Thực trạng hoạtđộng huyđộng vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu 0635 hoạt động huy động vốn tại NHTM CP quân đội chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 102)

Chi nhánh Ninh Bình

2.2.3.1. Mức tăng trưởng quy mô huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Ninh Bình giai đoạn 2016-2018

Để đánh giá chất lượng của hoạt động huy động vốn của một NHTM, thông thường quy mô huy động vốn sẽ là tiêu chí được đánh giá đầu tiên. Mở rộng quy mô vốn huy động cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng cho vay của ngân hàng. Kết quả của công tác huy động vốn được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng vốn huy động được qua các năm. Nếu ngân hàng có quy mô vốn huy động lớn nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm thấp thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng đó vẫn chưa thực sự tốt và cần phải có những biện pháp cải thiện. Chính vì vây, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của NHTM cần ổn định nhằm giúp ngân hàng đạt được thế chủ động trong chiến lược phát triển của mình về lâu dài. Đồng thời, các con số về quy mô vốn và tốc độ tăng trưởng được NHTM công bố sẽ đóng vai trò trong việc tạo niềm tin đối với khách hàng và thể hiện được khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực ngành.

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Vốn huy động VNĐ 3.616 95,1% 4.046 94,8% 4.587 94,2 % Vốn huy động ngoại tệ 186 4,9% 222 5,2% 282 5,8% Cộng 3.802 100% 4.268 100% 4.869 100%

Để có được cái nhìn tổng quan về hoạt động huy động vốn của MB Ninh Bình, chúng ta có thể quan sát thông qua biểu đồ dưới đây:

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.5. Tổng nguồn vốn huy động của MB Ninh Bình giai đoạn 2016-2018

Tổng nguồn vốn huy động của MB Ninh Bình tới hết năm 2018 đạt 4.869 tỷ đồng, tăng 1.067 tỷ so với năm 2016. Năm 2017, chi nhánh huy động được 4.268 tỷ đồng, tăng 12,3% tương ứng 466 tỷ đồng so với năm 2016. Trong khoảng thời gian 1 năm này, hoạt động huy động vốn của MB Ninh Bình có được những kết quả tích cực một phần nguyên nhân tới từ việc huy động được nguồn vốn từ các doanh nghiệp trên địa bàn. Năm 2017 là năm chi nhánh có tốc độ tăng trưởng dư nợ ấn tượng, một phần dư nợ này được đảm bảo bằng HĐTG của khách hàng doanh nghiệp, đa số các hợp đồng tiền gửi này đều có thời gian gửi từ 1 năm trở lên, vì vậy điều này vừa đảm bảo tốc độ tăng vốn huy động vừa đảm bảo được tỷ lệ nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 14,1%. Để có được tốc độ tăng trưởng này, MB Ninh Bình đã cố gắng trong việc ký kết thỏa thuận hợp với nhiều tổ chức sự nghiệp nhà nước tiêu biểu là Bảo hiểm xã hội Ninh Bình, Cục thuế tỉnh Ninh Bình và Cục hải quan tỉnh Ninh Bình. Đây chính là các tổ chức có lượng tiền gửi tại các ngân hàng lớn. Từ đó, các doanh nghiệp hiện đang duy trì quan hệ tín dụng với chi nhánh đều thực hiện việc thanh toán nghĩa vụ

tài chính của mình thông qua kênh thanh toán của MB. Mặt khác, thông qua việc ký kết thỏa thuận hợp tác với các tổ chức trên, MB Ninh Bình còn có được nguồn thu từ phí thu hộ. Dự kiến trong năm 2019, MB Ninh sẽ tiếp tục triển khai hình thức này và cố gắng đạt được thỏa thuận trong sự hợp tác đối với Điện lực tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, kết quả của năm 2018 cũng một phần có được là nhờ vào nguồn vốn huy động thông qua hình thức tiết kiệm online và sự phát triển của hoạt động bán bảo hiểm.

2.2.3.2. Cơ cấu tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Ninh Bình giai đoạn 2016-2018

Cơ cấu vốn theo loại tiền:

Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp không còn chỉ gói gọn kinh doanh trong các tỉnh thành Việt Nam mà còn quan hệ mua bán với các đối tác nước ngoài và hoạt động thanh toán với nước ngoài đều phải thực hiện qua ngân hàng. Vì vậy, để đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng, ngân hàng cần có một lượng ngoại tệ nhất định với đa dạng các loại tiền. Bên cạnh việc huy động vốn bằng VNĐ (huy động vốn nội tệ) thì MB Ninh Bình còn thực hiện hoạt động huy động vốn bằng các đồng tiền USD, EUR, JPY... (gọi chung là huy động vốn ngoại tệ). Chi tiết về loại tiền huy động của chi nhánh được thể hiện thông qua bảng biểu dưới đây:

Bảng 2.3. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tiền gửi không kỳ hạn 574 15,1% 653 15,3% 755 15,5% Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12

tháng 1.65 0 43,4% 1.79 7 42,1% 2.073 42,6% Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 1.57 8 41,5% 1.81 8 42,6% 2.041 41,9% Tổng 3.80 2 100% 4.26 8 100% 4.869 100%

Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo loại tiền của MB Ninh Bình giai đoạn 2016-2018

Giống như hầu hết các Ngân hàng thương mại hiện nay cũng như các chi nhánh của MB, tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ của MB Ninh Bình chiếm tỷ trọng rất nhỏ mà chủ yếu lượng vốn huy động đều đến từ đồng nội tệ VND. Trong cả 3 năm của giai đoạn 2016-2018, lượng vốn huy động VNĐ chủ yếu chiếm trên 90% tổng nguồn vốn. Tỷ trọng vốn huy động bằng đồng ngoại tệ năm

2016 là 4,9%, năm 2017 là 5,2% và năm 2019 là 5,8%. Lý giải cho điều này là do từ 28/09/2015, theo quy định của NHNN, việc huy động vốn bằng USD bị áp mức lãi suất 0% mà USD hiện đang là động ngoại tệ phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, việc thu hút kiều hối từ trong dân cư gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Người dân nắm giữ ngoại tệ đa số sẽ không gửi tiền tại ngân hàng do đó lượng tiền huy động ngoại tệ chủ yếu đến từ các doanh nghiệp. Đây là phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế chiếm chủ yếu nên cần phải duy trì số dư tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn ngoại tệ nhưng tốc độ tăng trưởng lượng vốn ngoại tệ của MB Ninh Bình vẫn tăng dần qua các năm. Năm 2017 tăng 0,3% và năm 2018 tăng 0,6%. Kết quả này có được là vì trong 2 năm gần

đây, chi nhánh tập trung mở rộng khách hàng FDI. Sự phát triển của khu công

nghiệp Gia Viễn kéo theo việc hình thành của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ như mở L/C, thanh toán L/C, thanh toán TTR, D/A, D/P... Vì thế, khách hàng luôn duy trì một lượng ngoại tệ nhất định tại chi nhánh, đồng thời việc thực hiện ký quỹ để mở L/C cũng mang tới một lượng vốn ngoại tệ nhất định. Ngoài ra, hiện nay, MB đang thực hiện tài trợ cho một vài doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong đó nội bật là Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao - một doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh nông sản của cả nước. Nguồn ngoại tệ từ nước ngoài của các công ty kinh doanh nông sản về tài khoản MB Ninh Bình tương đối đều với khối lượng lớn. Đây cũng chính là một yếu tố giúp chi nhánh có sự tăng trưởng về lượng vốn ngoại tệ trong các năm qua.

Cơ cấu vốn theo kỳ hạn

Ngân hàng TMCP Quân đội hiện nay đang đưa ra rất nhiều sản phẩm tiền gửi đa dạng với nhiều đối tượng khách hàng dân cư, người lớn tuổi, quân nhân, doanh nghiệp....). Dựa trên các sản phẩm đã được thông qua, lượng vốn huy động của MB Ninh Bình được phân chia theo kỳ hạn như sau:

Bảng 2.4. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

■ Tiền gửi không kỳ hạn ■ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

■ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo loại kỳ hạn của MB Ninh Bình giai đoạn 2016-2018

Khi phân theo kỳ hạn thì nguồn vốn huy động được chia thành tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng (tiền gửi ngắn hạn) và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (tiền gửi trung và dài hạn). Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi tại tài khoản thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền ký quỹ (thông thường là của các doanh nghiệp phụ vụ hoạt động bảo lãnh và mở L/C). Với đặc thù là lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn tương đối thấp nên loại tiền gửi này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 15%) trong tổng nguồn vốn của MB Ninh Bình. Cũng với đặc điểm lãi suất thấp nên MB Ninh Bình luôn tìm cách cố gắng tăng cường huy động lượng tiền gửi không kỳ hạn và đã có kết quả là sự tăng trưởng từ 574 tỷ đồng năm 2016 lên 755 tỷ đồng năm 2018. Trong năm 2019 với dự án mở rộng các tiện ích trên ứng dụng ngân hàng điện tử của MB, dự kiên và việc tiếp tục triển khai chính sách Payroll (cho các doanh nghiệp vay tín chấp thanh toán chi trả lương vào tài khoản của nhân viên mở tại MB), dự kiến số lượng tài khoản thanh toán mở mới và lượng vốn huy động của tiền gửi không kỳ hạn sẽ được tăng lên.

Tiền gửi có kỳ hạn của MB Ninh Bình gồm tiền gửi của cá nhân và của các tổ chức, doanh nghiệp. Nguồn tiền gửi này chiếm khoảng 85% tổng nguồn vốn của chi nhánh. Đây là nguồn vốn chính được sử dụng phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, việc tỷ trọng lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng lên qua các năm 2016-2018 thì cũng đồng nghĩa với tỷ trọng lượng tiền gửi có kỳ hạn giảm dần. Nguyên nhân của sự thay đổi này là từ năm 2016 NHNN liên tục điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động dẫn tới gửi tiết kiệm không còn là kênh đầu tư nhiều hấp dẫn đối với người gửi tiền. Kết quả là tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn năm 2016 là 84,9%, năm 2017 là 84,7% và năm 2018 là 84,5%. Tuy nhiên, mặc dù tỷ trọng giảm nhưng tổng lượng vốn huy động lại tăng dần, cụ thể năm 2016 lượng tiền gửi có kỳ hạn đạt 3.228 tỷ đồng và sang năm 2018 con số này tăng thêm 886 tỷ đồng đạt 7.114 tỷ đồng.

Về cơ cấu, tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung dài hạn của MB Ninh Bình luôn có tỷ trọng tương đương nhau. Năm 2016, tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn là 43,4% và tiền gửi trung dài hạn là 41,5%. Năm 2017, việc huy động vốn trung dài hạn có sự tăng trưởng ấn tượng dẫn tới tỷ trọng này thay đổi với tiền gửi ngắn hạn đạt 42,1% và tiền gửi trung dài hạn đạt 42,6%. Lý giải cho điều này là do trong năm 2017, MB Ninh Bình đã thành công trong việc huy động được nguồn vốn từ 2 nhóm Khách hàng là nhóm Khách hàng Nam Phương và nhóm Khách hàng Xuân Thành. Là 2 nhóm khách có quan hệ tín dụng lâu năm với MB Ninh Bình, trong năm 2017, 2 nhóm khách hàng đã thực hiện gửi tiền với kỳ hạn trên 1 năm để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại chi nhánh. Sang năm 2018, với sự xuất hiện của 2 ngân hàng mới trên địa bàn là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và Ngân hàng TMCP Đông Phương, sự cạnh tranh trên hoạt động huy động vốn ngày càng trở lên khốc liệt. Hai chi nhánh ngân hàng mới thành lập tại Ninh Bình đều là các chi nhánh đưa ra mức lãi suất huy động tiền gửi trên 12 tháng rất hấp dẫn, do đó tỷ trọng tiền gửi trung dài hạn của MB Ninh Bình trong năm 2018 giảm xuống 41,9% trên tổng nguồn vốn huy động. Để khắc phục điều này, trong kế hoạch hành động năm 2019, ban lãnh đạo chi nhánh Ninh Bình đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mại theo lộ trình để hấp dẫn khách hàng tới gửi tiền.

Cơ cấu vốn theo khách hàng

Tại MB Ninh Bình, khách hàng được phân loại thành nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp lớn. Vì vậy, khi phân chia nguồn vốn theo khách hàng, ta cũng sẽ phân loại theo nguồn vốn của 3 phân khúc khách hàng trên.

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn huy động theo khách hàng

Huy động vốn KHCN 2.821 74,2 % 3.205 75,1% 3.632 74,6% Huy động vốn KHDN vừa và nhỏ 506 13,3% 491 11,5% 609 12,6% Huy động vốn KHDN lớn 475 12,5 % 572 13,6% 623 12,8% Cộng 3.802 100 % 4.268 100% 4.869 100%

■ Huy động vốn KHCN ■ Huy động vốn KHDN vừa và nhỏ ■ Huy động vốn KHDN lớn

Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo khách hàng của MB Ninh Bình giai đoạn 2016-2018

Giống như các NHTM khác, MB hiện nay đang hướng dần về mô hình tập trung bán lẻ, hướng tới các dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, vì vậy mà không khó hiểu khi 3/4 lượng vốn huy động đều là tiền gửi của MB Ninh Bình đều đến từ khách hàng cá nhân. Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân năm 2016 đạt 2.821 tỷ đồng chiếm 74,2%. Năm 2017, con số này tăng lên 3.205 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng 75,1%. Tuy nhiên số liệu năm 2018 lại cho thấy tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân giảm xuống chỉ còn 74,6%. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của VPBank và OCB với mức lãi suất mà 2 ngân hàng này đưa ra cao hơn so với mức lãi suất của MB Ninh Bình. Vì vậy, một lượng không nhỏ khách hàng các nhân trên địa bàn đã chuyển sang gửi tiền tại 2 ngân hàng trên. Trong năm 2019, để thu hút được lượng khách là là dân cư trên địa bàn, MB Ninh Bình hiện đang áp dụng những gói tiết kiệm đi cùng khuyến mãi về bảo hiểm, hoặc thực hiện xin trình hội sở tăng lãi suất huy động thêm từ 0,2%/năm trở lên đối với các khách hàng cá nhân có số dư tiền gửi từ 1 tỷ trở lên nhằm có thể cạnh tranh lãi suất với các nhân hàng khác.

Bên cạnh đó, với mục tiêu phân tán rủi ro, MB Ninh Bình cũng chú trọng tới việc huy động vốn từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp bao gồm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp lớn. Năm 2016, tỷ trọng vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 13,2% còn từ khách hàng doanh nghiệp lớn là 12,5%. Sang năm 2017, với sự thành công trong việc huy động được nguồn vốn tới từ 2 nhóm Khách hàng Nam Phương và nhóm Khách hàng Xuân Thành thuộc nhóm Khách hàng doanh nghiệp lớn, tỷ trọng vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp lớn tăng lên 13,6% (đạt 572 tỷ đồng) do đó tỷ trong huy động vốn của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm xuống 11,5% (đạt 491 tỷ đồng). Năm 2018, nguồn vốn huy động của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn vẫn cao hơn của nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên khoảng cách đã được rút ngắn. Cụ thể, vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp lớn năm 2018 đạt 623 tỷ đồng tương đương 12,8% còn vốn huy động từ nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 609 tỷ đồng tương đương 12,6%.

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1.Chi chi phí trả lãi 220,14 261,20 310,40

2. Chi phí hoạt động 3,42 3,84 4J4

2.1 Chi phí quản lý 2,71 2,95 3,00

2.2 Chi phí marketing 0,48 0,68 0,93

Trong tương lai, MB Ninh Bình tiếp tục duy trì định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ, vì vậy, chiến lược kinh doanh của chi nhánh là cạnh tranh về mặt dịch vụ để thu hút khách hàng cá nhân từ các ngân hàng đối thủ. Việc tập trung phát triển các tiện ích của apps MB Bank cũng là hướng tới mục tiêu này. Khi so sánh với các ngân hàng Vietinbank hay BIDV thì ứng dụng ngân hàng điện tử của MB có ưu thế vượt trội hơn, tuy nhiên khi so về lãi suất huy động thì MB chưa thể cạnh tranh với SHB, VPBank hay OCB. Do đó để kéo được nguồn vốn từ trong dân cư, MB Ninh Bình chủ trương với từng khách hàng cụ thể chi nhánh sẽ áp dụng những cách thức khách nhau. Đối với khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng yêu cầu rất cao về tốc độ xử lý giao dịch, MB Ninh sẽ nâng cao nghiệp vụ của các nhân viên phục vụ nhóm khách hàng này nhằm thỏa mãn được khách hàng. Riêng đối với nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng rất quan tâm tới lãi suất, MB Ninh Bình đưa ra các

Một phần của tài liệu 0635 hoạt động huy động vốn tại NHTM CP quân đội chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w