Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0706 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 98)

NHTM cụ thể:

NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về toàn bộ các vấn đề có liên quan đến thẩm định cho vay phù hợp với quy chế cho vay và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, làm cơ sở thực hiện thống nhất trong các hệ thống NHTM; Tổ chức các lớp hội thảo, học tập, tổng kết bài học kinh nghiệm hàng năm trong ngành ngân hàng để tăng cường trao đổi, phối hợp, nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ.

Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC theo hướng thông tin cập nhật, chính xác và toàn diện hơn về các khách hàng, quan hệ tín dụng tại các TCTD, yêu cầu các TCTD cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và phối hợp thu thập thông tin từ các Bộ ngành liên quan.

Là cơ quan quản lý vĩ mô đối với hoạt động ngân hàng, mọi quyết định của NHNN đều làm thay đổi cách thức, phương pháp kinh doanh của các NHTM. NHNN nên thường xuyên đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm mở rộng hoạt động tại các ngân hàng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế chung của Đảng và Nhà nước.

Vì hoạt động của ngân hàng hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro mang tính hệ thống, NHNN cần xác định rõ ràng, cụ thể các giới hạn cảnh báo trước về cạm bẫy và nguy cơ rủi ro cần phòng tránh như giới hạn cho vay đối với mỗi ngành, mỗi vùng cụ thể...

Ngân hàng Nhà nước nên quan tâm hơn công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động ngân hàng, nên chăng bố trí đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có thực tiễn kinh nghiệm, có trình độ lý luận công tác này.

Việc thanh tra, kiểm soát đối với Ngân hàng thương mại phải được tiến hành thường xuyên liên tục, nhằm phát hiện ngăn ngừa những trường hợp vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng, có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro xảy ra, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro trong thanh toán. Do vậy, công tác thanh tra kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, cán bộ làm công tác này ngoài việc giỏi nghiệp vụ chuyên môn còn

được đào tạo kiến thức pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, có tính trung thực, thẳng thắn. Coi trọng kiểm tra việc chấp hành thể lệ tín dụng, quy chế phòng ngừa rủi ro, cần thiết tiến hành kiểm tra chéo, đối chiếu khách hàng vay vốn...Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện sai sót phải nghiêm túc chấn chỉnh, cần thiết phải xử lý nghiêm đối với những cán bộ Ngân hàng vi phạm chế độ, thể lệ gây hậu quả. Mặt khác, cần tích cực khuyến khích công tác kiểm tra tại các NHTM, đặc biệt là kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của cán bộ tín dụng, công tác này phải thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, cụ thể, chính xác.

Một phần của tài liệu 0706 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 98)