Theo Quyết định số 718/2012/QĐ-HĐQT-Bacabank quy định về tổ chức và hoạt động của ban kiểm toán nội bộ, tại điều 16 có nói rõ phương pháp kiểm toán nội bộ là phương pháp “định hướng theo rủi ro”. Điều này cho thấy, Hội đồng quản trị đã ý thức được việc áp dụng phương pháp tiên tiến cũng như đáp ứng được yêu cầu của các văn bản pháp luật hiện hành về kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng là phương pháp định hướng theo rủi ro.
Theo đó, KTNB cần tập trung nguồn lực, để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao. Và để xác định được đơn vị nào có mức độ rủi ro cao thì ít nhất mỗi năm một lần KTNB cần đánh giá, phân loại rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của ngân hàng TMCP Bắc Á. Hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á, khả năng xảy ra những rủi ro đó. Dựa trên những đánh giá về tác động, khả năng xảy ra các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp. Từ kết quả đánh giá rủi ro, Trưởng Ban
KTNB trình với Ban kiểm soát phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Trong đó những hoạt động, đơn vị được coi là rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt động, đơn vị có rủi ro thấp hơn. Đặc biệt, quy định cũng nhấn mạng việc thường xuyên cập nhật, thay đổi điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ dựa trên những kết quả đánh giá rủi ro theo các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á và sự thay đổi của rủi ro đi kèm.
Trên thực tế, hằng năm Trưởng Ban KTNB sẽ họp với các trưởng đoàn kiểm toán để đưa ra đánh giá rủi ro của các đơn vị cũng như các hoạt động của ngân hàng, từ đó kiến nghị kế hoạch kiểm toán trong năm lên Ban kiểm soát phê duyệt. Ngoài ra trước mỗi cuộc kiểm toán, ban KTNB sẽ luôn đánh giá lại rủi ro của các đơn vị và các hoạt động dựa trên các thông tin mới được cập nhật để xếp loại lại rủi ro của những đơn vị chưa được kiểm toán trong năm từ đó quyết định đơn vị có rủi ro cao hơn để tiến hành kiểm toán trước, và tập trung nhân sự thời gian vào những hoạt động có rủi ro hơn như là tín dụng, thanh toán hay phải kiểm toán toàn diện... Từ năm 2016, Ban Kiểm toán nội bộ với lực lượng nhân sự đầy đủ luôn duy trì mỗi chi nhánh được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo các rủi ro luôn được kiểm soát định kỳ. Kết hợp với việc khảo sát bằng bảng câu hỏi, học viên đã thu được kết quả thống kê như sau:
Khối quản lý rủi ro 0,0 0,0 72,2 27,8 Các đơn vị kinh doanh thông qua bảng hỏi 16,7 72,2 11,1 0,0 Từ xét đoán của bản thân bộ phận kiểm toán
Công cụ định lượng rủi ro tín dụng
Mức độ sử dụng (%) Không
bao giờ Ít khi
Thỉnh thoảng Thường xuyên Sử dụng ma trận rủi ro 100,0 Õõ õõ õõ Tính điểm rủi ro 88,9 11,1 Õõ Õõ
Bảng hỏi về rủi ro hoạt động tín dụng đối
với các đơn vị kinh doanh 72,2 27,8 0,0 0,0
Kết quả cho thấy ban KTNB Bacabank chủ yếu dựa trên nguồn thông tin lấy xét đoán của bản thân bộ phận KTNB, thông qua tự phân tích các dữ liệu từ hệ thống Core Banking cũng nhu các thông tin ngoài lề khác (với mức độ 61,1% sử dụng thuờng xuyên). Còn thỉnh thoảng mới sử dụng các thông tin lấy từ bộ phận quản lý rủi ro và rất ít khi sử dụng các thông tin lấy từ các đơn vị kinh doanh thông qua bảng câu hỏi. Từ cuối năm 2018, ban KTNB đã tiến hành gửi bảng câu hỏi để đánh giá về hệ thống kiểm soát tại chi nhánh làm căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2019. Tuy nhiên, kế hoạch vẫn chua dựa vào đây làm căn cứ chính và bảng câu hỏi vẫn còn sơ sài.
Bên cạnh đó, học viên cũng tiến hành khảo sát về các phuơng pháp đo luờng rủi ro mà đang đuợc sử dụng đã thu đuợc kết quả thống kê tại Biểu đồ 2.4. Cụ thể
tới 79% các KTVNB tại Bắc Á cho rằng phuơng pháp mà họ đang sử dụng để đo luờng rủi ro tín dụng tại các đơn vị là phuơng pháp định tính. Chỉ có số ít cho rằng vẫn có sử dụng phuơng pháp định luợng, thông qua các dữ liệu tổng hợp đuợc từ số liệu kế toán. Điều này cũng phản ánh thực tế rằng KTNB chủ yếu sử dụng các biện pháp đo luờng rủi ro định tính thông qua xét đoán chủ quan dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mà chua sử dụng các biện pháp đo luờng rủi ro định luợng nhu chấm điểm rủi ro hay ma trận rủi ro để phân loại thế nào là rủi ro cao, trung bình hay thấp một cách khoa học, có hệ thống. Qua phỏng vấn các vị trí truởng nhóm kiểm toán trở lên thì kế hoạch kiểm toán thuờng đuợc xây dựng mang tính toàn diện nghĩa là tất cả các đơn vị kinh doanh đều đuợc kiểm toán trong năm. Còn thứ tự thực hiện kiểm toán chủ yếu dựa trên kinh nghiệm xét đoán về rủi ro hoặc là thông tin rủi ro từ bộ phận quản lý rủi ro tín dụng hoặc từ nội bộ đơn vị kinh doanh cung cấp.
Biểu đồ 2.4: Các phương pháp đo lường rủi ro
Dựa vào kết quả khảo sát tại Bảng 2.6 có thể thấy công cụ định lượng rủi ro tại Ban KTNB Bắc Á sử dụng vẫn còn sơ sài, khi mà người được hỏi cho rằng họ chủ yếu đo lường rủi ro trên hai phương diện, khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng (66,7% số người được hỏi trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng) mà ít sử dụng các công cụ còn lại (100% không bao giờ sử dụng ma trận rủi ro, 88,9% không bao giờ tính điểm rủi ro và 72,2% không bao giờ dùng bảng câu hỏi về rủi ro hoạt động tín dụng). Hệ thống bảng câu hỏi mới được áp dụng ở một số đơn vị để xây dựng bảng câu hỏi hợp lý hơn. Còn việc đo lường rủi ro trên hai phương diện khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng thì chủ yếu vẫn dựa trên định tính về khả năng xảy ra của rủi ro cũng như mức độ tổn thất nếu xảy ra rủi ro mà chưa định lượng được.
Không bao giờ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
2.2.4. Thực trạng về quy trình kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngânhàng thương mại cổ phần Bắc Á