Mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0697 kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định: "Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín

dụng được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc hoặc tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại hội sở chính tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng. Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát và chịu sự chỉ đạo của Ban Kiểm soát". Trên thực tế có các mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ

tại các ngân hàng như sau:

- Theo mô hình tập trung chức năng KTNB thuộc về Trụ sở chính. Cơ cấu

tổ chức kiểm toán nội bộ được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của NHTM do Uỷ Ban Kiểm soát ban hành và HĐQT NHTM phê duyệt. Bộ máy KTNB gồm: Trưởng Ban KTNB; Phó trưởng ban, Trưởng phòng kiểm toán nội bộ (theo các nội dung/ tính chất công việc) và các KTVNB. Trưởng ban KTNB do Ban Kiểm soát chỉ định, và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Ban Kiểm soát về các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán. Đồng thời Trưởng phòng/Ban KTNB thiết lập mối quan hệ làm việc và báo cáo công việc hàng ngày với Ban điều hành. KTVNB làm việc tại các bộ phận kinh doanh cần báo cáo lên trưởng bộ phận kiểm toán khu vực trực thuộc ban KTNB tại trụ sở chính thay vì báo cáo cho cán bộ phụ trách bộ phận kinh doanh đó. Để thực hiện công việc kiểm toán, các KTVNB sẽ phải xuống các chi nhánh và đơn vị phụ thuộc. Việc này có thể sẽ tốn thời gian, chi phí và đòi hỏi KTVNB phải có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình hoạt động thực tế tại chi nhánh/bộ phận được kiểm toán.

- Theo mô hình phân tán chức năng kiểm toán nội bộ có thể nằm ở các chi

nhánh, hoặc đơn vị phụ thuộc của NHTM. Cán bộ kiểm toán có thể thuộc biên chế của chi nhánh hoặc hội sở chính. Mô hình này có thể khắc phục được những hạn chế của mô hình tập trung như tiết kiệm thời gian, không gian và chi phí kiểm toán; việc hiểu biết và nhận diện rủi ro tại đơn vị có thể sâu sắc và kịp thời, tạo thuận lợi cho quá trình lập kế hoạch kiểm toán. Mặt hạn chế chủ yếu của mô hình này là sự độc lập của cán bộ kiểm toán có thể bị ảnh hưởng. Điều này vi phạm quy tắc đạo đức của KTNB.

- Theo mô hình hỗn hợp chức năng kiểm toán nội bộ có thể tập trung tại Trụ sở chính (mô hình tổ chức tập trung) nhằm duy trì tính độc lập của cán bộ kiểm toán. Tại các chi nhánh bộ phận KTNB có thể hoạt động (mô hình phân tán), nhưng biên chế của các cán bộ này lại thuộc về Trụ sở chính để tách biệt chức năng KTNB với công việc hàng ngày của chi nhánh. Điều này có thể khắc phục được hạn chế của hai mô hình trên, nhưng đòi hỏi các NHTM phải thiết lập các chính sách và quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động KTNB phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và

hoạt động ngân hàng.

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức kiểm toán nội bộ theo mô hình hỗn hợp

Nguồn: Vũ Thùy Linh, 2014, Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.

Sơ đồ trên thể hiện mô hình tổ chức KTNB hỗn hợp bao gồm cả bộ phận KTNB tập trung tại hội sở đồng thời có bộ phận KTNB tại các chi nhánh, đơn vị kinh doanh. Ngoài ra, ở những ngân hàng lớn yêu cầu Ban KTNB phải có thêm phòng phát triển KTNB và phòng Đảm bảo chất lượng kiểm toán nhằm đưa ra phương pháp luận và bảo đảm rằng các bộ phận tác nghiệp tuân thủ với phương pháp luận này.

Năm

Phương pháp tiếp cận 2000 2002 2004

Định hướng rủi ro (RBA) 40 72 89

Định hướng hệ thống báo cáo tài chính 23 7 1

Một phần của tài liệu 0697 kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w