Giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu 0706 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 81 - 90)

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng

Con người là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào, đối với hoạt động cho vay thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng. Yếu tố con người quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng sản

phẩm dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong cho vay thì vấn đề cốt lõi là phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, các cán bộ có đủ tài và đức.

Theo mô hình tổ chức mới của hệ thống BIDV, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng bao gồm: cán bộ quan hệ khách hàng (đội ngũ trực tiếp làm đầu mối giao dịch với khách hàng, chịu trách nhiệm từ khâu tiếp thị khách hàng, đề xuất khoản vay đến theo dõi và thu hồi nợ); cán bộ quản lý rủi ro trong cho vay (là cán bộ hỗ trợ trong việc tái thẩm định khoản vay); cán bộ quản trị tín dụng (là cán bộ quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ mang tính chất tác nghiệp như giải ngân, thu nợ, phát hành bảo lãnh...). Để đáp ứng được yêu cầu, chi nhánh cần tập trung vào một số nội dung định hướng sau:

- Trước hết cần phải tiêu chuẩn hóa những yêu cầu đối với cán bộ tín dụng để đáp ứng được yêu cầu hiện nay khi có nhiều nghiệp vụ phức tạp, môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Theo đó, bên cạnh trình độ chuyên môn thì các cán bộ cũng cần phải có một phẩm chất đạo đức tốt:

Về trình độ chuyên môn: phải nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ và phải có những hiểu biết tương đối rộng về chủ trương, chính sách của Chính phủ và NHNN, tình hình kinh tế, xã hội, thị trường, pháp luật. Đồng thời có khả năng phân tích đánh giá, nắm bắt vấn đề, nhanh nhạy trong xử lý các tình huống phát sinh, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, có kỹ năng giao tiếp, sử dụng thành thạo tin học văn phòng, một số phần mềm ứng dụng nghiệp vụ...

Về phẩm chất đạo đức, đạo đức nghề nghiệp: đây là yếu tố rất quan trọng, vì hoạt động cho vay có nhiều cám dỗ dễ dẫn đến các sai phạm, cho dù các cán bộ nào có trình độ chuyên môn cao mà đạo đức có vấn đề, có biểu hiện tiêu cực thì dứt khoát không thể để trong đội ngũ cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng trước mọi tình huống, có ý thức tự rèn luyện, tận tụy và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

khách quan để lựa chọn ra được những nhân viên mới không chỉ có những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà còn có cả những sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực liên quan, có kỹ năng phân tích xử lý vấn đề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc... Không nên tuyển dụng các cán bộ không đúng chuyên ngành làm cán bộ tín dụng.

- Liên tục cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Liên kết và tổ chức đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để có thể cùng trao đổi những bài học kinh nghiệm trong công tác. Không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.

- Thực hiện bố trí luân chuyển cán bộ sao cho phù hợp, bố trí đúng người đúng việc để các cán bộ có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.

- Căn cứ trên khối lượng công việc, quy mô phát triển hoạt động cho vay để đảm bảo đủ số lượng cán bộ làm công tác tín dụng, đảm bảo các cán bộ có đủ thời gian thẩm định khoản vay, thời gian kiểm soát, quản lý khoản vay một cách đầy đủ, chặt chẽ. Tránh tình trạng các cán bộ tín dụng phải ôm đồm khối lượng công việc quá lớn dẫn đến việc sao nhãng một số bước trong nghiệp vụ, có thể dẫn đến rủi ro trong cho vay trong tương lai.

- Ngân hàng cần phải xây dựng một chính sách nhân sự tích cực, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho cuộc sống của cán bộ để từ đó sẽ tạo ra tâm lý tin tưởng và họ sẽ hết mình cống hiến cho công việc, có chế độ đãi ngộ khen thưởng hợp lý và xử phạt nghiêm minh nhằm nâng cao kỷ cương trong hoạt động cho vay.

3.2.1.2. Hoàn thiện quy trình cho vay thi công đóng tàu.

Quy trình tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM, nó hướng dẫn từng bước chi tiết và cụ thể các công việc mà một cán bộ tín dụng phải thực hiện từ khi tiếp cận khoản vay, thực hiện cho vay và quản lý khoản vay sau khi thực hiện giải ngân. Một sản phẩm tín dụng thường có một quy

trình tín dụng đi kèm, quy trình này thường xuyên được thay đổi để thích nghi với sự thay đổi đa dạng của sản phẩm tín dụng đó.

Hiện tại, BIDV đã ban hành quy trình cho vay thi công đóng tàu, tuy nhiên quy trình được các chuyên gia đánh giá là chưa thật sự hoàn thiện, nó chỉ tập trung vào cho vay đối với nhà máy đóng tàu bởi trong thời gian qua BIDV đang tập trung cho vay Vinashin. Do đó, trong thời gian tới BIDV phải chú trọng hơn đến nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển. Với mỗi đối tượng doanh nghiệp đi vay (đóng tàu thương mại, đóng tàu để khai thác,mua tàu), BIDV cần xây dựng một quy trình riêng để làm cơ sở cho việc phát vay. Việc xây dựng quy trình tín dụng đòi hỏi nhiều thời gian và đội ngũ nhân viên phụ trách phải nắm vững kiếm thức lý thuyết và thực tiễn của ngành đóng tàu. Có như vậy, khi quy trình đi vào thực hiện mới đạt được hiệu quả và bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng. Trước hết, nhóm phụ trách xây dựng quy trình phải là những người nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ tín dụng và phải có kinh nghiệm thực tế nhiều năm trong việc cho vay thi công đóng tàu. Ngoài bộ phận này thì một bộ phận quan trọng không thể thiếu đó là bộ phận tham mưu tư vấn. Đây là đội ngũ kỹ thuật nắm vững quá trình thi công một con tàu phải thực hiện những công đoạn nào, tiêu hao bao nhiêu nguyên vật liệu, giá thành chính xác một con tàu, nhà máy đóng tàu nào chất lượng...

3.2.1.3. Tăng cường thu thập và xử lý thông tin

Với môi trường kinh tế năng động, biến động phức tạp của môi trường kinh doanh như hiện nay, bất kỳ một tổ chức nào muốn thành công tron g kinh doanh đều cần có những thông tin hữu ích, đặc biệt khi tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro trong hoạt động cho vay, do đó vấn đề thông tin được đặt ra như một trong những yếu tố hàng đầu cần phải quan tâm.

Nếu ngân hàng thiếu thông tin hoặc có thông tin nhưng thông tin bị nhiễu trong quá trình thẩm định khách hàng vay, dự án/phương án kinh doanh, phục vụ quản lý khoản vay. thì ngân hàng có thể gặp phải những rủi ro dẫn đến tổn thất

trong hoạt động hoặc do thiếu thông tin khiến ngân hàng từ chối khách hàng, dự án tốt, và khi thiếu thông tin ngân hàng sẽ không đưa ra được các biện pháp xử lý tình huống tốt nhất trong quá trình quan hệ với khách hàng vay.

Mặc dù trong những năm gần đây Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn tại các Tổ chức tín dụng, cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Do đó, Chi nhánh phải từng bước thiết lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

Thành lập bộ phận theo dõi thông tin kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành, thị trường, chính sách của Chính phủ, NHNN: ở góc độ chi nhánh thì không cần thiết phải có bộ phận chuyên trách mà sẽ thành lập dưới góc độ Tổ bán chuyên trách gồm thành viên của một số phòng như Quản lý rủi ro, Quan hệ khách hàng, Kế hoạch tổng hợp. Tổ này sẽ có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi diễn biến của môi trường kinh doanh, các dự báo trong thời gian tới để tham mưu cho Ban Giám đốc đề ra những định hướng trong hoạt động cho vay, chiến lược quản lý rủi ro trong cho vay, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình.

Trước mắt, tại Chi nhánh cần giao cho 01 Phòng đầu mối thu thập thông tin của các khách hàng tại chi nhánh thành một kho dữ liệu chung, đặc biệt sự liên quan giữa các khách hàng với nhau để toàn bộ đơn vị có thể khai thác được các thông tin chung. Đồng thời đề xuất với Hội sở chính BIDV cần thiết lập 1 kho thông tin khách hàng cho toàn bộ hệ thống BIDV, chi nhánh này có thể khai thác thông tin từ các chi nhánh khác. Cuối cùng, trên cơ sở hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước kho dữ liệu thông tin của BIDV sẽ được kết nối với kho dữ liệu của các NHTM khác để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu.

- Từng bước thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới, trong nước (hiện tại Chính phủ đã cho phép triển khai kênh thông

tin tín dụng tư nhân, khi đó sẽ có nhiều tổ chức triển khai dịch vụ) để có thể khai thác, mua thông tin để đáp ứng yêu cầu công việc. Gắn với đó là việc Chi nhánh cũng phải từng bước xây dựng cơ chế chi phí dành riêng để mua thông tin hữu ích qua các trung gian.

- Bên cạnh đó, các cán bộ làm việc trong khối tín dụng cần phát huy tính chủ động trong việc thu thập các thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, thông tin về khách hàng qua báo chí, Internet, thông tin qua bạn bè, đối tác trung gian.. .để có cái nhìn rộng hơn về khách hàng, tránh tình trạng đơn thuần thẩm định khoản vay chỉ trên cơ sở các thông tin do khách hàng cung cấp (báo cáo tài chính, đăng ký kinh doanh, lịch sử hoạt động,cơ cấu tổ chức,mạng lưới kênh phân phối.).

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng thông tin trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp đóng tàu.

Như đã phân tích, thông tin có một vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Thông tin hiệu quả sẽ đem lại cho ngân hàng những quyết định sáng suốt và ngược lại. Thông tin trong hoạt động tín dụng là những thông tin về môi trường tín dụng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp đóng tàu. Trong quá trình xem xét và quyết định cho vay thì cán bộ tín dụng cần phải thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn, các thông tin liên quan đến đầu ra sản phẩm. Chất lượng thông tin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp đóng tàu, ngoài các thông tin thông thường như tài chính của doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng còn cần phải tìm hiểu những thông tin về con tàu, nguồn tiền thanh toán cho công trình đóng tàu, tiến độ thi công con tàu cũng như thời gian thanh toán.

về việc thu thập thông tin khách hàng: Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu kỹ hoạt động của doanh nghiệp đóng tàu trong một thời gian nhất định, thu thập thông tin về con tàu họ sắp đóng mới. Cán bộ tín dụng cũng cần phải thu thập các thông tin về đối tác liên quan đến khách hàng của mình.

về việc thu thập thông tin thị trường: Cán bộ tín dụng phải xem xét các yếu tố như giá cả vật liệu, nhân công trên thị trường chung, dự đoán về tình hình cung cầu

sản phẩm trong từng thời kỳ, từng khu vực.

Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, cán bộ tín dụng cần phân tích tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó mà cán bộ tín dụng có thể nhìn nhận khái quát lại tình hình của doanh nghiệp cũng như lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động để đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.

3.2.1.5. Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay

Quyết định cho vay thuộc về ngân hàng nhưng việc thu nợ lại phụ thuộc phần lớn vào thái độ, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp đóng tàu. Do vậy, công tác thẩm định trước khi cho vay là quan trọng và cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, nghiêm túc.

Để thẩm định đạt hiệu quả cao, cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàng trình các bảng báo cáo tài chính ở thời điểm gần nhất và hai năm liền kề với thời điểm vay vốn. Từ đó cán bộ tín dụng thẩm định xem doanh nghiệp đóng tàu có đủ điều kiện vay vốn hay không. Để nâng cao chất lượng thẩm định đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng đối với doanh nghiệp đóng tàu. Công tác thẩm định không chỉ dừng lại ở khâu trước khi cho vay mà cả sau khi ngân hàng cho vay, cán bộ tín dụng vẫn phải thẩm định tiến độ cũng như các biện pháp kịp thời để hạn chế rủi ro tín dụng.

Công tác tổ chức, điều hành khoa học hợp lý trong hoạt động cho vay sẽ phát huy được tối đa tính sáng tạo, năng lực sở trường ở mỗi người đồng thời đảm bảo sự thuận tiện, sự hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận trong hệ thống, hạn chế rủi ro. Để có một cơ chế hoạt động hiệu quả, an toàn trong thẩm định cho vay, trong thời gian tới, Ngân hàng cần:

+ Xem xét, kiện toàn lại cơ cấu tổ chức phù hợp, dễ kiểm tra, kiểm soát nhưng lại thông thoáng tạo điều kiện cho cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro phát huy năng lực, sở trường. Bộ máy nhân sự phải tinh giản, gọn nhẹ, hướng vào nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng không được thiếu.

+ Thực hiện nghiêm túc mức phân quyền phán quyết và thẩm định theo quy trình đang làm hiện nay. Quán triệt quan điểm coi kết quả thẩm định là tiêu chí quan

trọng và duy nhất cần quan tâm trước mỗi quyết định cho vay.

+ Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, lấy hiệu quả công việc làm thước đo tiêu chuẩn và có chế độ đãi ngộ xứng đáng.

+ Củng cố vai trò của Phòng Quản lý rủi ro dưới giác độ: Có ý kiến đánh giá riêng độc lập về phương án sản xuất kinh doanh, về dự án đóng tàu để tư vấn cho Lãnh đạo (ngoài báo cáo đề xuất của bộ phận quan hệ khách hàng), thực hiện đánh giá đầy đủ sau cho vay để tổng hợp đúc rút kinh nghiệm. Đồng thời, trong quá trình thực hiện thẩm định cần có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, lập phiếu giao nhận hồ sơ cụ thể và yêu cầu tuân thủ quy định về thời gian thẩm định của từng Phòng, đảm bảo

Một phần của tài liệu 0706 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 81 - 90)