Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác bảo trợ xã hội tại huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 40)

1.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hoạt động triển hai thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

- Nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện chính sách BTXH:

Về nguồn nhân lực: Số cán bộ của Phòng LĐ-TB&XH, trình độ chuyên môn, năm công tác,….);

Về nguồn kinh phí: chi trợ cấp hàng tháng, một lần cho đối tượng BTXH; chi hỗ trợ triển khai các hoạt động như bồi dưỡng tập huấn và đào tạo, thông tin tuyên truyền, văn phòng phẩm,…

- Đánh giá mức độ nhận biết của đối tượng/cán bộ chính sách BTXH về các nhóm chính sách BTXH đang được triển khai trên địa bàn huyện;

- Đánh giá mức độ tham gia của đối tượng/cán bộ đối với từng nhóm chính sách BTXH.

1.4.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện ết quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

- Xây dựng kế hoạch triển khai, bồi dưỡng, tập huấn và trao đổi kinh nghệm:

+ Về số lượng văn bản, hướng dẫn, tài liệu được ban hành, số lớp tập huấn, học hỏi kinh nghiệm, lượt người tham gia tập huấn, số lượng người tham gia tập huấn/lớp; + Về hội đồng x t duyệt cấp xã, cấp huyện được tham gia tập huấn, số lần được tham gia tập huấn;

+ Về đánh giá của đối tượng về cán bộ chính sách và nội dung các lớp tập huấn. - Phổ biến, tuyên truyền:

+ Số buổi hội nghị, triển khai được tổ chức;

+ Số lượng các văn bản hướng dẫn biểu mẫu, thông tư, nghị định,... được phát hành; + Đánh giá của đối tượng về nội dung, hình thức của thông tin tuyên truyền;

+ Đánh giá của cán bộ chính sách BTXH về nội dung, hình thức của thông tin tuyên truyền.

- Duy trì, điều chỉnh chính sách: Số lượng đối tượng được duy trì thực hiện, số lượng đối tượng đề nghị điều chỉnh bổ sung, sửa đổi, văn bản kiến nghị sửa đổi, những vướng mắc trong thực hiện chính sách,...

- Th o dõi, kiểm tra, đôn đốc: Kiểm tra bao nhiêu đơn vị/năm, kết quả thực hiện tốt hay chưa tốt, có những dấu hiệu sai phạm gì,...

- Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm: số lượng đối tượng hưởng chính sách, hưởng đúng, đủ; Biện pháp nào cần thực hiện nghiêm chỉnh, Mức trợ cấp của đối tượng, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chính sách,...

1.5. Kinh nghiệm và bài học thực tiễn về chính sách Bảo trợ xã hội

1.5.1. Chính sách bảo trợ xã hội của một số nước trên thế giới

- Chính sách bảo trợ xã hội ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước có điều kiện kinh tế phát triển và là một trong số quốc gia có hệ thống chính sách BTXH tương đối tốt và ra đời từ những năm 1950 và liên tục được hoàn thiện. Đối tượng hưởng lợi chính sách là những cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn, trong đó có NCT, NKT và trẻ m. BTXH được nhìn nhận là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách ASXH Nhật Bản. Chính sách TGXH ở Nhật Bản bao gồm chính sách trợ cấp bảo đảm thu nhập, chăm sóc y tế, chăm sóc giáo dục, hỗ trợ tạo việc làm và bảo đảm các điều kiện tiếp cận. Các chính sách BTXH được quy định trong luật phúc lợi xã hội, luật chuyên ngành. Tuy nhiên, để cân đối nguồn lực quốc gia trong dài hạn c ng như ngắn hạn thì BTXH được cụ thể thành các chương trình, kế hoạch phúc lợi xã hội.

Các chương trình dịch vụ phúc lợi xã hội cung cấp các dịch vụ trợ giúp; chương trình, chính sách đảm bảo thu nhập, bao gồm hệ thống BHXH hưu trí), TCXH cung cấp tài chính hàng tháng; chương trình giáo dục được thực hiện cả hai hình thức giáo dục hoà nhập và chuyên biệt; chương trình việc làm được áp dụng đối với người tàn tật; các chương trình hỗ trợ tiếp cận giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng công cộng, thông tin và truyền thông.

- Chính sách bảo trợ xã hội ở Malaysia

Malaysia là một quốc gia có nền kinh tế tương đối phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, mức sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân cư còn nhiều khác biệt, đặc biệt là nhóm đối tượng xã hội gặp hoàn cảnh khó khăn, người nghèo có thu nhập thấp rất cần sự trợ giúp của Nhà nước. Hệ thống chính sách BTXH của Malaysia tương đối phát triển và đa dạng. Chính phủ thực hiện các chính sách BTXH thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau, TCXH, hỗ trợ giáo dục, hỗ

trợ y tế, phục hồi chức năng lao động, hỗ trợ về văn hoá, hỗ trợ tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng. Trong đó, TCXH là một trong những nội dung chính sách quan trọng.

Đối tượng hưởng lợi của chính sách: NCT khó khăn, NKT, người có thu nhập thấp, không có việc làm; Tổ chức quản lý và thực hiện chính sách: các nhóm đối tượng khó khăn cần đến đăng ký ở cơ quan cung cấp chính sách cấp huyện, quận, nếu đối tượng đủ điều kiện thì được các cơ quan xác lập và hưởng trợ cấp, thanh toán các chi phí dịch vụ bằng thẻ tín dụng; Chế độ trợ cấp; Các dịch vụ công được quản lý và cung cấp bởi các cơ quan khác nhau đã bảo đảm vừa thuận lợi cho thực hiện, vừa bảo đảm chất lượng các loại hỗ trợ như Bộ các vấn đề phụ nữ, Gia đình và phát triển cộng đồng chịu trách nhiệm thực hiện TCXH đối với người khó khăn có thu nhập thấp; Bộ Giáo dục thực hiện chương trình miễn học phí cho trẻ m khó khăn, Bộ Y tế xây dựng chương trình cấp phát thực phẩm cho trẻ m suy dinh dưỡng,...

TCXH được xác định chưa phải là các giải pháp tối ưu nhất để giúp người dân thoát khỏi nghèo đói vì ngân sách nhà nước khó có thể đáp ứng cho việc thực hiện trợ cấp cho tất cả các nhóm dân cư sống dưới mức tối thiểu.

- Chính sách bảo trợ xã hội ở Pháp

Giải quyết một số vấn đề của xã hội mà hậu quả của phát triển kinh tế tạo ra một bộ phận dân cư bị bần c ng hóa; Được hình thành từ những năm 1945 vào cho đến tận cuối thập kỷ 70, Pháp đã ban hành Luật BTXH vào năm 1974, có ba cấp độ chính sách và giải pháp TGXH sau:

Thứ nhất là CTXH: Mục tiêu của chính sách là nhằm bảo đảm các nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm, quần áo, chỗ ở cho người có nhu cầu hỗ trợ. Đối tượng hưởng lợi chính sách bao gồm tất cả những người khó khăn. Phương thức kết hợp các tổ chức nhân đạo, tổ chức tôn giáo thực hiện hoặc Nhà nước trực tiếp cứu trợ cho cá nhân trong cộng đồng khi gặp khó khăn.

Thứ hai là BTXH:Nhà nước thực hiện trợ giúp y tế, giáo dục, tạo việc làm nhằm bảo đảm ASXH cho bộ phận dân cư khó khăn, Nhà nước chịu trách nhiệm bảo đảm ngân sách và hệ thống tổ chức thực hiện. Nguyên tắc BTXH là hướng tới bao phủ toàn dân và gắn các chế độ cứu trợ với các hoạt động trợ giúp cộng đồng nhằm phân phối lại thu nhập, b đắp tổn thất cá nhân.

Thứ ba là dịch vụ TGXH cộng đồng: Nhà nước khuyến khích và tạo cơ chế phát triển dịch vụ trợ giúp bằng cách phát triển hệ thống các trung tâm xã hội cộng đồng. Thực hiện các hoạt động đào tạo, kỹ năng chăm sóc, vận động sự tham gia của đối tượng, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc đối tượng. Nhà nước bảo đảm các điều kiện trung tâm hoạt động và chi trả chi phí.

1.5.2. Tình hình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội ở Việt Nam

1.5.2.1. Hệ thống tổ chức bảo trợ xã hội

- Ở trung ương: Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ-TB&XH, với các nhiệm vụ chính: Xây dựng cơ chế chính sách về BTXH; triển khai các chương trình, dự án BTXH trung ương; hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện; xây dựng và ban hành các tài liệu nghiệp vụ về BTXH; phối hợp với các cơ quan truyền thông Trung ương thực hiện chương trình thông tin truyền thông về BTXH.

- Cấp tỉnh/thành phố: ở tất cả các tỉnh/thành phố đều có các Trung tâm BTXH, Phòng BTXH trực thuộc Sở LĐ-TB&XH. Phòng BTXH tham mưu giúp Sở LĐ-TB&XH quản lý, tổ chức triển khai các chính sách BTXH trên địa bàn tỉnh.

- Cấp huyện/quận: ở các huyện có Phòng LĐ-TB&XH trực thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND quản lý, tổ chức triển khai các chính sách BTXH trên địa bàn huyện. - Cấp xã: Có Công chức văn hóa xã hội hay còn gọi là cán bộ LĐ-TB&XH) tham mưu giúp UBND quản lý, tổ chức triển khai các chính sách BTXH trên địa bàn xã.

1.5.2.2. Tình hình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

C ng với thực hiện các chính sách nói chung, chính sách BTXH c ng được hoàn thiện và đổi mới, đặc biệt từ giai đoạn đổi mới kinh tế năm 19 6. Hệ thống văn bản QPPL quy định cụ thể như Pháp lệnh người tàn tật, người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật người cao tuổi, Nghị định 55/1999, Nghị định 07/2000 về chính sách CTXH, Nghị định 67/2007 ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp đối với đối tượng BTXH, Nghị định 13/2010 sửa đổi bổ sung Nghị định 67/2007, Nghị định 28/2012 quy định chi tiết và hướng dân thi hành Luật người khuyết tật và nay là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Đến nay, chính sách BTXH đã được quy định trên 30 luật và pháp lệnh liên quan và trên 200 văn bản quy định của Chính phủ, Bộ, ngành hướng dẫn thực hiện chính sách

BTXH. Đặc biệt từ năm 2006 đến nay, mức chuẩn TCXH đã được điều chỉnh 4 lần từ mức 65.000đ/tháng lên mức 120.000đ/tháng và từ mức 120.000đ/tháng lên mức 1 0.000đ/tháng, hiện nay đang thực hiện mức 270.000đ/tháng, tăng 6 lần so với năm 2000. Mức trợ cấp đối với đối tượng nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội được điều chỉnh tăng từ 2 đến 4 lần mức chuẩn tùy theo từng đối tượng. Chính phủ đã thực hiện phân cấp cho các địa phương trong việc quyết định mức trợ cấp xã hội cụ thể cho từng đối tượng cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa phương trên nguyên tắc không được thấp hơn mức chuẩn trợ cấp tối thiểu do Nhà nước quy định.

Ngân sách thực hiện chính sách hằng năm c ng tăng tương xứng với tăng số lượng đối tượng và mức trợ cấp. Cụ thể tổng nguồn là 10 . 95 triệu đồng năm 2000 tăng lên trên 2000 tỷ vào năm 2009, tổng kinh phí thực hiện chính sách 10 năm là 10. 44.354 triệu đồng.

Năm 2010 cả nước có 1.439 ngàn người thuộc diện hưởng trợ cấp BTXH thường xuyên tại cộng đồng tăng gần 10 lần so với năm 2000 và khoảng 3,12 lần so với năm 2005,…; Số lượng TGĐX giai đoạn 2001 – 2010: 4.305 người chết, 3.737 người bị thương, 13 ngàn nhà đổ … với tổng nguồn lực giai đoạn này 2 0.243 tấn gạo và .5 3 tỷ đồng,… Cục Bảo trợ xã hội, năm 2010).

Th o Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội LĐ-TB&XH), tính đến cuối năm 2015, cả nước đã giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 2,643 triệu đối tượng. Trong đó: người cao tuổi trên 0 tuổi không có lương hưu 1.454 ngàn người; người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo 5 ngàn người; người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng 96 ngàn người; trẻ m mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng 45 ngàn trẻ; người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo 113 ngàn người; ngoài ra, còn khoảng 50 ngàn đối tượng khác. Kinh phí chi trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí mai táng cho các đối tượng khoảng 13 nghìn tỷ đồng/năm.

1.5.2.3. Một số mô hình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.

a. Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội

Quận Hoàng Mai là quận thuộc thành phố Hà Nội - trung tâm phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội, là một trong những quận được thành lập sau nên quận đã có những lợi thế, điều kiện về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

ASXH, gồm chính sách trợ cấp hàng tháng, đột xuất, chăm sóc y tế, chăm sóc giáo dục, hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ cho vay vốn… và đã có rất nhiều chính sách ưu đãi đặc th như nâng mức trợ cấp th o hệ số, hỗ trợ mai táng phí khi chết,...

Thực hiện các văn bản QPPL như NKT, NCT, trẻ m, Thành phố Hà Nội đã nâng mức TCXH hàng tháng đối với các đối tượng tại cộng đồng th o nghị định 136 từ 270.000đ/hệ số 1,0 lên 350.000đ/hệ số 1,0 và trích từ nguồn ngân của thành phố, từ đó cho thấy ngân sách của Thành phố khá dồi dào, nhiều nguồn hỗ trợ.

Trụ sở hành chính của Quận được bố trí hợp lý, rộng rãi và là quận thực hiện mô hình điểm cơ chế một cửa liên thông nên chính sách BTXH được đánh giá là quận thực hiện tương đối tốt từ cách tuyên truyền phổ biến triển khai, thực hiện, tiếp nhận và trả kết quả. Tất cả các thủ tục hành chính đều được thực hiện qua một cửa, mọi chính sách liên quan đến BTXH đều được phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể một cách hợp lý,...

Từ đó cho thấy để đảm bảo thực thi tốt chính sách BTXH, Quận Hoàng Mai đã bố trí đủ số lượng đội ng cán bộ trực tiếp làm chính từ cơ sở đến phòng chuyên môn, cán bộ tiếp nhận một cửa, sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành, đoàn thể, ngân sách, cơ chế,…

b. Thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh

Là một thành phố có nhiều lợi thể từ phát triển du lịch, dịch vụ nên có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội lớn mạnh.

Thành phố Hạ Long quan tâm đến vấn đề xã hội và đặc biệt quan tâm chính sách BTXH. Từ đó đã có những ưu đãi đặc th như nâng mức trợ cấp th o hệ số, MTP th o quy định tại nghị định 136 từ 270.000đ/hệ số 1,0 lên 300.000đ/hệ số 1,0 và MTP từ 3 triệu đồng lên 4 triệu đồng, trích lệ phí chi trả th o tỷ lệ trên tổng số tiền trợ cấp hàng tháng,… kinh phí từ nguồn ngân của thành phố. Các chính sách BTXH được thực hiện như: trợ cấp hàng tháng, đột xuất, chăm sóc y tế, chăm sóc giáo dục, hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ cho vay vốn,…

Các cơ quan hành chính được tập trung tại khu hành chính công của thành phố. Chính sách BTXH được đánh giá là thành phố thực hiện tốt từ cách tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến các tổ dân phố; triển khai, thực hiện, tiếp nhận và trả kết quả.

chính sách BTXH từ cơ sở đến phòng chuyên môn, cán bộ tiếp nhận một cửa, sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành, đoàn thể; ngân sách của thành phố dồi dào, cơ chế chính sách của thành phố thông thoáng,…

1.5.3. Bài học inh nghiệm cho thực hiện chính sách bảo trợ xã hội ở huyện Chi Lăng

Từ 2 mô hình của quận Hoàng Mai – TP Hà Nội và Thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh có thể rút ra bài học đối với huyện Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn như sau:

Thứ nhất: Tham mưu, đề xuất kiến nghị với UBND tỉnh Lạng Sơn nâng mức trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ MTP, tính lệ phí chi trả th o tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền trợ cấp chi trả hoặc trên tổng số đối tượng hưởng trợ cấp trên địa bàn xã.

Thức hai: Đảm bảo bố trí đủ số lượng biên chế th o đầu công việc để đảm bảo khối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác bảo trợ xã hội tại huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)