Khái quát về hoạt động cho vay thi công đóng tàu

Một phần của tài liệu 0706 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 69)

2.2.1.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay thi công đóng tàu BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội

Hoạt động cho vay các doanh nghiệp kinh doanh đóng tàu tại Chi nhánh được điều chỉnh bởi quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quy chế quy định những nguyên tắc, thủ tục, các bước trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng. Quy chế trên đã được sửa đổi, bổ sung hai lần bởi các Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 và quyết định số 738/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005. Bên cạnh việc tuân thủ theo quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng thì hoạt động cho vay các doanh nghiệp kinh doanh đóng tàu còn tuân theo những quy định riêng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Cụ thể, hoạt động này được điều chỉnh bởi Quyết định số 3999/QĐ- QLTD1 ngày 14/07/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ban hành quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp và Quyết định số 6105/QĐ-PTSP ngày 10/11/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam quy định về cho vay thi công đóng tàu và quyết định số 7372/QĐ-PTSP ngày 28/12/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam sửa đổi, bổ sung Quy định về cho vay thi công đóng tàu.

2.2.1.2. Quy trình hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội

Quy trình cho vay được bắt đầu khi cán bộ quan hệ khách hàng thuộc bộ phận quan hệ khách hàng tiến hành tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi hoàn tất thanh lý hợp đồng. Hoạt động cho vay doanh nghiệp đóng tàu được tiến hành theo các bước sau đây:

2.2.1.1. Quy trình cho vay thi công đóng tàu đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển

Quy trình vay đóng mới tàu biển tại BIDV bao gồm 8 bước như sau: Bước 1. Tiếp nhân dự án.

Cán bộ quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp thị, trực tiếp tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng bao gồm:

+ Giấy đề nghị cấp tín dụng + Hồ sơ pháp lý của khách hàng

+ Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng

+ Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng (phương án sản xuất kinh doanh) + Hồ sơ bảo đảm tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh

Bước 2. Thẩm định và lâp báo cáo đề xuất tín dụng

Căn cứ vào hồ sơ tín dụng của khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo những nội dung cụ thể như sau:

+ Đánh giá chung về khách hàng

+ Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng

+ Chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách khách hàng phù hợp với quy định

+ Phân tích, đánh giá về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp

+ Đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm của Pháp luật và BIDV

+ Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa + Lập báo cáo đề xuất tín dụng

Đối với doanh nghiệp đóng tàu, việc thẩm định tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ lao động...).

+ Kinh nghiệm đóng tàu của khách hàng (kinh nghiệm đóng các loại tàu tương tự), khả năng thực hiện đóng tàu đúng tiến độ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong trường hợp chậm tiến độ bàn giao.

+ Tính khả thi của phương án đóng tàu: về điều kiện tài chính phục vụ đóng tàu (vốn tự có, vốn ứng của bên mua, vốn vay ngân hàng, TCTD.), tiến độ theo hợp đồng đã ký

+ Tính hiệu quả của phương án đóng tàu: Sự phù hợp của dự toán đóng tàu, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn vốn thanh toán của bên mua (uy tín trên thị trường, nguồn vốn thanh toán có được đảm bảo bằng bảo lãnh thanh toán của ngân hàng không, khả năng chuyển nhượng hợp đồng đóng tàu cho bên thứ 3.), lợi nhuận khách hàng thu được.

+ Các điều kiện để hợp đồng đóng tàu có hiệu lực, sự phù hợp của các điều kiện thương mại của hợp đồng đóng tàu.

Bước 3. Thẩm định rủi ro

Sau khi Phòng Quản lý rủi ro tiếp nhận báo cáo đề xuất cấp tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng Quan hệ khách hàng và phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh, cán bộ quản lý rủi ro sẽ thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng quản lý rủi ro. Bộ phận thẩm định dự án sẽ sử dụng chủ yếu các thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ dự án, kiểm tra tính chính xác của các thông tin đó dựa trên kinh nghiệm và so sánh, tham khảo với các nguồn thông tin khác có liên quan từ đó đưa ra đánh giá về khoản vay để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 4. Phê duyệt khoản vay và ký Hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài sản hình thành từ vốn vay

Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ quan hệ khách hàng lập báo cáo thẩm định và tờ trình cho vay theo mẫu kèm theo hồ sơ vay vốn trình lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng.

vốn, ghi rõ ý kiến về việc đề xuất cho vay vào tờ trình và trình lãnh đạo.

Căn cứ vào bộ hồ sơ vay vốn, căn cứ đề xuất của Phòng quan hệ khách hàng và ý kiến tái thẩm định của phòng quản lý rủi ro, khoản vay sẽ được lãnh đạo ngân hàng (Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách) phê duyệt đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng.

Đối với những khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của lãnh đạo Ngân hàng, khoản cấp tín dụng sẽ được đưa ra Hội đồng tín dụng tư vấn, xin ý kiến trước khi quyết định cấp tín dụng theo đúng quy định của BIDV.

Sau khi khoản tín dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chi nhánh và khách hàng tiến hành thương thảo ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay theo đúng quy định

Bước 5. Thực hiện giải ngân

Ngoài các điều kiện cụ thể theo phê duyệt của khoản vay, cấp bảo lãnh, Chi nhánh chỉ thực hiện giải ngân khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Hợp đồng đóng tàu đã có hiệu lực

+ Khách hàng phải xuất trình các chứng từ: Hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ, bảng kê chi phí, thông báo nộp tiền vào tài khoản (với khoản vay để thanh toán LC nhập khẩu), bảo lãnh thanh toán của ngân hàng bên mua phù hợp với hợp đồng đóng tàu.. .Ngoài ra, Chi nhánh yêu cầu khách hàng cung cấp thêm cam kết cung cấp nguồn vốn của ngân hàng bên mua (nếu có).

Chi nhánh chỉ thực hiện giải ngân các chi phí trong phạm vi dự toán đóng tàu, theo từng giai đoạn: cho vay thanh toán nguyên vật liệu, thiết bị nhập khẩu, cho vay thanh toán nguyên vật liệu, thiết bị trong nước, cho vay thanh toán các chi phí khác.. .và đảm bảo tổng mức cho vay tuân thủ theo đúng quy định và được theo dõi quản lý chi tiết đến từng tàu. Việc giải ngân để thanh toán nguyên vật liệu, thiết bị nhập khẩu phù hợp với tiến độ giao hàng được xác định trong hợp đồng nhập khẩu và cam kết LC.

Bước 6. Kiểm tra, giám sát quá trình cho vay

trước, trong và sau khi giải ngân theo đúng quy định hiện hành của Pháp luật và hướng dẫn của BIDV. Quá trình quản lý khoản vay, Chi nhánh phải kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết đã được BIDV bảo lãnh theo quy định hiện hành của BIDV để có biện pháp xử lý kịp thời.

Kiểm tra tiến độ thi công đóng tàu: Trong giai đoạn thi công đóng tàu, cán bộ quan hệ khách hàng phải kiểm tra thường xuyên, tối thiểu 03 tháng/lần tiến độ thi công đóng tàu của khách hàng, việc kiểm tra tập trung và những điểm sau đây:

+ Tiến độ thi công đóng tàu, giá trị sản lượng ước tính

+ Xác nhận của chủ tàu và Cơ quan Đăng kiểm về các mốc chính thực hiện Khi phát hiện ra các sai phạm của khách hàng vay vốn trong việc sử dụng vốn vay ngân hàng và/hoặc xảy ra sự cố ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ vốn vay, Chi nhánh dừng giải ngân và yêu cầu khách hàng khắc phục những vi phạm đó hoặc thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ trước hạn hoặc yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo.. .theo quy định của BIDV.

Bước 7. Quá trình định giá tài sản bảo đảm và ký hợp đồng thế chấp

Trước khi cho vay, Chi nhánh yêu cầu khách hàng cung cấp tối thiểu các hồ sơ sau để lưu giữ hồ sơ bảo đảm tiền vay:

+ Hợp đồng thế chấp tàu trong quá trình thi công đống mới (bản chính). + Hợp đồng đóng tàu (bản chính hoặc sao y).

+ Hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm trong quá trình thi công đóng tàu (bản chính).

+ Hợp đồng ký với cơ quan đăng kiểm giám sát (bản chính hoặc sao y).

Khách hàng phải mua bảo hiểm cho toàn bộ tàu trong thời gian thi công đóng mới (cho đến thời điểm bàn giao).

xác nhận của Bên mua tàu và đăng kiểm) tương ứng với các mốc thời gian cắt tôn, đặt kỵ, đấu đà, hạ thủy làm căn cứ theo dõi, định giá tài sản bảo đảm.

Chi nhánh có thể định giá căn cứ trên báo cáo giá trị sản lượng đóng tàu, biên bản làm việc giữa khách hàng và chủ đầu tư xác nhận về khối lượng công việc thực hiện (nếu có) và kiểm tra thực tế tại Nhà máy đóng tàu.

Khi dự tàu đã được đóng xong, cán bộ quan hệ khách hàng phối hợp với Phòng thẩm định và quản lý tín dụng tiến hành định giá TSĐB. Hồ sơ TSĐB bao gồm:

- Quyết toán giá thành, Phê duyệt quyết toán đầu tư của Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị

- Đơn bảo hiểm: Bao gồm 02 loại là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm thân vỏ. Đối với bảo hiểm thân vỏ yêu cầu Chủ đầu tư mua bảo Bảo hiểm đủ phần giá trị tàu đã được phê duyệt quyết toán và chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm về Ngân hàng.

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu:

+ Tàu biển chạy tuyến quốc tế: Chỉ cần bảo sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký tàu. Bản chính do Chủ đầu tư giữ và xuất trình khi có yêu cầu của Cơ quan có chức năng.

+ Tàu sông và pha sông biển: Ngân hàng lưu giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu, giao cho Chủ đầu tư Bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký tàu có xác nhận của ngân hàng, thời gian có hiệu lực của bản xác nhận bằng với thời gian mua Bảo hiểm thân vỏ tàu (có hoá đơn).

- Đối với tàu biển được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chính thức (đã hoàn thành nộp thuế trước bạ với nhà nước) chủ tàu mới tiến hành ký phụ lục hợp đồng bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay hoặc hợp đồng thế chấp. Trong một số trường hợp Chủ tàu mới xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tạm thời (nguyên nhân chưa nộp thuế trước bạ) đối với trường hợp này chưa làm được các

thủ tục thế chấp theo luật định

- Tiến hành ký Hợp đồng thế chấp với Chủ tàu (không cần ký qua cơ quan công chứng nhà nước).

- Tiến hành đăng ký thế chấp theo luật định:

+ Đối với tàu biển (Giấy chứng nhận đăng ký tàu do Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên cấp thì Đăng ký theo mẫu gửi kèm theo Hợp đồng thế chấp, đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên tại khu vực nơi cấp giấy đăng ký tàu)

+ Đối với tàu sông, tàu pha sông biển (Giấy chứng nhận đăng ký tàu do Sở Giao thông công chính địa phương cấp, gửi thông báo thế chấp đến Sở giao thông công chính thông báo về việc tàu đã được thế chấp tại ngân hàng, đăng ký thế chấp tại Trung tâm giao dịch bảo đảm quốc gia.

Bước 8. Thu nợ

Chi nhánh bám sát quá trình thi công đóng tàu của khách hàng để thực hiện thu nợ gắn liền với các mốc ứng tiền thanh toán được quy định cụ thể trong các hợp đồng đóng tàu. Các mốc thời điểm khách hàng được chủ tàu thanh toán thường bao gồm các lần như sau:

+ Cắt tôn: thường thanh toán từ 10 - 20% giá trị hợp đồng + Đặt ky: thường thanh toán 5 - 10% giá trị hợp đồng + Hạ thuỷ: thường thanh toán 10 - 20% giá trị hợp đồng + Bàn giao: thanh toán phần còn lại

2.2.2.Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại Chi nhánh 2.2.2.1. Hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại Chi nhánh

BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội là một trong những Chi nhánh đầu tiên trong hệ thống BIDV triển khai nghiệp vụ cho vay đối với các doanh nghiệp đóng tàu. Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay thi đóng tàu tại Chi nhánh, chúng tôi cần xem xét một số chỉ tiêu qua các bảng số liệu tính toán cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Tỷ trọng cho vay thi công đóng tàu giai đoạn 2007 - 2011

tiền (%) tiền (%) năm 2007 (%) tiền (%) năm 2008 (%) tiền (%) năm 2009 (%) tiền (%) năm 2010 (%) Tổng dư nợ 4.35 0 100 5.80 0 100 33,3 % 6.25 0 100 8% 7.20 0 100 15% 7.95 0 100 10% Dư nợ DN đóng tàu 644 14,8% 803 13,8% 24,7% 1.429 %22,9 78% 1.486 20,6% 4% 1.496 %19 1% Tổng doanh số cho vay 2.50 0 100 2.95 0 100 18,0 % 3.85 2 100 31% 3.45 8 100 - 10% 3.73 0 100 8% Doanh số cho vay DN đóng tàu 908 36,3% 1.022 34,6% 12,6% 1.402 %36,4 37% 342 9,9% 76%- 830 %8.3 10%- Tổng doanh số thu nợ 2.25 0 100 1.50 0 100 - 33,3 % 3.40 2 100 127 % 2.50 8 100 - 26% 2.98 0 100 19% Doanh số thu nợ DN đóng tàu 1.19 2 53,0 % 863 57,5 % - 27,6 % 776 22,8% -10% 285 11,4% 63%- 829 %6.7 5%

năm 2005, đây là giai đoạn ngành vận tải biển Việt Nam được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, được hỗ trợ về mọi mặt để phát triển. BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội là một NHTM quốc doanh đi đầu trong lĩnh vực hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với lĩnh vực thi công đóng tàu. Từ những dự án đóng tàu với trọng tải nhỏ khoảng 1.000 - 3.000 tấn, đến nay Chi nhánh đã thực hiện cho vay thi công những tàu hàng rời có trọng tải lên đến 60.000 tấn. Theo đó, dư nợ vay cho vay thi công đóng tàu không ngừng tăng qua các năm.

về dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay thi công đóng tàu:

Số liệu tại bảng 2.6 cho thấy, dư nợ hoạt động cho vay các doanh nghiệp đóng tàu nhìn chung qua các năm đều tăng lên theo xu hướng mở rộng quy mô hoạt động và tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh. Từ con số chỉ 644 tỷ đồng năm 2007, chiếm

Một phần của tài liệu 0706 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w