Thanh Oai ngày xưa là một vùng với rất nhiều làng nghề như nón lá làng Chuông, tương Cự Đà, giò chả Ước lễ, gạo Bồ nông Thanh Văn, quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác, xã Cao Viên, làng Bình Đà xã Bình Minh ngày xưa nổi tiếng cả nước với nghề làm pháo, nghề cơ khí ở làng Rùa xã Thanh Thùy. Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa phương. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà
Nội không xa nên Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển theo hướng Đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía nam với các khu đô thị như Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B...; dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên - Bình Đà...
Với những đặc điểm tự nhiên s n có Huyện Thanh Oai quyết tâm phát huy những lợi thế s n có để đẩy nhanh phát triển theo hướng bền vững, xây dựng huyện giàu mạnh, văn minh, hiện đại. Trong 10 năm qua kể từ khi sáp nhập với Hà Nội, kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010- 2015 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 9.714 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và phát triển nông nghiệp chất lượng hiệu quả bền vững. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10,27 triệu đồng/người/năm (năm 2010) lên đến 37,5 triệu đồng/người/năm (năm 201 ). Thu ngân sách nhà nước năm 2008 chỉ đạt trên 71 tỷ đồng thì đến cuối năm 201 đạt trên 960 tỷ đồng.
Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân không ngừng được nâng cao; các chế độ chính sách đền ơn đáp nghĩa được quan tâm thực hiện có hiệu quả. Nếu như năm 2008 huyện mới chỉ có14 trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay toàn huyện có 46/ 2 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 62,5%. Mạng lưới y tế cũng được củng cố, 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế…