Giải pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu 0706 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 96)

suốt thời gian thi công

Thời gian đóng mới một con tàu thường kéo dài từ 18-24 tháng. Trong thời gian thi công, ngân hàng cần thường xuyên giám sát quá trình này để bảo đảm doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nhà máy đóng tàu và chủ tàu có thể cấu kết với nhau để sử dụng nguyên liệu và vật tư khác với dự toán (dùng tôn không đúng ly, dùng vật tư giá rẻ hơn, chất lượng không bảo đảm...) nhằm giảm chi phí thực xuống trong thấp hơn giá trị giải ngân của ngân hàng, phần chênh lệch này có thể được chủ tàu sử dụng thanh toán cho nhà máy đóng tàu vào phần vốn tự có khi thực hiện dự án hoặc được chủ tàu rút ra dùng vào mục đích khác. Việc giám sát còn bảo đảm cho việc thi công đúng theo tiến độ đã đặt ra và làm cở sở cho những lần giải ngân tiếp theo. Do đó, việc giám sát cầm thực hiện chặt chẽ và thường xuyên nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình thi công.

Để thực hiện khâu giám sát này, ngân hàng cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về cách thức giám sát cho cán bộ trực tiếp giám sát. Đồng thời, để bảo đảm tính khách quan và chính xác thì ngân hàng cần thuê tư vấn giám sát hoạt động độc lập - đây là phải là các chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm trong việc đóng mới tàu biển. Biện pháp này có thể làm tăng chi phí vay cho ngân hàng nhưng nó mang lại hiệu quả lâu dài khi chất lượng tàu được bảo đảm. Trước khi quyết định cho vay dự án đóng mới tàu, ngân hàng phải yêu cầu doanh nghiệp và nhà máy đóng tàu cam kết tạo mọi điều kiện cho ngân hàng giám sát việc thi công, không được cản trở việc giám sát của ngân hàng cũng như các chuyên gia tư vấn giám sát mà ngân hàng thuê.

Như chúng ta đã biết, trong quá trình đóng mới tàu biển, mọi hoạt động thi công đóng tàu đều nằm dưới sự giám sát và quản lý của Đăng kiểm Việt Nam. Cơ quan đăng kiểm sẽ cử ít nhất 01 đăng kiểm viên định kỳ đến công trường để giám sát việc thi công. Sau mỗi bước/giai đoạn đăng kiểm sẽ thực hiện nghiệm thu khối lượng. Nếu bảo đảm được chất lượng theo các tiêu chuẩn mà đăng kiểm đề ra thì nhà máy đóng tàu mới được tiếp tục thi công bước tiếp theo. Thông thường, ngân hàng sẽ căn cứ vào Biên bản nghiệm thu khối lượng này của cơ quan đăng kiểm để

thực hiện giải ngân. Vì thế, ngân hàng cấn phối hợp chặt chẽ với đăng kiểm trong việc giám sát thi công nhằm bảo đảm chất lượng thi công. Đồng thời để tránh trường hợp cơ quan đăng kiểm và nhà máy đóng tàu/chủ tàu phối hợp với nhau để thực hiện giám sát và nghiệm thu khối lượng không trung thực thì ngân hàng cần có các biện pháp như: Phải tiến hành làm việc với cơ quan đăng kiểm, nhà máy đóng tàu và chủ tàu để ký biên bản làm việc 4 bên về việc phối hợp trong quá trình giám sát thi công đóng tàu, phân ro quyền lợi và trách nhiệm của các bên. Để phát huy tính chính xác và trung thực của đăng kiểm, ngân hàng và bên tư vấn giám sát của ngân hàng cần thường xuyên giám sát việc thi công.

3.2.2.2. Tăng cường các hoạt động về quản lý tài sản đảm bảo nợ vay để bảo đảm an toàn cho khoản vay.

Tài sản bảo đảm chính của khoản cho vay các dự án đóng mới tàu biển phục vụ kinh doanh vận tại biển là tài sản hình thành từ vốn vay. Giá trị tàu biển sau khi đóng xong sẽ được chủ tàu và nhà máy đóng tàu quyết toán. Ngân hàng sẽ căn cứ trên giá trị quyết toán và giá trị thị trường của tàu biển cùng loại để định giá xác định giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay. Giá trị tài sản bảo đảm sau khi nhân với hệ số 0,8 (hệ số dành cho tài sản cố định theo quy định của BIDV)/tổng dư nợ vay đóng tàu phải đạt tỷ lệ theo quy định đối với Chính sách khách hàng của BIDV. Thông thường, giá trị định giá của tàu sẽ bảo đảm được tỷ lệ này. Tuy nhiên, do tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay nên tiền ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng trong việc quản lý tài sản. Mặc dù tàu được đăng ký thế chấp tại Cơ quan đăng ký tàu biển, điều này bảo đảm doanh nghiệp không thể chuyển nhượng tàu trong quá trình khai thác, tuy nhiên ngân hàng rất khó quản lý được việc sử dụng tài sản bảo đảm của doanh nghiệp. Nhiều chủ tàu muốn thu hồi nhanh vốn đầu tư nên đã tiết kiện các chi phí trong việc bảo quản tàu (sơn tàu, bảo dưỡng các thiết bị theo định kỳ...) dẫn đến chất lượng tàu đi xuống. Do đó, ngân hàng cần có các biện pháp để bảo quản tài sản bảo đảm:

- Ngoài thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay (giá trị tàu), trước khi xét duyệt cho vay, ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp phải bổ sung thêm tài sản bảo đảm

khác (bất động sản, động sản...). Đây coi như một điều kiện trong quyết định cho vay của ngân hàng.

- Yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm thân vỏ cho tàu và chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho ngân hàng. Giá trị mua bảo hiểm phải lớn hơn giá trị thực tế của tàu, giá trị mua bảo hiểm tối thiểu phải bằng 110% giá trị tàu.

- Thông qua việc quản lý doanh thu - chi phí của tàu, ngân hàng sẽ nắm được các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình khai thác tàu. Nếu trong các chi phí đó không có các chi phí liên quan đến việc bảo dưỡng tàu theo định kỳ thì ngân hàng lập tức yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện ngay. Trường hợp doanh nghiệp vì nhiều lý do mà không thực hiện theo yêu cầu của ngân hàng thì ngân hàng có thể dừng việc cho vay ngắn hạn vốn lưu động lại, không hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giảm lãi suất, phí.

- Do giá trị tàu sẽ giảm dần theo thời gian và theo phương pháp khấu hao tài sản cố định mà ngân hàng áp dụng (phương pháp khấu hao đều). Tức hàng năm, giá trị tàu sẽ giảm một lượng nhất định và ngân hàng phải thực hiện định giá lại tài sản cố định. Khi giá tàu giảm thì để bù đắp lại lượng giảm giá trị này, ngân hàng phải thực hiện thu nợ gốc của khoản vay tương ứng hoặc lớn hơn lượng giảm giá trị của tàu. Do đó, khi lập lịch trả nợ gốc cho khoản vay, ngân hàng cần chú ý đến đặc điểm này để đặt lịch cho phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp vì nhiều nguyên nhân không thể trả gốc theo lịch trả nợ thì ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp bổ sung thêm tài sản bảo đảm cho khoản vay để bảo đảm tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm (đã nhân hệ số)/dư nợ vay thực tế.

3.2.2.3. Tăng cường biện pháp xử lý nợ quá hạn trong các khoản vay vốn của doanh nghiệp đóng tàu.

Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, bên cạnh việc phòng ngừa, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu mới thì việc quan tâm tới các khoản nợ quá hạn, nợ xấu hiện hữu và đề ra những giải pháp, biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ cũng là một nội dung quan trọng. Để thực hiện được công tác này thì nhất thiết

cần phải tiến hành rà soát lại các khoản nợ xấu để xác định rõ nguyên nhân phát sinh và đánh giá về khả năng thu hồi:

- Về các khoản nợ xấu được đánh giá vẫn còn khả năng thu hồi: phân tích chi tiết từng khách hàng để có những chính sách phù hợp:

+ Đối với các khách hàng truyền thống của Chi nhánh có uy tín trong quan hệ tín dụng, có triển vọng phát triển nhưng phát sinh nợ xấu do nguyên nhân khách quan (ví dụ như đối với các khách hàng của Chi nhánh bị tác động bởi khủng hoảng như phân tích ở trên) thì ngân hàng cần có sự xem xét kỹ lưỡng, đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng này, tìm hiểu những khó khăn của doanh nghiệp để chung tay cùng tìm ra biện pháp hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, một số biện pháp có thể nghiên cứu áp dụng như:

■ Tiếp tục cấp vốn cho doanh nghiệp với những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo điều kiện khôi phục kinh doanh có nguồn thu trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, cần có sự giám sát chặt chẽ với khoản vay này.

■Giám sát chặt chẽ dòng tiền về của doanh nghiệp, vì có thể doanh nghiệp không trả được nợ là do các bạn hàng chậm trả. Khi điều kiện kinh doanh thuận lợi các khách hàng này sẽ có nguồn tiền về từ các bạn hàng kinh doanh.

■Đề xuất miễn giãm lãi, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thu hồi được nợ gốc.

■Tư vấn cho khách hàng về các phương án kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.

+ Đối với những khách hàng phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của khách hàng như: (i) năng lực quản trị kinh doanh kém dẫn đến doanh thu không ổn định, chi phí phát sinh lớn không thể kiểm soát; (ii) dự án đầu tư/phương án kinh doanh kém hiệu quả do công tác nghiên cứu điều tra thị trường không tốt dẫn đến sản phẩm hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, do phát sinh nhiều khoản chi phí đột biến không lường trước... Đối với trường hợp này cần áp dụng giải pháp sau:

hàng hóa bị ứ đọng, thậm chí phải chấp nhận lỗ hạ giá sản phẩm để đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn. Ngân hàng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp giới thiệu các khách hàng của ngân hàng cũng đang sử dụng loại hàng hóa đó là nguyên liệu đầu vào.

■Đối với những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến quản lý kém hiệu quả, phát sinh nợ xấu thì phải yêu cầu doanh nghiệp sử dụng các nguồn khác để bù đắp trả nợ ngân hàng.

■Giám sát chặt chẽ dòng tiền về của khách hàng.

■Đối với các trường hợp này sau khi đã thu hồi nợ thì cần xem xét toàn diện lại khách hàng, các yếu kém của doanh nghiệp đã khắc phục chưa để có những chính sách tín dụng hợp lý với các khách hàng này.

- Đối với khoản nợ xấu, nợ quá hạn được đánh giá là khó có khả năng thu hồi, cụ thể với một số trường hợp tại Chi nhánh:

+ Nợ xấu của các công ty thành viên của các Tập đoàn lớn được đảm bảo bằng bảo lãnh của các Tập đoàn/Tổng công ty (không có tài sản thế chấp), thì chi nhánh cần bám sát và yêu cầu các Tập đoàn/Tổng công ty lớn này thực hiện theo đúng các cam kết.

+ Các khoản nợ xấu mà có tài sản đảm bảo: hiện nay, Nhà nước đã ban hành các văn bản tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, vì vậy ngân hàng xem xét áp dụng các biện pháp xử lý với các tài sản này như:

■Thực hiện phát mại tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên việc phát mại trong thực tế gặp nhiều khó khăn do: các tài sản phát mại có tính thanh khoản kém dẫn đến khó tìm được người mua tài sản, thời gian phát mại bị kéo dài trong khi nợ doanh nghiệp vẫn hiện hữu, các chi phí liên quan đến phát mại tài sản, một số tài sản có nhiều vướng mắc đó là các tài sản, công trình trên đất nhưng giá trị quyền sử dụng đất vẫn thuộc của Nhà nước...

■Sử dụng linh hoạt các biện pháp đối với tài sản thế chấp/cầm cố như: (i) phối

hợp với Công ty cho thuê tài chính BIDV để tìm các khách hàng thuê lại tài sản và trực tiếp thu tiền; (ii) bán nợ cho các công ty mua bán nợ; (iii) đối với tài sản là nhà đất: nếu địa điểm có thuận lợi thì chi nhánh nghiên cứu đề xuất với Hội sở chính để

thu hồi và chuyển đổi việc sử dụng thành trụ sở, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, văn phòng cho thuê của hệ thống BIDV.

- Ngoài ra để đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ xấu: chi nhánh cần thực hiện giao kế hoạch thu hồi nợ xấu đến từng Phòng/từng cán bộ, gắn với việc đánh giá xếp loại, cơ chế thưởng phạt đối với cán bộ nhằm tăng tính chủ động của cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu 0706 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w