Co-opBank đã thực hiện triển khai mô hình quản trị rủi ro bằng 3 tuyến phòng thủ từ năm 2015 và cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa theo tiêu chuẩn của Ủy ban Basel 2 nhằm đảm bảo các chuẩn mực an toàn đã được tuân thủ và dần tiệm cận với các chuẩn mực quản trị tiên tiến thế giới, đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng. Mỗi cá nhân từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Tức là đảm bảo việc quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống chứ không chỉ riêng trách nhiệm của Khối quản trị rủi ro.
Các quy chuẩn được xây dựng phải tiến tới mức độ hoàn thiện cao, không chỉ phòng ngừa rủi ro đã có mà còn phải tiên lượng được các rủi ro tiềm tàng khác nhằm hạn chết tới mức tối thiểu ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tạo điều kiện, hỗ trợ các chi nhánh phát triển hoạt động kinh doanh thông qua các biện pháp nhằm tăng khả năng tự chủ cả, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh; thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, khoá
học nghiệp vụ... cho các chi nhánh, có sự tham gia của các ngân hàng hàng đầu trên thế giới và khu vực tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.
Tạo mọi điều kiện nhằm phát triển thị trường liên ngân hàng. Nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin liên ngân hàng nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro do thông tin không cân xứng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ điện từ liên ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của hệ thống ngân hàng, đồng thời mở rộng các hoạt động này.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần thường xuyên thông tin cho các chi nhánh về dự báo diễn biến của thị trường đặc biệt ở thời điểm thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ đó chi nhánh chủ động điều hành công cụ lãi suất kịp thời linh hoạt.
Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo tín dụng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ trên toàn hệ thống để cán bộ tín dụng cũng như các lãnh đạo kinh doanh có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm, đề xuất ý kiến, phản ánh những vướng mắc trong thực tế nhất là đối với các biện pháp hạn chế rủi ro.
Nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên của ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ thẩm định và phân tích tín dụng. Trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật hiện đại cần thiết và xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng và thông tin quản lý. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro riêng cho mình để cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin về khách hàng một cách đầy đủ nhất. Giảm rủi ro trong những trường hợp thông tin bị sai lệch hay do thiếu thông tin.
Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân của ngân hàng và sau khi giải ngân.