Nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến huy động vốn mà không cho vay hết thì dẫn đến ứ đọng, lãng phí nguồn vốn. Khoản này phải chịu chi phí huy động nhung lại không tạo ra thu nhập từ đó giảm lợi nhuận, Và nguợc lại, nếu nguồn vôn huy động qua thấp không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn sẽ làm cho chi nhánh bỏ qua cơ hội đầu tu có hiệu quả nhất, mất đi những cơ hội mở
rộng khách hàng, làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường. Vì vậy một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả công tác huy động vốn là sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn. Hoạt động huy động vốn là hoạt động khởi đầu song phải gắn liền với hoạt động sử dụng vốn, phải lấy nhu cầu sử dụng vốn làm mục đích cho hoạt động của mình. Do vậy, chi nhánh phải luôn cố gắng duy trì sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn, xây dựng hình thành được danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho đảm bảo sự phù hợp giữa quy mô, thời hạn và quan tâm đến chi phí huy động.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động huy động và sử dụng vốn có liên hệ thường xuyên, chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Nguồn vốn huy động là tiền để cho hoạt động tín dụng và đầu tư. Ngân hàng có sử dụng vốn huy động để cho vay và đầu tư thì mới sinh lời. Do vậy, sử dụng vốn như thế nào là căn cứ quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định về quy mô, cơ cấu hoạt động. Quản lý và sử dụng vốn hiệu quả là cách tạo ra lợi nhuận ổn định, phát triển bền vững nhất.
Quản lý và sử dụng vốn phải luôn tuân theo nguyên tắc: mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp với tăng trưởng vốn. Để thực hiện tốt điều này, ngân hàng cần:
Thứ nhất, cán bộ ngân hàng phải đi sâu vào tìm hiểu phương án, dự án sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra tư vấn phù hợp trên phương diện tài chính, phương hướng thị trường,...; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến của khách hàng, kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng về gửi tiền cũng như vay vốn.
Thứ hai, kiện toàn hệ thống tổ chức, phân công đơn vị đầu mối có chức năng khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại, ban hành quy trình vay tài trợ thương mại trong hệ thống ngân hàng. Kết hợp chặt chẽ khai thác nguồn vốn
tài trợ thương mại và lập kế hoạch cho vay khách hàng, phát huy hiệu quả nguồn vốn tránh tình trạng bị động.
Thứ ba, xây dựng chiến lược sử dụng vốn hợp lý trên cơ sở đa dạng hóa loại hình đầu tư kinh doanh. Ngân hàng cần chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư, sẵn sàng đầu tư vốn và hỗ trợ các dự án đầu tư có tính hiệu quả.
Thứ tư, để giải quyết vốn dư thừa, ngân hàng có thể mở rộng hoạt động và mối quan hệ tín dụng với các khách hàng, cho vay ưu đã với khách hàng có tiền gửi tại ngân hàng, sử dụng sổ tiết kiệm để thế chấp cho khoản vay (trong trường hợp sổ tiết kiệm chưa đến hạn nhưng khách hàng cần tiền), áp dụng lãi suất cho vay ưu đã hơn dành cho các khách hàng thân thiết của ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn,... Từ đó vừa tăng quy mô tín dụng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giải quyết vốn dư thừa cho ngân hàng.