1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG HỢP TÁ CỞ
1.4.1. Kinh nghiệm tại một số ngân hàng về kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín
1.4.1. Kinh nghiệm tại một số ngân hàng về kiểm soát nội bộ nghiệpvụ vụ
tín dụng
1.4.1.1. Kinh nghiệm quốc tế tại một số ngân hàng hợp tác ở một số nước
trên thế giới về kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng
* Kinh nghiệm của Thái Lan
Ngân hàng Bangkok có lợi thế được biết đến như là một trong số ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan. Theo số liệu thống kê, cứ 6 người Thái thì có 1 người mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Bangkok. Mặc dù ngân hàng này có mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng nhưng Ngân hàng Bangkok vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân trên khắp đất nước. Ngân hàng Bangkok cũng mở thêm các trung tâm kinh doanh mới và các chi nhánh phục vụ tiêu dùng là một phần trong chiến lược của ngân hàng này nhằm tiếp cận khách hàng bằng các dịch vụ hấp dẫn cho mỗi mãng khách hàng chính (doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng trọng điểm, khách hàng cá nhân ở đô thị, các đối tượng học sinh, sinh viên). Ngân hàng cũng đã xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của 3 bộ phận: marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay. Ngân hàng đã phải phân tích tài chính, trong đó coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư. Trên cơ sở đó, ngân hàng dự báo và nhận định về rủi ro trong kinh doanh và rủi ro ngành. Hiện nay, tài sản thế chấp vẫn được coi
hàng phân loại khoản vay theo 5 nhóm nợ (nợ bình thường, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn).
Ngân hàng Kasikorn quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người, Hội đồng quản trị. Với những khoản vay vượt quá hạn mức đã quy định thì phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt khoản vay. Ngân hàng phân cấp quyền phê duyệt khoản vay từ Giám đốc đến Hội đồng quản trị tại trụ sở chính, tùy thuộc vào mức độ cho vay, điều kiện tín dụng và TĐBĐ mà ngân hàng áp dụng chính sách tập quyền trong phê duyệt tín dụng tại trụ sở chính. Sau khi cho vay, ngân hàng thường xuyên giám sát, đánh giá và xếp loại khách hàng, có các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
* Kinh nghiệm của Hà Lan
Tập đoàn Rabobank của Hà Lan là một Ngân hàng Hợp tác xã bao gồm các ngân hàng địa phương độc lập, cùng với tổ chức trung ương của Rabobank Hà Lan và các công ty con quốc tế. Rabobank hiện có khoảng 56.900 nhân viên trên toàn thế giới và hoạt động tại 41 quốc gia. Hiện Rabobank là nhà cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc hợp tác xã. Dựa trên đánh giá điểm tín nhiệm Fitch, S&P, Moody's năm 2014 thì Rabobank được đánh giá là một trong những ngân hàng an toàn, hiệu quả nhất thế giới. Rabobank tập trung chủ yếu vào thị trường trong nước và lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp nước ngoài. Rabobank cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện ích và lãi suất hấp dẫn với chất lượng dịch vụ được nâng cao, thời gian thẩm định hồ sơ nhanh chóng, tư vấn khách hàng chi tiết đã giúp Ngân hàng Rabobank được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế và nội địa.
Đồng thời, Rabobank cũng đã xây dựng thành công hệ thống kiểm soát rủi ro và xem đây là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. Họ đã phát triển đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân để hỗ trợ việc Rabobank trở thành ngân hàng đi đầu trong trên thị trường trong một số lĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.
* Kinh nghiệm của Đức
Tại Đức, hệ thống hợp tác xã tín dụng được phân thành 2 loại hình chính: tổ chức trực tiếp kinh doanh (cấp cơ sở), và loại hình phục vụ thành viên. Hiện nay, có 972 Hợp tác xã tín dụng cơ sở với 18,4 triệu thành viên. Nguyên tắc hoạt động của các Hợp tác xã tín dụng ở Đức được xác định ngay từ ngày đầu thành lập và được duy trì xuyên suốt quá trình phát triển gồm: Tự lực, tự quản, tự chịu trách nhiệm; Tự phục vụ: muốn là khách hàng thì phải làm thành viên và khi làm thành viên thì sẽ trở thành khách hàng; Dân chủ trong mọi hoạt động của Hợp tác xã tín dụng từ hoạt động tín dụng đến kiểm soát, quản trị, điều hành. DG BANK (Deutsche Genossenschaftsbank) chính là Ngân hàng Trung ương của toàn bộ hệ thống. Các Ngân hàng hợp tác xã địa phương được giao việc cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp và thương mại cũng như là nông nghiệp. Với chiều hướng phát triển của nền kinh tế Đức ở thị trường nước ngoài, dịch vụ tài chính nước ngoài đã trở nên quan trọng hơn, các khoản vay trung hạn và dài hạn dần trở nên quan trọng. Cùng với các khoản vay đang hoạt động, các trọng điểm khác của giao dịch tín dụng ở các Ngân hàng hợp tác xã địa phương là tài trợ cho việc đầu tư các dự án xây dựng và vốn cố định. Hệ thống Ngân hàng hợp tác xã với mạng lưới chi nhánh liên kết chặt chẽ, khả năng phát triển bằng cách ứng dụng các kỹ thuật xử lý dữ liệu điện tử, thực hiện công việc sát nhập để xây dựng lên các đơn vị ngân hàng lớn hơn, qua các hoạt động thị trường chung, mở rộng một loạt các dịch vụ và phát triển
hơn nữa các cơ sở đào tạo. Các Ngân hàng HTX tại các khu đô thị thường lấy tên là Ngân hàng Nhân dân, còn tại các vùng nông thôn đều mang tên Ngân hàng Raiffeisen (Raiffeisen Bank). các HTX ở Đức không bao giờ phá sản vì tất cả đều tham gia các loại bảo hiểm và quỹ an toàn hệ thống. Yếu tố tạo nên sự thành công và tự tin như vậy, đơn giản đó là: hiểu rất rõ khách hàng, không cho người ngoài hoặc những người mà ngân hàng không hiểu rõ vay. Công tác kiểm soát được tổ chức thường xuyên, bài bản, trung thực, chất lượng, phát hiện kịp thời những thiếu sót, tồn tại để có hướng xử lý, giải quyết dứt điểm, kịp thời. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật; gắn bó với tổ chức đại diện và hỗ trợ cho mình đó là hệ thống Liên đoàn HTX. Các ngân hàng thành lập các Uỷ ban kiểm soát có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay, thẩm định tài chính khách hàng, thẩm tra các báo cáo tài chính. Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ quá hạn, nợ xấu thông qua các cơ chế, chính sách cho vay, thành lập Uỷ ban giám sát ngân hàng cũng như mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh hiện tại, các ngân hàng quy định các người ký kết các khoản tín dụng phải chịu trách nhiệm trước trong việc thực hiện phân loại tín dụng dựa trên những yếu tố nhu khả năng thanh toán từ các nguồn thu nhập, TSĐB, các điều kiện về tài chính...
1.4.1.2. Kinh nghiệm tại một số ngân hàng trong nước về kiểm soát nội bộ
nghiệp vụ tín dụng
* Kinh nghiệm của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch là Chi nhánh luôn nằm trong top 3 chi nhánh có lợi nhuận cao và làm việc tốt nhất trong toàn hệ thống. Tổng dư nợ qua các năm của chi nhánh đều tăng, tuy dư nợ của chi nhánh Sở giao dịch so với chi nhánh Bắc Ninh còn thấp hơn nhưng nhờ việc kiểm soát nội bộ chặt chẽ đã giúp tỷ lên nợ xấu của Ngân hàng hợp
tác - Chi nhánh Sở Giao dịch luôn chiếm tỷ trọng thấp so với các chi nhánh có cùng quy mô trong hệ thống. Để có được thành tích trên, chi nhánh đã chủ động định hướng cơ cấu cho vay chuyển từ cho vay không có TSBĐ sang cho vay có TSBĐ là chủ yếu. Đối với những khoản vay có TSBĐ thì TSBĐ chủ yếu là đất đai, nhà cửa. Đối với những khoản vay không có TSBĐ thì thẩm định kỹ và theo dõi sát sao quá trình sử dụng vốn.
- Chi nhánh đã xây dựng được một chính sách tín dụng phù hợp trong đó thực hiện nghiêm túc quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng, xác
định rõ giới hạn cho vay để định hướng tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm
soát. Chi nhánh áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng để giúp ngân hàng có thể xác định hạn mức tín dụng, thời hạn,
biện pháp
bảo đảm tiền vay và lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay
đang có
chất lượng xấu đi để có những biện pháp đối phó kịp thời.
- Nhờ áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro tín dụng của chi nhánh được giảm thiểu. Chi nhánh cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Mỗi ngành có
những hạn chế riêng được quy định theo một số tiêu chí nhất định. Nhờ vậy
mà chi nhánh không bị phụ thuộc vào một số ít khách hàng lớn hay một số
tín dụng có thể xảy ra, giảm thiểu tối đa tỷ lệ nợ xấu. Ngân hàng hợp tác ngoài đặc thù là ngân hàng của các quỹ tín dụng thì còn mang đặc điểm của một NHTM thông thường, vậy nên Ngân hàng Hợp tác cũng nên học hỏi kinh nghiệm kiểm soát nội bộ của một số NHTM điển hình.
Hoạt động giám sát nội bộ được tiến hành thường xuyên, VCB đang triển khai việc cải tiến, thay đổi nhiều phương diện gồm hệ thống văn bản chính sách quy định nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống thông tin quản lý, cụ thể như sau:
- Về hệ thống văn bản chính sách quy định nội bộ Vietcombank (VCB) thường xuyên xây dựng mới hoặc cập nhật sửa đổi, bổ sung hệ thống
văn bản
nội bộ để bắt kịp các thay đổi trong hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước
hoặc thay đổi các mục tiêu kinh doanh, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Trong năm 2016, nhiều bộ quy trình mới liên quan đến mảng nghiệp vụ như
bảo lãnh, xử lý nợ, vay tiền gửi liên ngân hàng, mua bán tờ có giá, quản lý
vốn, đầu tư, quy chế tài chính, hoạt động công nghệ thông tin,...đã được rà
soát để ban hành mới cho phù hợp thực tiễn kinh doanh và các quy định hiện
hành của pháp luật. Với khối lượng văn bản lớn, nhiều văn bản có mối
liên hệ
mật thiết, do đó để thuận tiện trong công tác tra cứu, quản lý và sử dụng văn
quản trị rủi ro; tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua việc lập báo cáo ngành làm căn cứ định hướng chính sách tín dụng; VCB vẫn đang trong quá trình xây dựng mô hình ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. Để mô hình này sớm được triển khai vào thực tế, VCB cần đẩy mạnh việc thu thập cơ sở dữ liệu nội bộ, xây dựng chính sách và trang bị hệ thống vận hành.
+ Rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản: VCB đã thực hiện xong dự án “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thị trường”, căn cứ vào kết quả dự án, VCB đã ban hành quy định về phân tách và quản lý sổ kinh doanh và sổ ngân hàng, tách riêng bộ phận kinh doanh vốn và quản lý tài sản nợ có (ALM). Hiện nay VCB đã thực hiện công tác tách sổ, xây dựng hoàn thiện cách chính sách, quy trình, khung hạn mức rủi ro.
+ Rủi ro hoạt động: VCB đã hoàn thành dự án tư vấn “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro hoạt động”, thiết lập mô hình đánh giá rủi ro (RCSA) và đưa vào triển khai thực tế. Thông qua việc áp dụng mô hình thu thập dữ liệu rủi ro, tổn thất, tự đánh giá rủi ro, VCB thực hiện đánh giá mức độ rủi ro trong từng hoạt động nghiệp vụ để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
- Triển khai chính sách, cơ chế và các chốt kiểm soát trong các quy trình nghiệp vụ:
Trong năm 2016, VCB thường xuyên tổ chức hội thảo rà soát, xây dựng sơ đồ quy trình nghiệp vụ nhằm chuẩn hóa các quy trình hoạt động của từng nghiệp vụ, tạo cẩm nang hướng dẫn chi tiết cho cán bộ VCB. Qua quá trình lập sơ đồ quy trình nghiệp vụ đã giúp VCB phát hiện ra các rủi ro tiềm ẩn trong việc thực hiện quy trình, xác định, đánh giá tính phù hợp của các chốt kiểm soát đang được thiết kế; từ đó, sửa đổi, bổ sung thêm các chốt kiểm soát theo hướng tăng cường khả năng hỗ trợ kiểm soát tự động từ hệ thống, giảm thiểu các loại rủi ro về mức có thể chấp nhận được. Mặt khác, thông qua việc
triển khai tốt cơ chế liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện quy trình quy định nội bộ tại đơn vị; song song với thiết lập kênh báo cáo sự cố từ cấp cơ sở đến cấp quản lý tại TW, phần lớn các tồn tại trong quá trình tác nghiệp đều được phát hiện kịp thời và khắc phục ngay.
- Kiểm soát việc phân công trong chỉ đạo điều hành bộ máy kiểm tra giám sát tuân thủ