Bài học kinh nghiệm cho công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu 0673 huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 86)

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Bắc Nam Định

Xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, cần xây dựng đề án huy động vốn trong ngắn và dài hạn, với phuơng châm không ngừng hoàn thiện chiến luợc huy động vốn cho phù hợp với diễn biến thị truờng và thực tế kinh doanh của đơn vị. Xác định huy động vốn từ dân cu và tổ chức kinh tế là then chốt, có tính ổn định bền vững trong kinh doanh. Duy trì và phát triển đuợc thị truờng, thị phần trong bối cảnh các tổ chức tín dụng khác không ngừng phát triển mạng luới, đặc biệt khu vực nông thôn sau nhiều năm là thị truờng “ độc quyền ” của Agibank, cụ thể tại Agribank chi nhánh Bắc Nam Định cần rút ra bài học kinh nghiệm từ các NHTM trên địa bàn nhu sau:

Thứ nhất: Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về huy động vốn, bám sát sự chỉ đạo của Agribank trong hoạt động kinh doanh, linh hoạt và chủ động trong điều hành lãi suất và các cơ chế uu đãi đối với khách hàng.

Thứ hai: Tăng cường công tác marketing, chăm sóc khách hàng

Tại Hội sở và Chi nhánh loại 2 cần tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, luôn tạo cho các khách hàng cảm giác đuợc tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng huớng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tu vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng văn hoá giao dịch của AgriBank. Nét văn hoá đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự

của đội ngũ nhân viên bán lẻ, cách trang phục riêng, mang nét đặc trưng riêng có của thương hiệu.

Xây dựng chiến lược marketing phù hợp với môi trường từng địa phương trên địa bàn nhằm tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các tiện ích của sản phẩm dịch vụ hiện có đến đông đảo khách hàng để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt từ đó có thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Thứ ba: Xây dựng cơ chế cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả.

Tạo được lòng tin cao độ đối với người dân, doanh nghiệp: Lòng tin được tạo bởi hình ảnh bên trong, đó là: số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi.. .và hình ảnh bên ngoài của Agribank chi nhánh Bắc Nam Định đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng của Agribank. Khi đã có lòng tin, đặc biệt là các doanh nghiệp mới quan hệ với Agribank chi nhánh Bắc Nam Định thì doanh nghiệp sẽ trung thành với các sản phẩm, dịch vụ của Agribank dù giá cả có thể cao hơn các ngân hàng khác.

Phải tạo được sự khác biệt của Agribank chi nhánh Bắc Nam Định nhất là trong thời điểm hiện nay có tới trên 20 TCTD khác nhau trên một địa bàn nhỏ hẹp.

Thứ tư: Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sử dụng mạng lưới tổ vay vốn, các đoàn thể để tuyên truyền huy động vốn.

Tận dụng tối đa lợi thế màng lưới và sứ mệnh phục vụ nông nghiệp, nông thôn; thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền địa phương từ huyện, xã, thôn, xóm trong công tác đầu tư vốn. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, đặc biệt là màng lưới tổ vay, các đoàn thể trong công tác huy động vốn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1, đã trình bày khái quát và làm sáng tỏ những lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể:

Lý luận cơ bản về NHTM: Khái niệm, vai trò, chức năng và các hoạt động cơ bản của NHTM.

Lý luận về nguồn vốn và vai trò của nguồn vốn đối với NHTM.

Lý luận các hình thức huy động vốn, các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn.

Kinh nghiệm huy động vốn của các NHTM và bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác huy động vốn tại Agrbank Chi nhánh Bắc Nam Định.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NAM ĐỊNH

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NAM ĐỊNH

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định

Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2009 theo Quyết định số 1298/QĐ-HĐQT/TCCB ngày 22/09/2009 của Hội đồng quản trị Agribank về việc nâng cấp Agribank KCN Hòa Xá lên chi nhánh trực thuộc Agribank. Tại quyết định số 1686/QĐ/HĐQT ngày 26/11/2010 của Hội đồng quản trị Agribank quyết định thay đổi tên gọi Agribank Chi nhánh KCN Hòa Xá thành Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định.

Hiện nay Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định là ngân hàng loại I, hạng 1 trực thuộc Agribank, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của NHNN Việt Nam.

Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định là một trong 165 chi nhánh nhận khoán trực thuộc Agribank, có nhiệm vụ tạo lập nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế, cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định. Góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định. Hiện nay, chi nhánh hoạt động theo mô hình kinh doanh đa năng, thực hiện các mặt nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại.

Bộ máy tổ chức hành chính tại hội sở được bố trí thành 08 phòng: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp; Phòng khách hàng Hộ sản xuất&Cá nhân; Phòng

Kế hoạch Nguồn vốn; Phòng Kế toán - Ngân quỹ; Phòng Dịch vụ-Maketting; Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ; Phòng Điện toán và Phòng Tổng hợp. Ngoài Hội sở còn có 05 chi nhánh loại II (có trụ sở tại thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc, huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên và 14 phòng giao dịch, trong đó có 3 phòng giao dịch trực thuộc Hội sở và 8 phòng giao dịch trực thuộc các ngân hàng Loại II).

Tổng số cán bộ công nhân viên chi nhánh tính đến 31/12/2019 là 274 nguời, trong đó: Ban lãnh đạo có Giám đốc và bốn Phó Giám đốc. Với sơ đồ về bộ máy tổ chức nhu sau:

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tăng giảm so 2017 Số tiền Tăng giảm so 2018 Γ - Tổng nguồn vốn hoạt động 7,706 8,87 8 1,172 10,286 1,408 Trđó: Nguồn vốn huy động 7,669 8,82 5 1,156 10,246 1,421

2.1.2. Một số hoạt động và kết quả kinh doanh chủ yếu các năm gần đây

Đến nay, Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định đã và đang triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng như:

Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng nội và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi của khách hàng được thực hiện bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thoả thuận, với các loại hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng nội tệ. Cho vay tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản, cho vay tiêu dùng, đặc biệt thực hiện cho vay tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn theo nghị định 55/CP và các chương trình cho vay ủy thác đầu tư, cho vay ưu đãi theo chỉ định của Chính phủ, của NHNN.

Phát hành thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, chi

trả lương qua tài khoản phát hành thẻ.

Bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối, chuyển tiền một số thị trường có đông lao động xuất khẩu, mua bán trao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ.

Các dịch vụ tiện ích khác: Thanh toán thẻ Visa, Master; cung cấp các dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ rút tiền tự động 24∕24(ATM); dịch vụ vấn tin qua điện thoại, giao dịch từ xa qua mạng; thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng; bán bảo hiểm, đặc biệt các loại hình bảo hiểm đảm bảo tài sản thế chấp, bảo hiểm bảo an tín dụng.

Bảng 2. 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng

Trđó: Dư nợ từ vốn huy động 5,749 6,73 5 986.00 7,360 626 Dư nợ UTĐT 107.2 72.2 -35.0 496 -22.6 ~~3 Cam kết bảo lãnh 57.9 90.6 32.70 64.01 -26.6 4 Tổng thu dịch vụ 23 26 371 31.55 67 5 Chênh lệch tài chính 154 195 41.00 235.6 40.6 6 Nợ xấu 21.6 32.7 11.10 34.9 2.2

năm 2017 đến năm 2019)

Trong thời gian qua, cùng với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân

viên ngân hàng, cùng với chiến luợc kinh doanh hợp lý, Agribank Chi nhánh Bắc

Nam Định đạt đuợc kết quả khá khả quan. Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chủ yếu qua các tiêu chí nhu: nguồn vốn, du nợ, tổng thu dịch vụ năm sau tăng hơn so với năm truớc. Đặc biệt năm 2019 tất cả các chỉ tiêu kinh doanh chủ

yếu của đơn vị đều thực hiện tốt hơn năm 2018, trừ nợ xấu có cao hơn năm truớc,

tuy nhiên tỷ lệ không đáng kể và chỉ chiếm tỷ lệ 0,47%/ tổng du nợ. Chênh lệch

STT triển khai

đơn vị “Trong sạch vững mạnh xuất sắc” và được Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tặng cờ thi đua, Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng III.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

BẮC NAM ĐỊNH

2.2.1. Tổ chức mạng lưới và các sản phẩm huy động vốn

2.2.1.1. Tổ chức mạng lưới huy động vốn

Là đơn vị có số lượng lao động đông, trải dài ở hội sở đến 14 điểm giao dịch tại thành phố Nam Định và các huyện phía bắc tỉnh. Tại địa bàn thành phố

Nam Định, có Hội sở chi nhánh cùng 3 phòng giao dịch trực thuộc, tại các ngân hàng loại 2 có từ 3 đến 4 điểm giao dịch. Cùng với uy tín và thương hiệu Agribank gắn bó nhiều năm với khách hàng, đặc biệt khách hàng ở khu vực nông nghiệp nông thôn, nên có nhiều thuận lợi trong thực hiện huy động vốn

Hiện tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định đang sử dụng mạng lưới chi nhánh để thực hiện việc phân phối sản phẩm dịch vụ nói chung và huy động vốn

nói riêng. Bình quân cứ 5 xã có 01 điểm giao dịch, do đó tạo đã tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch, giảm được thời gian và chi phí đi lại cho khách hàng.

Ngoài ra Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định đã xây dựng được 777 tổ vay vốn

tiết kiệm tại 61 xã thị trấn, mỗi tổ gồm có 3 thành viên, họ đều là những cán bộ

của thôn xã gần gũi với nhân dân trong xóm vì thế nắm bắt được những hộ nào có tiền nhàn rỗi, để tuyên truyền vận động gửi tiền. Qua hơn 10 năm triển khai nghiên cứu và ban hành ở trụ sở chính. Do đó, việc huy động vốn ở các chi nhánh là quá trình tổ chức triển khai thực hiện các sản phẩm do trụ sở chính ban hành. Các sản phẩm đã triển khai cụ thể như sau:

Bảng 2. 2: Bảng thực hiện các sản phẩm huy động vốn so với danh mục các sản phẩm huy động vốn của Agribank

3 Tiền gửi có kỳ hạn lãi sau định kỳ x

4 Tiền gửi có kỳ hạn lãi trước x

5 Đầu tư tự động x

6 Tiền gửi linh hoạt x

7 Tiết kiệm linh hoạt x

8 Tiết kiệm không kỳ hạn x

9 Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ x

ĩ0 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ x

ĩĩ Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước toàn bộ x

ĩ2 Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước định kỳ x

ĩ3 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suât thả nổi

14 Tiết kiệm gửi góp hàng tháng x

15 Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ x

ĩ6 Tiết kiệm bằng VND bảo đảm giá trị theo giá USD

ĩ7

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suât tự điều chỉnh tăng theo lãi suât cơ bản của NHNN

ĩ8 Tiết kiệm học đường x

ĩ9 Tiết kiệm an sinh x

23 Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn trả lãi sau toàn bộ x

24 Tín phiếu trả lãi trước toàn bộ

25 Tín phiếu trả lãi sau toàn bộ

26 Trái phiếu trả lãi trước toàn bộ

27 Trái phiếu trả lãi sau toàn bộ

28 Trái phiếu trả lãi định kỳ

29 Chứng chỉ tiền gửi dài hạn trả lãi trước toàn bộ

30 Chứng chỉ tiền gửi dài hạn trả lãi sau toàn bộ

31 Chứng chỉ tiền gửi dài hạn trả lãi định kỳ

---7------7---

trưởng so năm 2017 trưởng so năm 2018

Nguồn vốn huy động của chi nhánh 7.669 8.825 15,1% 10.246 16,10% Tông nguồn vốn huy động trên địa

bàn____________________________ 48.243

54.33

4 12,6% 60.843 11,98%

Thị phần vốn huy động trên địa bàn

(%)____________________________ 15,9% 16,2% 0,3% 16,8% 0,60%

(Nguôn:Báo cáo kêt quả thực hiện sản phẩm dịch vụ của Agribank Chi nhánh Bac Nam Định)

2.2.2. Thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn

2.2.2.1. Kết quả huy động vốn và thị phần huy động vốn

Kể từ khi thành lập đến nay Agribank Bắc Nam Định luôn quan tâm và xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, vì vậy rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn thông qua việc sử dụng rất nhiều biện pháp tích cực, chủ động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên tốc độ tăng trưởng vốn cao và đều đặn. Năm 2018 tăng trưởng 15,1%, năm 2019 tăng trưởng 16,1%, cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Mặc dù mới thành lập được 10 năm nhưng đến nay chi nhánh đã trở thành đơn vị có quy mô hoạt động lớn thứ 2 trong hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định.

41

Bảng 2.3: Bảng kết quả huy động vốn và thị phần huy động vốn

tiền trọng Tăng trưởng so năm trước tiền trọng Tăng trưởng so năm trước Tổng nguồn vốn 7.706 8.878 100% 15,2% 10.286 100% 15,9% Nguồn vốn huy động 7.669 8.825 99,4% 15,1% 10.246 99,6 % 16,1% Nguồn vốn UTĐT 37 53 0,6% 44,7% 39,8 0,4% -24,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định từ

năm 2017 đến năm 2019)

Dựa vào bảng số liệu 2.3 ta có biểu đồ kết quả huy động vốn và thị phần nguồn vốn huy động nhu sau:

Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn vốn huy động của chi nhánh Tổng nguồn vốn huy động

Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn và thị phần nguồn vốn huy động

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có các ngân hàng đang hoạt động gồm: Ngân hàng Công thuơng tỉnh Nam Định, Ngân hàng Công thuơng

Một phần của tài liệu 0673 huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w