3.2. Một số giải pháp đối với hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP
3.2.8. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng
hạng tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro trong công tác thẩm định khách hàng.
- Nâng cao năng lực thẩm định chuyên viên quan hệ khách hàng phải nắm vững các kiến thức tổng hợp, có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, tin học, ngoại ngữ và pháp luật, nắm vững các chủ trương chính sách của Nhà nước, thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế và chính trị xã hội. Hơn nữa cán bộ thẩm định phải làm việc trên tinh thần khách quan, công bằng và đề cao đạo đức nghề nghiệp.
- Cán bộ ngân hàng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức. Cán bộ ở cương vị càng cao càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay, quy định về bảo đảm tiền vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và các văn bản có liên quan khác.
- Thu thập thông tin tín dụng bao gồm thông tin từ bên ngoài ngân hàng và bên trong ngân hàng. Đối với thông tin bên trong ngân hàng bao gồm thông tin tín dụng, thông tin thẻ, tài khoản của khách hàng. Thông tin bên ngoài gồm có thông tin từ trung tâm CIC, thông tin từ Cục thuế, các đối tác, hàng xóm...
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là việc sử dụng các phương pháp và công cụ để đánh giá, xếp loại khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn nhất định
để từ đó để ra các chính sách cho vay và các biện pháp quản lý phù hợp với từng khách hàng và nhóm khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Chính vì vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một bộ phận trọng yếu trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của NHTM, là một trong những tiêu chí phản ánh rủi ro của khoản mục cho, góp phần đưa ra quyết định cho vay, lãi suất, chính sách phù hợp và là cơ sở để trích lập dự phòng.
- Không nên phân biệt khách hàng lớn và khách hàng nhỏ để ưu tiên trong công tác thẩm định vì như vậy sẽ dẫn đến rủi ro và mất uy tín ngân hàng.
- Chất lượng tín dụng của ngân hàng luôn đi liền với mức độ rủi ro thấp. Để có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro thì ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ.