Luận văn Thạc sỹ kinh tế: Phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội: Trường hợp tỉnh Bến Tr của tác giả Dương Xuân Hiền.
Luận văn nghiên cứu, phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bản tỉnh Bến Tr . Luận văn đánh giá, đề cập đến thực trạng, những thành công, bất cập về chính sách BTXH của Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bến Tr , như các nhóm, loại đối tượng hưởng trợ cấp ngày càng được mở rộng, mức trợ cấp được điều chỉnh ngày càng tăng, tuy nhiên mức trợ cấp cho các nhóm đối tượng còn quá thấp, mang tính bình quân. Một bất cập nữa là việc điều chỉnh mức trợ cấp còn chậm, chưa kịp thời so với các yếu tố khác như mức tiền lương, biến động của giá cả thị trường. Từ năm 2001 đến năm 2013 mức trợ cấp xã hội ở cộng đồng được điều chỉnh
tăng 6 lần từ 45.000 đồng, 120.000 đồng, 1 0.000 đồng và hiện nay 270.000 đồng/tháng, trong khi tiền lương tối thiểu thời gian này đã thay đổi 11 lần từ 144.000 đồng, 1 0.000 đồng, 210.000 đồng, 290.000 đồng, 350.000 đồng, 450.000 đồng, 540.000 đồng, 650.000 đồng, 730.000 đồng, 30.000 đồng, 1.050.000 đồng và hiện đang là 1.150.000 đồng), tăng gần 34 lần.
Luận văn đưa ra các giải pháp như: Điều kiện hưởng trợ cấp xã hội; nguồn kinh phí trợ cấp xã hội; Vận động sự tham gia công tác trợ cấp xã hội của toàn cộng đồng; Mở rộng mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội; Các chương trình đề án khác như: Đề án Phát triển nghề công tác xã hội; Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng; Chương trình quốc gia bảo vệ chăm sóc trẻ m.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công tác bảo trợ xã hội trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân và do đó kết quả tổ chức thực hiện chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố chủ quan và khách quan. Hệ thống tổ chức bảo trợ xã hội được chia thành 4 cấp: Trung ương, Cấp tỉnh, thành phố, Cấp quận, huyện, Cấp phường, xã. Tính đến nay, chính sách BTXH đã được quy định trên 30 luật và pháp lệnh liên quan và trên 200 văn bản quy định của Chính phủ, Bộ, ngành hướng dẫn thực hiện chính sách BTXH.
Để đánh giá hiệu quả công tác bảo trợ xã hội, 2 nhóm chỉ tiêu có thể được sử dụng đó là: Nhóm chỉ tiêu thể hiện hoạt động triển khai thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, và Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội. Việc đánh giá thực trạng công tác bảo trợ xã hội sử dụng các nhóm chỉ tiêu trên để tìm ra những tồn tại, hạn chế qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo trợ xã hội ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn là mục tiêu quan trọng của luận văn. Các nội dung đánh giá thực trạng công tác bảo trợ xã hội tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn sẽ được thực hiện ở Chương 2 sau đây.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN