Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá về huy động vốn

Một phần của tài liệu 0673 huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 30)

Có nhiều chỉ tiêu đánh giá về huy động nguồn vốn, nhưng thông thường được đánh giá theo các chỉ tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất: Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn huy động gia tăng tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và ổn định của nguồn vốn.

Quy mô của nguồn vốn quyết định quy mô của ngân hàng, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng phải có quy mô đủ lớn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh nhu nhu cầu dự trữ thanh toán, nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng...

Quy mô nguồn vốn phải đáp ứng đuợc tốc độ tăng truởng và phát triển của ngân hàng. Quy mô của nguồn vốn không những đảm bảo đáp ứng đuợc nhu cầu sử dụng vốn trong hiện tại mà phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu tăng truởng trong tuơng lai. Nghĩa là tốc độ tăng truởng của nguồn vốn huy động phải đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng truởng dự kiến của hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tu và các hoạt động khác.

Quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng phải đảm bảo phù hợp với hiệu quả sử dụng vốn. Các ngân hàng không chỉ huy động càng nhiều càng tốt mà còn phải tìm nơi đầu tu hiệu quả. Nếu chỉ chú trọng tới tạo vốn mà không cho vay hoặc đầu tu hết sẽ rơi vào tình trạng ứ đọng vốn dẫn đến lợi nhuận giảm. Nguợc lại, nếu không đủ vốn cho vay, đầu tu ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng hoạt động, mất đi khách hàng. Bất cứ một sự không cân đối về quy mô giữa nguồn vốn và sử dụng vốn đều gây thiệt hại cho ngân hàng.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng truởng ổn định về số luợng để thoả mãn nhu cầu kinh doanh ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy nhiên, vốn huy động phải ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động đuợc một luợng vốn đủ lớn nhung lại thuờng xuyên không ổn định, thuờng xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì luợng vốn dành cho đầu tu, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động vốn không cao, thuờng xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh khoản.

Thứ hai: Vốn huy động/tổng vốn huy động trên địa bàn, chỉ tiêu này đánh giá thị phần huy động vốn vốn của đơn vị so với vốn huy động của các

tổ chức tín dụng trên địa bàn, từ đó đánh giá quy mô, uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Thứ ba : Vốn huy động/tổng nguồn vốn, chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động đuợc so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động.

Thứ tư: Vốn huy động/du nợ, chỉ tiêu này đánh giá ngân hàng khả năng sử dụng vốn để cho vay.

Thứ năm: Cơ cấu nguồn vốn huy động.

Cơ cấu của các ngân hàng có thể rất khác nhau, thông thuờng đuợc phân theo đối tuợng khách hàng, theo kỳ hạn huy động, phuơng thức huy động, địa bàn huy động, loại tiền huy động...

Thứ saw. Chi phí huy động vốn

Tỷ lệ chi phí huy động vốn/Tổng chi phí, chỉ tiêu này đánh giá chi phí ngân hàng bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí hoạt động.

Chênh lệch lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân.

Một phần của tài liệu 0673 huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w