Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu 0662 hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Tây Hồ được thành lập ngày 10/10/2008 được tách ra từ Chi nhánh gốc là BIDV Chi nhánh Hà Nội. Trụ sở hiện nay tại số 47 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.

Thời gian đầu mới thành lập CN có tổng số 55 cán bộ với dư nợ được bàn giao hơn 300 tỷ và số dư HĐV bằng 0, nền khách hàng hầu như không có, trình độ đội ngũ cán bộ từ chi nhánh gốc chuyển sang có nhiều bất cập, công tác quản trị điều hành quản lý rủi ro, phát triển khách hàng, tuân thủ các quy định của ngành còn chưa được thực hiện tốt dẫn đến sau 4 năm hoạt động của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, nền khách hàng mỏng.

Xác định chất lượng nền khách hàng là quan trọng, chi nhánh đã kiên quyết chấm dứt hợp tác với các khách hàng ẩn danh, kém hiệu quả, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tập trung phát triển các khách hàng mới hoạt động hiệu quả, trong đó có các Bộ ngành, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các quỹ như dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn Túy Loan của Bộ GTVT; là chi nhánh phục vụ hoạt động tiền gửi, quản lý vốn của BHXH Việt Nam; Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá Bộ y tế, quỹ sắp xếp và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Bộ tài chính, tập trung phát triển các khách hàng nhỏ và vừa các khách hàng ngoài quốc doanh kinh doanh có hiệu quả, các khách hàng thuộc khối an ninh quốc phòng, y tế, giáo dục.Với tinh thần quyết liệt, đổi mới dám nghĩ dám làm của tập thể cán bộ công nhân viên đã mang lại kết quả đáng khích lệ, tạo

đà phát triển cho các giai đoạn về sau của chi nhánh.

Đến giai đoạn 2015-2019, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được mục tiêu hoàn thành đề án tái cơ cấu trong đó thực hiện cấu trúc lại nền khách hàng mở rộng hợp tác quan hệ với nhiều khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, từng bước xử lý được những khó khăn tồn tại trong hoạt động, góp phần vào sự phát triển của BIDV.

2.1.2. Cơ cấu tồ chức

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được thể hiện tại hình 2.1 như sau:

Hình 2.1. Cơ cấu tồ chức của Chi nhánh

- Khối quan hệ khách hàng: Là khối gồm các phòng Khách hàng doanh nghiệp 1, Khách hàng doanh nghiệp 2 và phòng Khách hàng cá nhân 1, Khách hàng cá nhân 2, thực hiện chức năng nhiệm vụ là đầu mối tiếp cận, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa Ngân hàng với các Doanh nghiệp và cá nhân hộ gia đình để thực hiện các nghiệp vụ tư vấn, cung cấp sản tiền vay, tiền gửi, cung cấp dịch vụ thanh toán, ủy thác,kinh doanh ngoại tê ... và đề xuất các biện pháp để duy trì và phát triển bền vững các quan hệ với khách hàng.

- Khối quản lý rủi ro: Gồm Phòng Quản lý rủi ro thực hiện xem xét đánh giá lại các đề xuất có liên quan đến hoạt động tín dụng (hoặc hoạt động khác có thể có khả năng rủi ro cao), thực hiện các thủ tục để xử lý nợ xấu, đề xuất cấp tín dụng lên Hội sở chính khoản tín dụng vượt thẩm quyền xét duyệt tại Chi nhánh và công tác kiểm tra giám sát nội bộ.

- Khối tác nghiệp: Gồm phòng Quản trị tín dụng, Phòng Giao dịch khách hàng, trong đó bao gồm Bộ phận Quản lý và dịch vụ kho quỹ, thực hiện chức năng và nhiệm vụ tác nghiệp các nghiệp vụ giao dịch giữa Khách hàng và Ngân hàng thường ngày.

Phòng Giao dịch khách hàng có nhiệm vụ tác nghiệp, xử lý các giao dịch với khách hàng và các phòng nội bộ tại quầy.

Bộ phận quản lý và dịch vụ kho quỹ có chức năng nhiệm vụ cân dối tiền mặt trong quỹ, chi trả, nhận về các khoản tiền lớn, cung cấp các dịch vụ cho thuê quỹ két.

Phòng Quản trị tín dụng tập trung vào kiểm tra chứng từ giải ngân về tính hợp pháp, đầy đủ, hợp lệ theo phê duyệt tín dụng trước khi chuyển hồ sơ giải ngân đến bộ phận tác nghiệp cuối cùng là Phòng Giao dịch khách hàng để hoạch toán. Phòng Quản trị tín dụng là nơi lưu giữ hồ sơ tín dụng.

- Khối quản lý nội bộ: Gồm các phòng Tổ chức hành chính và phòng Kế hoạch tài chính, trong đó bao gồm cả Bộ phận Điện toán, thực hiện chức

năng nhiệm vụ chính là hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Phòng Tổ chức hành chính (TCHC) có chức năng nhiệm vụ là công tác văn phòng, quản lý tài sản, hành chính..., đầu mối tham mưu trong công tác tổ chức cán bộ và tiền lương của Chi nhánh.

Phòng Kế hoạch tài chính có chức năng nhiệm vụ chính là đầu mối phân khai kế hoạch kinh doanh, đánh giá, giám sát KHKD, đầu mối với BIDV để triển khai sản phẩn mới, quản lý chương trình mua bán vốn với HSC, tham mưu về các loại lãi suất và cơ chế áp dụng lãi suất, thực hiện công tác tổng hợp khác như thư ký, pháp lý, .; đồng thời tư vấn tham mưu về công tác tài chính, kế toán, thu nhập, lợi nhuận của Chi nhánh và hậu kiểm các giao dịch do các bộ phận tiến hành trước đó.

Bộ phận điện toán hỗ trợ về công nghệ thông tin và phần mềm để Chi nhánh hoạt động bình thường, ổn định, thực hiện các nhiêm vụ khác liên quan đến mạng và máy tính.

- Khối trực thuộc: Bao gồm các Phòng Giao dịch của chi nhánh. Phòng giao dịch thực hiện các nhiệm vụ huy động vốn, bán lẻ tín dụng và các sản phẩm bán lẻ khác, thực hiện chức năng thanh toán cho khách hàng nhưng ở quy mô vừa và nhỏ.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2019

- Huy động vốn:

Trong giai đoạn 2015-2019 , BIDV chi nhánh Tây Hồ có nhiều nỗ lực trong hoạt động nói chung, nổi bật là huy động vốn - đây là hoạt động truyền thống, cơ bản nhất của ngân hàng nhằm tạo dựng nguồn vốn dồi dào đáp ứng cho hoạt động của chi nhánh.

Năm 2015 huy động vốn của Chi nhánh là 15.808 tỷ đồng, tăng lên đến 17.318 tỷ đồng vào năm 2016, tuy nhiên huy động vốn năm 2017 giảm nhẹ, đạt 16.534 tỷ đồng đứng thứ 7/190 chi nhánh trong hệ thống BIDV và vẫn

Tiêu chí Năm 2016 so với năm 2015 Năm 2017 so với năm 2016 Năm 2018 so với năm 2017 Năm 2019 so với năm 2018 Tăng giảm Tăng/giả m (%) Tăn g giả m Tăng/giả m (%) Tăng giảm Tăng/giả m (%) Tăn g giả m Tăng/giả m (%) Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.419 37% 368 7% 817 14% 1.97 8 31% Vốn huy động cuối kỳ 1.510 10% (78 4) -5% 1.354 8% 1.21 9 7%

hoàn thành 100% kế hoạch tăng trưởng được giao năm 2017. Đến 31/10/2018 huy động vốn tiếp tục duy trì và tăng trưởng đạt 17.888 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, tăng lên thêm 1354 tỷ đồng.

Trong các năm gần đây chi nhánh đã kiên trì thực hiện các chiến lược khách hàng mục tiêu, đeo bám khách hàng VIP/tiềm năng theo hướng chủ động, sáng tạo bền bỉ. Các hoạt động tiêu biểu của chi nhánh giai đoạn vừa qua như: Quản lý, phục vụ huy động vốn Dự án đường Hồ Chí Minh La Sơn Túy Loan, BIDV Tây Hồ phục vụ dự án từ năm 2015 với quy mô vốn ban đầu 510 triệu US. Đây là khoản vốn vay Ngân hàng Nhật Bản (17 Ngân hàng Nhật Bản đồng tài trợ do Mitshubishi Tokyo Bank làm đầu mối).

ĐVT: tỷ đồng

Hình 2.2. Kết quả huy động vốn qua các năm tại BIDV chi nhánh Tây Hồ (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm )

Chi nhánh cũng phục vụ hoạt động đầu tư tiền gửi và quản lý dòng tiền của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, là chi nhánh đầu mối thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với 32 tỉnh phía Nam với số dư KKH bình quân 3.000 tỷ đồng. Ngoài ra chi nhánh còn phục vụ, quản lý dự án Worldbank “Hiệu quả lưới điện truyền tải TEP” trị giá quản lý 500 triệu USD; Là chi nhánh đầu mối quản lý dòng tiền tập trung cho TCT Điện lực miền Bắc. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã nỗ lực thực hiện triển khai khai thác các nguồn vốn ủy thác quốc tế như: các dự án được tài trợ vốn ODA, ADB; các nguồn vốn được cam kết tài trợ bởi chính phủ các nước trên thế giới. Cụ thể: Dự án ADB “Hỗ trợ đối tác công tư” do Bộ Kế hoạch đầu tư là chủ đầu tư, với giá trị 20 triệu USD; dự án "Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 1 DPL1" với giá trị 31 triệu USD.

Bảng 2.1. Tình hình biến động dư nợ và huy động vốn của BIDV chi nhánh Tây Hồ

đồng. Điều này cho thấy thời gian qua hoạt động huy động vốn có xu hướng tăng trưởng qua các năm.

- Hoạt động tín dụng:

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, họat động tín dụng tại chi nhánh cũng đạt nhiều thành tựu.

ĐVT: tỷ đồng

Hình 2.3. Dư nợ tín dụng qua các năm tại BIDV chi nhánh Tây Hồ (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm )

Năm 2015 số dư dư nợ tín dụng cuối kỳ là 3848 tỷ đồng thì tăng lên 5267 tỷ vào năm 2016, và tiếp tục đà tăng trưởng đến cuối năm 2017, dư nợ tín dụng là 5.635 tỷ đồng, quy mô tín dụng đến 31/10/2018 dư nợt đạt 5.635 tỷ đồng, tăng lên 817 tỷ đồng tương ứng tăng thêm 14,5%. Sang đến năm 2019, dư nợ tín dụng tăng mạnh lên thêm 30,7% - tương ứng tăng lên thêm 1.978 tỷ dồng, đạt con số 8.430 tỷ đồng. Để có được thành tựu trên là ngay từ đầu kỳ Chi nhánh đã triển khai khoanh vùng đối tượng khách hàng, chia nhóm làm việc, đến từng công ty, đến từng dự án tư vấn cho vay, đẩy mạnh việc tăng doanh số cho vay nhưng vẫn đảm bảo sàng lọc khách hàng, không cho vay với

những dự án xấu, không cho vay với những doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo, không trung thực.Đồng thời quan tâm đến các doanh nghiệp đang được khuyến khích phát triển như doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ công nghệ cao, các doanh nghiệp của các làng nghề truyền thống.... Chi nhánh đã tích cực tập trung ưu tiên cho các DN xuất khẩu/ nông nghiệp nông thôn như: Công ty CP bột mỳ Vinafood1; CP phân phối - bán lẻ Vinafood1; Công ty TNHH MTV lương thực lương Yên; Cty CP ĐT&TM mini So VN; các công ty của tập đoàn than khoáng sản việt nam.

- Kết quả hoạt động kinh doanh

Bên cạnh trụ sở chính, chi nhánh còn có 4 phòng giao dịch bao gồm phòng giao dịch Giảng võ; phòng giao dịch Ngoại Giao Đoàn; phòng giao dịch Nhật Tân; phòng giao dịch Quán thánh. Chi nhánh đã thực hiện thay đổi địa điểm ¾ PGD chuyển sang địa điểm mới khang trang, hiện đại thu hút nhiều khách hàng tăng năng lực cạnh tranh.Các phòng đang hoạt động hiệu quả với quy mô từ 700 tỷ đến 1000 tỷ/ phòng, tất cả thuộc nhóm phòng giao dịch hạng 1 của hệ thống.

Cùng chung tay vào sự phát triển của hệ thống, theo đó kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tương đối tốt. Lợi nhuận tăng từ 106 tỷ vào năm 2015, 222 tỷ vào năm 2016 và tiếp đà, vào năm 2017, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh là 225 tỷ đồng. Sang năm 2018, lợi nhuận trước thuế là 233 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng tương ứng với tăng 3,6%. Đến năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 243 tỷ đồng, tăng thêm 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng đạt 104,3%. Năm 2018 chi nhánh được công nhận là chi nhánh chủ lực của hệ thống giai đoạn 2018-2019.

Như vậy, có thể thấy giai đoạn 2015-2019, Chi nhánh Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực và là điểm sáng của BIDV trên địa bàn Hà Nội, lợi nhuận trước thuế khả quan, đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của BIDV trên thị trường.

Như vậy, các chỉ tiêu quy mô hoạt động chi nhánh tiếp tục duy trì ở mức cao và tăng trưởng, trong đó huy động vốn trong năm có sự biến động và nhiều khi tưởng chừng khó có thể đạt được mục tiêu tuy nhiên đến 31/12 chi nhánh đã về đích hoàn thành kế hoạch được giao.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Tây Hồ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm )

Phương châm hoạt động kinh doanh của chi nhánh: “Sự đoàn kết đồng thuận là nhân tố quyết định vượt qua thử thách; đồng thời khai thác tối ưu lợi thế thương hiệu, uy tín, truyền thống của BIDV là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ”, chính vì vậy CN đã trở thành ngân hàng phục vụ cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài quốc doanh, các dự án chương trình kinh tế lớn của nhà nước.

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ

Do tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ, hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay nên trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp.

2.2.1. Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp chủ yếu tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ

Các sản phẩm tín dụng tại Chi nhánh cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp hiện nay như sau:

2 Cho vay đầu tư

BIDV hỗ trợ khách hàng vay đầu tư tài sản và dự án đặc thù,...

3 Cho vay thấu chi

BIDV cho phép khách hàng rút vượt số dư tài khoản khách hàng hiện có

4 Cấp bảo lãnh

BIDV (bên bảo lãnh) cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho BIDV

5

Một số các sản phẩm cấp tín dụng khác như các sản phẩm về Tài trợ thương mại (LC xuất khẩu, LC nhập khẩu, LC nội đia, UPAS LC, Nhờ thu...)

1 Ngân hàng TMCP Quân Đội Cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu cao su Sản phẩm tín dụng chuyên biệt, khép kín được thiết kế phù hợp với đặc thù thương mại ngành cao su thuộc Top 50 doanh nghiệp xuất khẩu cao su hàng đầu của Việt Nam, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp nhằm tận dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính, chủ động trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

2 Ngân hàng TMCP Quân Đội Cấp tín dụng cho doanh nghiệp Midcorp ngành gạo

Đây là giải pháp tín dụng được MB triển khai nhằm bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp Midcorp sản xuất kinh doanh gạo trong nước và xuất khẩu

3 Vietinbank Cho vay chuyênbiệt

- Cho vay đại lý kinh doanh ô tô - Cho vay mua ô tô

- Cho vay kết hợp bảo hiểm 4 Techcombank Tài trợ chuỗi

cung ứng

- Tài trợ kinh doanh ô tô

- Tài trợ Đại lý hãng hàng không

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh qua các năm)

Nhìn chung các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh cung cấp là sản phẩm chung được cung cấp theo toàn hệ thống BIDV, tuy nhiên không có tính nổi trội hay khác biệt hóa nhiều so với thị trường. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại hệ thống BIDV nói chung và tại BIDV chi nhánh Tây Hồ nói riêng vì khách hàng có nhiều sự chựa chọn các sản phẩm chuyên biệt hơn, tối ưu hơn từ các đối thủ cạnh tranh. Tiêu biểu như một số sản phẩm tín dụng doanh nghiệp khác biệt hóa của đối thủ cạnh

Một phần của tài liệu 0662 hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w