực TTQT chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám, những người thực sự có tài trong lĩnh vực TTQT.

Thứ sáu, sản phẩm dịch vụ TTQT đa dạng, nhưng chưa có chiều sâu và canh tranh được với NHNNg. VIB mặc dù đã nghiên cứu và tung ra các sản phẩm tiện ích đáp ứng được hầu hết các nhu cầu phát sinh của khách hàng, mức phí rẻ hơn rất nhiều so với NHNNg nhưng khách hàng lại không sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng nội cung cấp. Có lẽ trong tinh hình hiện nay điều khách hàng quan tâm chính là vấn đề an toàn, chất lượng, điều mà VIB chưa thực sự mạnh.

Thử bảy, mô hình hỗn hợp trong hoạt động TTQT toàn hệ thống còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong công tác quản lý rủi ro tác nghiệp. Việc hạn chế rủi ro mới chi dừng lại ở việc tập trung thực hiện các báo cáo, xử lý rủi ro, chưa đưa ra một hệ thống các biện pháp đồng bộ nhằm giải quyết tận gốc rễ các rủi ro nảy sinh. Mô hình này vô hình đã làm giảm đi năng lực TTQT của VIB trong suốt thời gian vừa qua.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, chính sách thương mại chưa ổn định, gây khó khản cho ngân hàng. Có những mặt hảng năm nay cho phép nhập, nhưng năm sau lại không cho phép nhập nừa ỉàm cho các doanh nghiệp đã ký hợp đồng nháp khấu với nước doanh nghiệp. Vì vậy, trong từng giai đoạn nhất định, VIB có thể thừa hoặc thiếu hụt ngoại tệ để cung cấp cho nền kinh tế.

Thử hai, do tác động của các yếu tố như tâm lý tích trữ ngoại tệ do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, tình trạng đo la hóa. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu găm giữ, không bán ngoại tệ nên VIB không có đủ ngoại tệ để điều hòa cho nền kinh tế.

Thứ ba, với sự tham gia ngày càng sâu rộng của các NHNNg theo cam kết của Chính phủ với WTO, VIB có nguy cơ mất dần lợi thế về khách hàng truyền thống. Do hoạt động TTQT tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi cán bộ thực hiện phải giỏi ngoại ngữ, am hiểu luật pháp quốc tế và có nhiều kinh nghiệm. Chính vì thế đã có một lượng khách hàng truyền thống lựa chọn dịch vụ TTQT của các NHNNg.

Thứ tư, do yếu kém về trình độ, hạn chế về kinh nghiệm TTQT của các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Từ nền kinh tế độc quyền về ngoại thương, khép kín chỉ buôn bán với những nước Xã hội chủ nghĩa đến mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có có cơ hội thử sức trên một thương trường rộng lớn. Trướcnhững đối thủ là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm hàng trăm năm, các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam khó tránh khỏi những bỡ ngỡ. Do đó thường bị bất lợi về thỏa thuận, đàm phán những điều khoản của hợp đồng thương mại.

Thứ năm, do sự thiếu thông tin về đối tác kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn hạn chế. Do năng lực tài chính yếu kém như vậy nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng, do đó khi kinh doanh buôn bán với nước ngoài bị lừa đảo, thì thua lỗ liên quan trực tiếp tới chất lượng tín dụng, uy tín của ngân hàng.

Bên cạnh đó, thông tin về đối tác kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế, gây ra nhiều rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa.

Thứsáu, do chính hoạt động kinh doanh của khách hàng không được minh bạch. Sự cố tình vi phạm các cam kết với ngân hàng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể gây rủi ro cho các NHTM.

b) Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do nhận thức của một số nhân viên ngân hàng về vấn đề nâng cao năng lực TTQT bằng phương thức nhờ thu chưa cao. Vì vậy chưa tạo được áp lực cho đối tượng này nâng cao trình độ và hiểu biết về nghiệp vụ TTQT cũng như hệ thống luật pháp quốc tế có liên quan. Mặt khác, nghiệp vụ TTQT tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi cán bộ TTQT phải có nhiều kirih nghiệm thực tế trong xử lý tình huống. Ngoài việc đảm bảo an toàn trong giao dịch cho hoạt động của ngân hàng, cán bộ có kinh nghiệm sẽ tạo lòng tin cho khách hàng bằng cách tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhất có thể

Thứ hai, VIB vẫn chưa thực sự chú trọng đến chính sách, chiến lược phát triển trong hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu. Do vậy, đôi khi chiến lược và phương hướng hoạt động TTQT chỉ được xây dựng trong thời gian ngắn hạn nên ngân hàng thường bị động khi gặp các tình huống bất thường dân đên rủi ro. Vê chính sách sản phẩm mới, VIB vẫn chưa chú trọng đến công tác marketing để quàng bá cho các sản phẩm dịch vụ mới của mình. Các hoạt động marketing cũng chưa được tiến hành một cách có tổ chức và hệ thống. Việc xúc tiến các hoạt động này nhằm mang đến nhiều thông tin cho khách hàng đối với sản phẩm và làm gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nâng cao năng lực hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu là xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế, từ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng mong muốn có một phương thức ngày càng nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Là điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm tăng khả năng cung ứng dịch vụ TTQT, tạo ra nguồn thu cho ngân hàng đồng thời tạo được môi trường thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng. Chương 2 của luận văn bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

+Khái quát thực trạng hoạt động TTQT tại VIB

+Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu tại VIB

+Đánh giá thực trạng năng lực hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu tại VIB với yêu cầu của quá trình hội nhập cũng như tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó để tiếp tục phát huy, nâng cao năng lực hoạt động TTQT bằng phương thức nhờ thu , góp phần phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đa năng và hội nhập một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 3 :GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU ĐỐI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w