Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 77 - 81)

Trong bối cảnh chung hiện nay, tình trạng trốn thuế, tránh thuế và các sai phạm về thuế còn khá phổ biến. Một nguyên nhân quan trọng của tình hình trên là do công tác tuyên truyền, công tác hỗ trợ NNT chưa được coi trọng đúng mức, chưa có định hướng rõ rệt, vẫn mang tính hình thức, lượng thông tin cung cấp còn ít ỏi, chưa đáp ứng được yêu cầu của NNT và xã hội, làm cho nhận thức và hiểu biết của người dân nói chung và người nộp thuế nói riêng về thuế còn hạn chế. Mặt khác, các chính sách thuế chưa ổn định, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, NNT không có hoặc chưa có điều kiện nắm bắt kịp thời, không biết hết các thủ tục và nghĩa vụ thuế của mình.

Do vậy, Chi cục thuế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho toàn dân triển khai mạnh mẽ công tác hỗ trợ NNT, phục vụ các tổ chức và cá nhân nộp thuế, đưa công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT thành một trong những khâu trọng tâm của ngành trong công tác quản lý hiện nay.

thức, cách tiếp cận khác nhau thông qua các phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, tờ rơi, sách hướng dẫn, trang điện tử ngành thuế, đài phát thanh, truyền hình, thông qua các chương trình thí điểm đưa pháp luật thuế vào giảng dạy trong các cấp học đường.

Nội dung đổi mới tuyên truyền hỗ trợ NNT bao gồm đổi mới cả nội dung và hình thức.

- Nội dung tuyên truyền: Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức, đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng làm cho mọi người hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan Thuế, của người nộp thuế và các tổ chức, các cá nhân trong xã hội trong việc cung cấp thông tin, phối hợp trong công tác quản lý thuế

Đổi mới nội dung hỗ trợ NNT từ nhu cầu hiểu biết pháp luật, chính sách thuế, giải thích làm rõ các quy trình, thủ tục về quản lý thuế, hỗ trợ NNT trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế, làm rõ nghĩa vụ và quyền lợi đích thực của người nộp thuế.

Hình thức hỗ trợ gồm có thể sử dụng gồm:

+ Cung cấp các văn bản pháp luật thuế, các tờ rơi mô tả ngắn gọn về các chính sách pháp luật thuế, các thủ tục hành chính thuế.

+ Tư vấn trực tiếp tại các trung tâm hỗ trợ ở cơ quan thuế các cấp. + Tư vấn, hỗ trợ thông qua mạng thông tin điện tử trong toàn quốc

+ Giải đáp các vướng mắc về thuế thông qua trung tâm điện thoại tự động.

- Tổ chức thực hiện tốt quy chế đối thoại để giải quyết kịp thời các vướng mắc của đối tượng nộp thuế, qua đó có chương trình cụ thể và thiết thực phục vụ cho NNT được tốt hơn. Luôn luôn tìm hiểu về sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế, mở đường dây điện thoại nóng để nhận biết kịp thời các thông tin phản ánh của NNT tránh tình trạng cán bộ thuế nhũng nhiễu gây phiền hà NNT.

- Mở hộp thư góp ý đối với cán bộ thuế tại trụ sở Chi cục và các đội thuế.

- Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đúng thẩm quyền các đơn thư khiếu tố của công dân.

Thực hiện mỗi cán bộ công chức thuế là một tuyên truyền viên về chính sách thuế nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong và ngoài ngành, tạo sự đồng thuận, đồng tình, ủng hộ của người nộp thuế và cộng đồng xã hội trong công tác quản lý thuế; tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách thuế; tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới các ban ngành, đoàn thể và người nộp thuế về chiến lược cải

cách hệ thống thuế giai đoạn 2020- 2025; thường xuyên thực hiện tốt công tác tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của NNT tại bộ phận một cửa; tổ chức các lớp tập huấn về chính sách mới, các hội nghị đối thoại với NNT nhằm giải đáp, trả lời các vướng mắc của NNT; nâng cao chất lượng giải đáp các chính sách thuế qua điện thoại, duy trì hệ thống đường dây nóng, mở rộng và nâng cao chất lượng hỗ trợ NNT ở tất cả các bộ phận, các khâu quản lý, thường xuyên duy trì hoạt động có hiệu quả của bộ phận một cửa tại cơ quan thuế.

Tiếp tục hoàn thiện trang thông tin của Tổng cục thuế trên trang Web với cơ sở dữ liệu đầy đủ, đường truyền tốc độ cao và ổn định, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể tra cứu pháp luật về thuế và trao đổi các thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời làm nền tảng cho việc kê khai thuế theo hình thức tự nguyện của người nộp thuế qua Internet.

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý nợ thuế hộ kinh doanh

Chi cục thuế cần tiến hành phân loại các đối tượng hộ kinh doanh để có biện pháp quản lý thu thuế phù hợp. Đối với các hộ kinh doanh có địa điểm cố định yêu cầu đảm bảo 100% các hộ thực tế có kinh doanh phải được đưa vào quản lý thu thuế, kể cả các hộ đã có giấy chứng nhận ĐKKD, đã có MST và các hộ chưa có giấy chứng nhận ĐKKD và chưa có MST. đối với các hộ kinh doanh không có địa điểm cố định, kinh doanh sáng, tối yêu cầu đội thuế phải phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương để nắm bắt địa chỉ thường trú của các hộ này để có cơ sở quản lý thu thuế. Trước mắt phấn đấu tối thiểu phải có trên 70% số hộ được đưa vào quản lý thu thuế và tỷ lệ này phải được nâng dần lên qua từng năm.

Bảng 3.1 Bảng phân loại đối tượng hộ quản lý thu thuế

STT Đối tượng quản lý Nội dung quản lý

1 HKD có địa điểm ổn định Quản lý tốt việc kê khai, kế toán thuế và quản lý thu nợ thuế

2 HKD không có địa điểm ổn định Quản lý tốt thông tin NNT, nhất là địa chỉ thường trú để đôn đốc thu thuế 3 Hộ đã đăng ký kinh doanh Quản lý tốt ngành nghề kinh doanh đã đăng ký và ngành nghề

đang kinh doanh

4 Hộ chưa đăng ký kinh doanh Quản lý tốt ngành nghề thực tế đang kinh doanh để phục vụ công tác thu thuế

5 Hộ khoán sử dụng hóa đơn Quản lý tốt việc sử dụng hóa đơn bán hàng và việc kê khai nộp thuế

6 Hộ nộp thuế khoán không sử dụng hóa đơn

Quản lý tốt việc điều tra doanh số, phấn đấu doanh số kê khai sát với doanh số thực tế

Tích cực đẩy mạnh các biện pháp thu nợ, rà soát lại các hộ trong địa bàn quản lý. Phối hợp với các ngành chức năng và UBND các xã-thị trấn để đôn đốc thu hồi nợ đọng của các hộ đang kinh doanh, hạn chế đến mức tối đa tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài. Tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh không chấp hành, hạch toán kế toán, lập hoá đơn chứng từ không trung thực với thực tế phát sinh nhằm mục đích trốn lậu thuế. đối với những hộ qua kiểm tra phát hiện vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, Chi cục thuế nên thông báo cho Chính quyền địa phương biết, đồng thời phải ấn định thuế theo kết quả kiểm tra đó. Mức thuế ấn định phải cao hơn mức thuế của những hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ để động viên những hộ kinh doanh thực hiện tốt và hộ kinh doanh thấy được lợi ích thực tế, không tái phạm. Chi cục thuế cần tăng cường phối hợp với các cơ quan hưu quan như Công an, Quản lý thị trường, các Ngân hàng... trong việc đôn đốc, thu hồi số thuế nợ đọng. Chi cục thuế cần giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế hàng tháng cho Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đồng thời cần cương quyết hơn nữa trong việc tổ chức cưỡng chế thu hồi nợ, nhất là các trường hợp cố tình nợ dây dưa, một mặt để thu được số thuế nợ đọng, mặt khác để răn đe các đối tượng khác tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Phối hợp các Đội chức năng thường xuyên đối chiếu số liệu của hộ kinh doanh nộp thuế xác định chính xác về số thực nợ thuế , nếu phát hiện có số nợ ảo thì lập biên bản chuyển Đội Kê khai kế toán thuế điều chỉnh. Lập danh sách chi tiết các hộ cá nhân còn nợ đọng tiền thuế để phối hợp đôn đốc nộp vào ngân sách nhà nước.

- Triển khai các biện pháp thu nợ và cưỡng chế thuế theo các điều khoản quy định trong luật quản lý thuế

- Xây dựng cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong việc áp dụng các biện pháp thu nợ thuế và cưỡng chế thuế: ngân hàng, tòa án…

- Rà soát đánh giá việc thực hiện quy trình nghiệp vụ về quản lý thu nợ thuế. Hoàn thiện thực hiện quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế. Xây dựng các chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế thuế, đồng thời xây dựng hệ thống hỗ trợ theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ

và cưỡng chế thuế

- Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn cán bộ thực hiện công tác quản lý thu nợ và phân cấp cán bộ theo mức chuyên gia. Đào tạo cán bộ theo kỹ năng của công tác thu nợ phù hợp với từng cấp quản lý và cơ chế quản lý đảm bảo cán bộ có đủ năng lực và hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 77 - 81)