Những vướng mắc về cơ chế chính sách.
Hoạt động của Ngân hàng mang tính hệ thống và tính xã hội hoá cao vì vậy bất cứ một Ngân hàng nào trong hệ thống mắc sai lầm trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tình hình tài chính xấu sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính toàn ngành và gây tổn hại cho xã hội.
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách mở cho ngành Ngân hàng hoạt động kinh doanh nhất là lĩnh vực đầu tư tín dụng. Từ đó, Ngân hàng có thể chủ động trong việc mở rộng đầu tư vốn song đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà vấn đề này Ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Có thể nêu ra một số vướng mắc trong hoạt động tín dụng cần đề nghị xem xét chỉnh sửa, cụ thể:
Một là: Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng, vấn đề rủi ro là tất yếu sẽ xảy ra chỉ có mức độ cao thấp là khác nhau do công tác quản lý của ngành. Chính phủ đã có quyết định xử lý tài chính thông qua việc trích lập và xử lý rủi ro trong ngành Ngân hàng và đây cũng là thông lệ quốc tế. Trong thực tế khi xảy ra rủi ro do khách hàng mang lại thì việc cán bộ Ngân hàng cho vay lại bị các cơ quan pháp luật hình sự hoá và xử lý cán bộ Ngân hàng bằng pháp luật.
nhân, nguyên nhân chủ quan do cán bộ Ngân hàng thì đuợc xử lý theo quy định của ngành Ngân hàng, nếu sai phạm nặng vi phạm pháp luật thì bị pháp luật xử lý, nguyên nhân khách quan do khách hàng thì khách hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì khi cho vay thì khách hàng toàn quyền sử dụng đồng vốn vay đuợc việc giám sát của Ngân hàng đặt ra nhung không quyết định đuợc việc sản xuất kinh doanh và xử lý tài chính của khách hàng.
Ba là: Hiện nay một số khách hàng có nhiều khoản nợ trong đó có một khoản nợ bị chuyển sang nhóm 3 (4, 5) thì toàn bộ du nợ của khách hàng bị chuyển sang hạch toán ở nhóm đó, đó là điều không phù hợp giữa văn bản 165 và văn bản huớng dẫn hạch toán.
Kiến nghị về hướng chỉnh sửa.
Từ thực tế những vuớng mắc trên đề nghị Nhà nuớc cần chỉnh sửa một số nội dung liên quan đến vấn đề quyết định cho vay và xử lý rủi ro trong ngành Ngân hàng thuơng mại.
Việc sử dụng vốn sai mục đích, kinh doanh kém hiệu quả hoặc lừa đảo của khách hàng thì khách hàng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn truớc pháp luật, Ngân hàng là nguời bị hại có quyền đề nghị truy tố khách hàng đó để đảm bảo quyền bảo vệ tài sản của Ngân hàng chứ không phải chịu tội cùng khách hàng. Vì vậy, vấn đề thất thoát trong hoạt động tín dụng Ngân hàng là vấn đề tất yếu có thể xảy ra, là vấn đề giải quyết theo hợp đồng dân sự giữa Ngân hàng và khách hàng chứ không phải vấn đề hình sự.