• Phân tách phòng ban chuyên môn: Cơ cấu tổ chức hiện tại của kiểm toán
nội bộ đã đáp ứng đủ yêu cầu đối với kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng, tuy nhiên trong tương lai gắn với sự phát triển của hoạt động tín dụng tại các đơn vị kinh doanh, các sản phẩm cho vay sẽ đa dạng hơn, ngoài hoạt động cho vay và bảo lãnh các đơn vị có thể phát triển thêm phát hành thư tín dụng L/C, bao thanh toán hay phát hành thẻ tín dụng, vì vậy Ban kiểm toán nội bộ nên chia ra các phòng ban chuyên trách về nghiệp vụ mà cụ thể là phòng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng và phòng kiểm toán hoạt động còn lại.
• Bổ sung nhân sự cho bộ phận kiểm toán miền Nam: mặc dù đã được thành
lập từ năm 2015 nhưng vì lực lượng ít chưa đủ để thực hiện một cuộc kiểm toán riêng lẻ đối với hoạt động tín dụng nên cần bổ sung nhân sự kịp thời để bộ phần kiểm toán miền Nam có thể chủ động trong công tác kiểm toán các chi nhánh khu
vực phía Nam. Hạn chế điều động nhân sự từ hội sở chính để tiết kiệm chi phí và nguồn lực KTNB.
• Xây dựng chiến lược dài hạn về nhân sự: công tác kiểm toán nội bộ muốn
đảm bảo đuợc chất luợng thì yếu tố con nguời luôn làm một yếu tố then chốt. Nhung công tác tuyển dụng tại Ban kiểm toán nội bộ vẫn chỉ mang tính chất ngắn hạn, thiếu thì tuyển bổ sung. Do kiểm toán nội bộ nói chung và đối với hoạt động tín dụng nói riêng luôn đòi hỏi một thời gian làm việc nhất định để KTVNB có thể nắm bắt đuợc quy trình, quy định về hoạt động tín dụng cũng nhu những vi phạm đòi hỏi phải có kinh nghiệm để đánh giá nên để có đuợc đội ngũ KTVNB dày dạn kinh nghiệm đáp ứng đuợc sự phức tạp của kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng thì Truởng ban KTNB cần phải có một chiến luợc dài hạn hợp lý để có nhiều nhân sự chủ chốt gắn bó lâu dài với ban KTNB để có thể thực hiện và đào tạo kiểm toán viên nội bộ hoạt động tín dụng.
• Có chế độ đãi ngộ riêng và hơp lý: ban KTNB cần có chế độ đãi ngộ hợp lý
phù hợp với tính chất công việc thuờng xuyên phải đi công tác, tiến tới xây dựng bộ chỉ số KPI đánh giá kết quả làm việc của nhân viên để có thuởng phạt hợp lý. Hơn thế nữa để đảm bảo tính độc lập, luơng thuởng của Ban KTNB không nên chịu sự chi
phối của kết quả kinh doanh cũng nhu của Ban điều hành mà nên có cơ chế riêng.
• Quan tâm hơn đến công tác đào tạo: hoạt động tín dụng là một hoạt động
tiềm ẩn nhiều rủi ro, và các vi phạm thì càng ngày một khó phát hiện hơn, chính vì thế KTVNB luôn phải yêu cầu trau dồi kỹ năng nghiệp vụ hơn nữa. Các giải pháp ở đây là: thuờng xuyên tổ chức các buổi đào tạo để cập nhật kiến thức về hoạt động tín dụng, về pháp luật, về chuyên môn kiểm toán nội bộ, kỹ năng kiểm toán; thuê các chuyên gia, hoặc tham gia các lớp học để cập nhật các quy định của ngân hàng nhà nuớc cũng nhu thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ đặc biệt đối với những KTVNB chua có nhiều kinh nghiệm; khuyến khích KTVNB tham gia thi để lấy chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia (VACPA) hoặc chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ của IIA; tổ chức các cuộc thi nội bộ tăng cuờng tính tự giác nâng cao năng lực của KTV.
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp tiếp cận của kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụngHiện tại, Ban KTNB Bắc Á đã chú trọng đến phương pháp định hướng rủi ro,