Chính sách bảo trợ xã hội của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác bảo trợ xã hội tại huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 43)

- Chính sách bảo trợ xã hội ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước có điều kiện kinh tế phát triển và là một trong số quốc gia có hệ thống chính sách BTXH tương đối tốt và ra đời từ những năm 1950 và liên tục được hoàn thiện. Đối tượng hưởng lợi chính sách là những cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn, trong đó có NCT, NKT và trẻ m. BTXH được nhìn nhận là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách ASXH Nhật Bản. Chính sách TGXH ở Nhật Bản bao gồm chính sách trợ cấp bảo đảm thu nhập, chăm sóc y tế, chăm sóc giáo dục, hỗ trợ tạo việc làm và bảo đảm các điều kiện tiếp cận. Các chính sách BTXH được quy định trong luật phúc lợi xã hội, luật chuyên ngành. Tuy nhiên, để cân đối nguồn lực quốc gia trong dài hạn c ng như ngắn hạn thì BTXH được cụ thể thành các chương trình, kế hoạch phúc lợi xã hội.

Các chương trình dịch vụ phúc lợi xã hội cung cấp các dịch vụ trợ giúp; chương trình, chính sách đảm bảo thu nhập, bao gồm hệ thống BHXH hưu trí), TCXH cung cấp tài chính hàng tháng; chương trình giáo dục được thực hiện cả hai hình thức giáo dục hoà nhập và chuyên biệt; chương trình việc làm được áp dụng đối với người tàn tật; các chương trình hỗ trợ tiếp cận giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng công cộng, thông tin và truyền thông.

- Chính sách bảo trợ xã hội ở Malaysia

Malaysia là một quốc gia có nền kinh tế tương đối phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, mức sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân cư còn nhiều khác biệt, đặc biệt là nhóm đối tượng xã hội gặp hoàn cảnh khó khăn, người nghèo có thu nhập thấp rất cần sự trợ giúp của Nhà nước. Hệ thống chính sách BTXH của Malaysia tương đối phát triển và đa dạng. Chính phủ thực hiện các chính sách BTXH thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau, TCXH, hỗ trợ giáo dục, hỗ

trợ y tế, phục hồi chức năng lao động, hỗ trợ về văn hoá, hỗ trợ tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng. Trong đó, TCXH là một trong những nội dung chính sách quan trọng.

Đối tượng hưởng lợi của chính sách: NCT khó khăn, NKT, người có thu nhập thấp, không có việc làm; Tổ chức quản lý và thực hiện chính sách: các nhóm đối tượng khó khăn cần đến đăng ký ở cơ quan cung cấp chính sách cấp huyện, quận, nếu đối tượng đủ điều kiện thì được các cơ quan xác lập và hưởng trợ cấp, thanh toán các chi phí dịch vụ bằng thẻ tín dụng; Chế độ trợ cấp; Các dịch vụ công được quản lý và cung cấp bởi các cơ quan khác nhau đã bảo đảm vừa thuận lợi cho thực hiện, vừa bảo đảm chất lượng các loại hỗ trợ như Bộ các vấn đề phụ nữ, Gia đình và phát triển cộng đồng chịu trách nhiệm thực hiện TCXH đối với người khó khăn có thu nhập thấp; Bộ Giáo dục thực hiện chương trình miễn học phí cho trẻ m khó khăn, Bộ Y tế xây dựng chương trình cấp phát thực phẩm cho trẻ m suy dinh dưỡng,...

TCXH được xác định chưa phải là các giải pháp tối ưu nhất để giúp người dân thoát khỏi nghèo đói vì ngân sách nhà nước khó có thể đáp ứng cho việc thực hiện trợ cấp cho tất cả các nhóm dân cư sống dưới mức tối thiểu.

- Chính sách bảo trợ xã hội ở Pháp

Giải quyết một số vấn đề của xã hội mà hậu quả của phát triển kinh tế tạo ra một bộ phận dân cư bị bần c ng hóa; Được hình thành từ những năm 1945 vào cho đến tận cuối thập kỷ 70, Pháp đã ban hành Luật BTXH vào năm 1974, có ba cấp độ chính sách và giải pháp TGXH sau:

Thứ nhất là CTXH: Mục tiêu của chính sách là nhằm bảo đảm các nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm, quần áo, chỗ ở cho người có nhu cầu hỗ trợ. Đối tượng hưởng lợi chính sách bao gồm tất cả những người khó khăn. Phương thức kết hợp các tổ chức nhân đạo, tổ chức tôn giáo thực hiện hoặc Nhà nước trực tiếp cứu trợ cho cá nhân trong cộng đồng khi gặp khó khăn.

Thứ hai là BTXH:Nhà nước thực hiện trợ giúp y tế, giáo dục, tạo việc làm nhằm bảo đảm ASXH cho bộ phận dân cư khó khăn, Nhà nước chịu trách nhiệm bảo đảm ngân sách và hệ thống tổ chức thực hiện. Nguyên tắc BTXH là hướng tới bao phủ toàn dân và gắn các chế độ cứu trợ với các hoạt động trợ giúp cộng đồng nhằm phân phối lại thu nhập, b đắp tổn thất cá nhân.

Thứ ba là dịch vụ TGXH cộng đồng: Nhà nước khuyến khích và tạo cơ chế phát triển dịch vụ trợ giúp bằng cách phát triển hệ thống các trung tâm xã hội cộng đồng. Thực hiện các hoạt động đào tạo, kỹ năng chăm sóc, vận động sự tham gia của đối tượng, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc đối tượng. Nhà nước bảo đảm các điều kiện trung tâm hoạt động và chi trả chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác bảo trợ xã hội tại huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)