Nhờ sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung Quốc, thẻ ngân hàng đã phát triển nhanh, cả về số lượng và giá trị giao dịch, vươn ra cả thị trường quốc tế. Thẻ ngân hàng đã tăng nhanh, trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc với các dạng thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card).
Mạng lưới thụ lý thẻ China UnionPay ở nước ngoài năm 2014 đã mở rộng tới 150 nước và vùng lãnh thổ, có 26 triệu cửa hàng và 1,8 triệu máy rút tiền tự động ATM trên toàn cầu thụ lý thẻ China UnionPay. Cùng với mạng lưới thụ lý thẻ China UnionPay ở nước ngoài được hoàn thiện, ngày càng nhiều người Trung Quốc sử dụng thẻ China UnionPay khi đi du lịch nước ngoài. Khi quẹt thẻ tiêu dùng ở nước ngoài, người sử dụng thẻ China UnionPay có thể trả tiền bằng đồng Nhân dân tệ, mà không phải sử dụng thẻ Visa và thẻ Master phải trả phí đổi tiền từ 1 - 1,5%. Chỉ riêng khoản phí này, China UnionPay mỗi năm tiết kiệm giá thành quẹt thẻ hàng tỷ Nhân dân tệ cho người Trung Quốc sử dụng thẻ China UnionPay. Năm 2014, hệ thống chuyển mạch thanh toán của China UnionPay đã xử lý 18,7 tỷ giao dịch xuyên ngân hàng với tổng kim ngạch giao dịch lên tới 41 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Năm 2001, trước khi thành lập Công ty China UnionPay, con số này chỉ là 91,65 tỷ Nhân dân tệ.
Trung Quốc tập trung phát triển ngành công nghệ thẻ ngân hàng; thành lập Công ty chuyển mạch thẻ China UnionPay (CUP) để kết nối hệ thống xử lý dữ liệu
thẻ giao dịch qua ATM, POS trên toàn quốc và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện từ cấp trung uơng đến địa phuơng, cũng nhu nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp thẻ ngân hàng và thực hiện bảo hộ đối với dịch vụ thanh toán thẻ, chỉ mới đến gần đây (tháng 6/2013), Trung Quốc mới dỡ bỏ hầu hết các chính sách bảo hộ cho CUP.
1.3.2. Kinh nghiệm kinh doanh thẻ tại Hàn Quốc.
Với lợi thế sẵn có về công nghệ, Hàn Quốc hiện đang thành công trong việc lựa chọn phát triển thanh toán thẻ là phuơng tiện thanh toán chủ yếu trong dân cu, đặc biệt là thẻ tín dụng bằng việc áp dụng các chính sách uu đãi về thuế cho các đơn vị chấp nhận thẻ và nguời sử dụng thẻ nhờ đó thúc đẩy thanh toán thẻ qua POS và thành lập Công ty chuyển mạch thẻ BC Card nhằm đẩy mạnh tiêu dùng trong nuớc và kiểm soát thuế một cách hiệu quả. Năm 2015, dịch vụ thanh toán bằng thẻ ở Hàn Quốc đạt 500 tỷ USD.
Vai trò của Chính phủ Hàn Quốc có tính chất quyết định đối với sự phát triển và kinh doanh của dịch vụ thẻ. Chính phủ đã ban hành những chính sách khá tập trung, đồng bộ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán thẻ nói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt nói chung cho nền kinh tế đất nuớc. Điều đó thể hiện qua hai khía cạnh: Chính phủ tuy không trực tiếp đầu tu thực hiện phát triển kinh doanh thẻ nhung đã tích cực xây dựng môi truờng và điều kiện cho hoạt động thẻ và Chính phủ ban hành các chính sách pháp luật điều chỉnh các hoạt động thẻ trong từng thời
kỳ.
Có thể điểm qua một số chính sách tạo môi truờng minh bạch và cơ chế linh hoạt cho hoạt động dịch vụ thẻ phát triển:
- Ban hành các quy định phù hợp để việc xử lý giao dịch thẻ bao gồm cả thẻ quốc tế khi thanh toán tại thị truờng nội địa đều do hệ thống nội địa xử lý: Các giao dịch của thẻ quốc tế mang thuơng hiệu Visa, Master... phát hành tại Hàn Quốc chi tiêu, rút tiền trong nội địa hoàn toàn do các ngân hàng, công ty chuyển mạch trong nội địa xử lý, không thông qua hệ thống của tổ chức thẻ quốc tế. Do vậy, toàn bộ phí thu đuợc từ các giao dịch này là do các ngân hàng, tổ chức trong nuớc huởng
mà không phải trả cho tổ chức thẻ quốc tế. Chính vì vậy, ngành thẻ tại Hàn Quốc mang lại lợi nhuận khá cao do không phải thanh toán các phí chuyển đổi ngoại tệ và chỉ phải trả mức phí Interchange ở mức khá thấp.
- Có các chính sách khuyến khích sự liên kết giữa các tổ chức phát hành thẻ và các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tạo cho khách hàng cơ chế thanh toán nợ thẻ tín dụng theo hình thức trả góp. Cơ chế trả góp từng phần khi mua hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ tín dụng (Installment) rất phát triển, cho phép chủ thẻ chia khoản chi tiêu làm nhiều phần bằng nhau và trả dần gốc và lãi cho ngân hàng.
- Nhờ nền kinh tế và trình độ công nghệ phát triển nên Chính phủ đã tạo dựng đuợc một hành lang pháp lý quản lý thông tin cá nhân, thông tin khách hàng rất minh bạch và khoa học nên việc phê duyệt phát hành thẻ tín dụng cũng nhu các khoản vay cá nhân khác tại thị truờng Hàn Quốc rất thuận lợi. Trung tâm thông tin tín dụng của Hàn Quốc (Korea Credit Bureau) đuợc thành lập từ năm 2002 để cung cấp các dữ liệu cho các ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã phát triển đuợc hệ thống thông tin cá nhân điện tử đầy đủ, chính xác, đuợc cập nhật liên tục, các tổ chức phát hành thẻ có thể truy cập, lấy thông tin để đánh giá và cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, tổ chức phát hành thẻ cũng có thể đuợc truy cập hệ thống thông tin dữ liệu xuất nhập cảnh để tra cứu hoạt động xuất nhập cảnh của chủ thẻ, qua đó phát hiện và xử lý các giao dịch giả mạo phát sinh, hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ.
- Có chính sách hữu hiệu để bảo mật an toàn thông tin: Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tu rất nhiều vào các hệ thống bảo mật, an toàn thông tin nhằm hạn chế sự tấn công của tin tặc. Để bảo đảm an toàn thông tin trong Chính phủ, Hàn Quốc đã xây dựng một đuờng truyền internet hành chính riêng chỉ phục vụ cho các cơ quan chính phủ và một đuờng truyền internet dân sự riêng dành cho nguời dân sử dụng.
1.3.3. Kinh nghiệm kinh doanh thẻ tại Singapore.
Singapore luôn đuợc biết tới với danh hiệu quốc gia thông minh. Mới đây nhất quốc gia này có buớc tiền gần hơn tới nền kinh tế không dùng tiền mặt thông qua triển khai hệ thống Pay Now. Đây là hệ thống thanh toán chỉ yêu cầu số điện
thoại, số chứng minh nhân dân. Người dùng chỉ cần đồng bộ số điện thoại, số chứng minh nhân dân với tài khoản ngân hàng. Theo số liệu của MasterCard toàn cầu, Singapore là 1 trong 3 quốc gia có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao nhất thế giới và đang đi trước châu Âu từ 5-10 năm thanh toán điện tử. Một khảo sát khác của Visa cho thấy 87% người tiêu dùng tại quốc đảo này ưa chuộng thanh toán điện tử thay vì tiền mặt. Hiện chỉ có 11% người Singapore sử dụng tiền mặt và chỉ dùng trong những giao dịch nhỏ, trong khi phần lớn những thanh toán điện tử vẫn được ưa chuộng hơn bởi độ an toàn. Năm 2017, lượng người dùng thẻ tín dụng tại Singapore tăng 7% và nguyên nhân chủ yếu do sự phổ tiến của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
1.3.4. Kinh nghiệm kinh doanh thẻ tại Malaysia.
Trong một khảo sát năm 2016 của VISA cho thấy 74% người Malaysia cho thấy họ đang dần không còn phụ thuộc vào tiền mặt và ưa chuộng các giao dịch điện tử hơn. Ngân hàng trung ương Malaysia đặt tầm nhìn thúc đẩy thành quốc gia 100% không dùng tiền mặt vào năm 2020, tiết kiệm được một khoản tương đương 1% GDP quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Malaysia đã đưa ra những biện pháp cụ thể như đơn giản hóa việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, gia tăng các giải pháp thanh toán điện tử, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ. Malaysia từ lâu đã có chính sách giảm phí cho các giao dịch điện tử, thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử. Khảo sát của Research and Markets năm 2016 cho biết thị trường thẻ thanh toán tại Malaysia có tốc độ tăng trưởng kép là 3,5% giai đoạn 2012-2014. Số giao dịch không dùng tiền mặt tính trên đầu người trung bình tăng từ mức 55 giao dịch năm 2011 lên mức 88 giao dịch năm 2015. Mức độ sử dụng thường xuyên thẻ tín dụng tăng ở mức 3,2% trong giai đoạn 2012-2014 và được dự báo tăng lên 37,6 lần năm 2020.
1.3.5. Kinh nghiệm kinh doanh thẻ tại Thái Lan.
Tại Thái Lan để hướng tới một nền kinh tế không dùng tiền mặt, Chính phủ Thái Lan năm 2016 đã triển khai một hệ thống thanh toán điện tử đồng bộ do Chính phủ hỗ trợ. Kế hoạch này được triển khai 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 áp dụng triển
khai chuyển tiền điện tử Drom Pay ở toàn bộ các ngân hàng lớn của Thái Lan. Giai đoạn 2 áp dụng thanh toán điện tử với các hoạt động thương mại dịch vụ từ thuế thu nhập cho tới các dịch vụ phúc lợi khác.
Tại nhiều nước trên thế giới, việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ trải qua 03 giai đoạn. Đầu tiên là mỗi Ngân hàng tự xây dựng hệ thống riêng, sau đó hình thành các nhóm Ngân hàng thỏa thuận dùng chung hệ thống. Cuối cùng tất cả hợp tác xây dựng chung một hệ thống duy nhất. Tiếp theo đó là sự chuyển đổi từ thẻ Từ sang thẻ Chip do vấn đề an ninh trong thanh toán thẻ. Một loại thẻ từ và thiết bị đi kèm với nó như máy rút tiền POS đều phải thay thế cho phù hợp vì gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế.
1.3.6. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam như sau:
- Tiềm năng khai thác khách hàng là rất lớn, tuy nhiên phải có chiến lược phù hợp, phân khúc khách hàng theo từng loại thẻ, từng loại hạn mức. Tại các thị trường đã phát triển thẻ thì các NHTM nên tập trung vào các sản phẩm cao cấp, ngược lại đối với thị trường mới thì nên tập trung vào các sản phẩm thẻ cơ bản.
- Xây dựng chiến lược sản phẩm ngắn hạn, trung dài hạn một cách rõ ràng, hợp lý trong từng thời kỳ nhằm linh hoạt theo sự luôn luôn đổi mới của thị trường.
- Đẩy mạnh Marketing hiệu quả, nhằm quảng bá hình ảnh các Ngân hàng cũng như giới thiệu về tiện ích của dịch vụ thẻ đồng thời triển khai các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
- Chuyên nghiệp trong thao tác cấp thẻ nhanh gọn, chuyển thẻ kịp thời cho khách hàng tránh trường hợp chậm trễ nhu cầu. Chuyên nghiệp trong công tác tư vấn, chăm sóc khách hàng của Nhân viên NHTM.
- Chiến lược về quản trị rủi ro hiệu quả, dự đoán và phân tích rủi ro trong nền kinh tế.
- Sự hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là vô cùng cần thiết tạo điều kiện về cơ chế để khuyến khích các NHTM mở rộng và phát triển dịch vụ thẻ.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát một cách cơ bản về hoạt động kinh doanh thẻ của NHTMCP bắt nguồn từ lịch sử hình thành và phát triển thẻ, khái niệm, phân loại thẻ, các chủ thể tham gia, tiện ích, rủi ro gặp phải khi sự dụng thẻ; Quan niệm về hoạt động kinh doanh thẻ từ đó đưa ra các chỉ tiêu đo lường, đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thẻ. Đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm giúp NHTMCP Á Châu chi nhánh Thăng Long hoàn thiện để phát triển hơn. Từ cơ sở lý luận ở chương 1 là tiền đề để đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh thẻ của NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Thăng Long tại chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NHTMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. Giới thiệu sơ lược về NHTMCP Á Châu (ACB) và NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Thăng Long.
2.1.1. NHTMCP Á Châu (ACB).
NH TMCP Á Châu (Asia Commercial Bank - ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.
Giấy phép hoạt động được cấp cho thời hạn hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. ACB chính thức đi vào hoạt động kinh doanh từ ngày 04/06/1993. Vốn điều lệ của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 là 9.376.965 triệu đồng.
Hội sở chính đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh. Mạng lưới kênh phân phối gồm 339 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:
- Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch - Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam): 16 chi nhánh và 69 phòng giao dịch
- Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 17 chi nhánh và 38 phòng giao dịch
- Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch
- Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu): 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch
- Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động
- 969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union Các hoạt động chính của NHTMCP Á Châu là: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tu; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nuớc; Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thuơng phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tu vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; phát hành và thanh toán
thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ; và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
ACB chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993, ACB đuợc xem là ngân hàng đi
tiên phong trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhu phát hành các loại
thẻ tín dụng quốc tế từ những năm thập niên 90 cũng nhu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại rất sớm vào các dịch vụ ngân hàng. Đến nay sau 20 năm hình thành và phát
triển thì ACB đã trở thành ngân hàng có thuơng hiệu cũng nhu quy mô lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
2.1.2. NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Thăng Long.
NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Thăng Long tiền thân là NHTMCP Á Châu Sở giao dịch Hà Nội.
NHTMCP Á Châu Sở giao dịch Hà Nội đuợc thành lập theo quyết định số 418/QĐ-NHNN ngày 27/02/2007 của Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam, quyết định số 1325/TCQĐ-PTCN.06 ngày 07/12/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu chấp thuận việc NHTMCP Á Châu mở Sở giao dịch tại Hà Nội trụ sở tại 57B, Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo công văn của nhà nuớc quy định một tổ chức tín dụng chỉ đuợc phép có một sở giao dịch do đó NHTMCP Á Châu Sở giao dịch Hà Nội phải chuyển đổi