Định hướng phát triển hoạt động cho vay thi công đóng tàu

Một phần của tài liệu 0706 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 81)

Hoạt động cho vay và thẩm định cho vay với tư cách là một hoạt động có các khâu tổ chức, điều hành, quy trình riêng cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện nên trước khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện nó cũng cần phải có định hướng rõ ràng. Đặc biệt, hoạt động cho vay và các hoạt động liên quan trực tiếp chiếm tới 80% thu nhập của ngân hàng thì dưới giác độ Ngân hàng (cụ thể là BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội), nên có những định hướng sau:

Cần phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng gắn bó chặt chẽ với lợi ích của chủ dự án.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và phục vụ hoạt động cho vay của BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội trong từng giai đoạn. Yếu tố nhu cầu thị trường đối với dòng sản phẩm của dự án là tối quan trọng, nó quyết định sự thắng lợi của dự án khi đưa dự án vào vận hành.

Yếu tố kinh tế và giai đoạn phát triển của dự án đang ở đâu trong bối cảnh chung của sự phát triển ngành nghề đó cũng tác động không nhỏ đến dự án. Nó có tác dụng giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng đưa ra những chính sách đầu tư vĩ mô đối với những ngành nghề cụ thể.

Công tác thẩm định cho vay phải được quán triệt trong toàn hệ thống nói chung, Chi nhánh nói riêng, không chỉ các cán bộ trực tiếp thực hiện thẩm định mà cả các bộ phận khác với những mức độ yêu cầu cho công việc khác nhau.

Công tác thẩm định phải được quy trình hoá, công nghệ hoá, chú trọng sự phù hợp với định hướng hoạt động cho vay của BIDV.

Công tác thẩm định cho vay phải đóng vai trò tham mưu có hiệu quả cho các cấp lãnh đạo trước quyết định cho vay hay từ chối, là căn cứ duy nhất để phán quyết.

nghề, ban lãnh đạo BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội đã chủ trương tiếp tục dùng một lượng vốn vay nhất định để đầu tư và hoàn thiện đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh vận tải biển và ngành công nghiệp đóng tàu. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh đóng tàu và vận tải biển là một lĩnh vực có thể đảm bảo về yếu tố phát triển ngành nghề (ngành công nghiệp đóng tàu và kinh doanh vận tải biển ở Việt Nam hiện đang được Nhà nước và Chính phủ ưu tiên phát triển), đồng thời phù hợp với chính sách đầu tư cơ bản và kinh doanh của BIDV (giai đoạn trước 2002, BIDV chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực thi công xây dựng cơ bản). Hiện nay, qua khoảng hơn 05 năm đầu tư vào ngành công nghiệp đóng tàu và kinh doanh vận tải biển, bước đầu BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội đã thu được những kết quả khả quan (tăng trưởng dư nợ, chất lượng dư nợ khá tốt), tuy nhiên để kết quả thu được là an toàn và hiệu quả thì khâu thẩm định cho vay sẽ phải tiếp tục được hoàn thiện và phải đúc rút kinh nghiệm một cách thường xuyên.

Một số định hướng cơ bản của BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội trong thời gian tới:

Phấn đấu trở thành Chi nhánh hạt nhân, đầu tàu của hệ thống tại khu vực phía Bắc sông hồng.

Kiểm soát tốt tốc độ tăng trưởng cho vay thi công đóng tàu, tập trung cho vay những dự án/ phương án mang lại hiệu quả kinh tế.

Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay đối với doanh nghiệp đóng tàu. Đây là một trong số những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển xét trên giác độ ngân hàng.

Tăng tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với cho vay thi công đóng tàu. Do đặc thù cho vay đối với các doanh nghiệp này là tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay (thế chấp tàu cho ngân hàng), vì vậy, nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới, khi tiếp cận với các dự án cho vay thi công đóng tàu, Chi nhánh chỉ xem xét các dự án có năng lực tài chính bảo đảm (tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án cao); ngoài tài sản hình thành từ vốn vay thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm tài sản khác (bất động sản, ô tô, tài sản khác...) để bảo đảm cho khoản vay.

Đẩy mạnh phát triển công nghệ để nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro đồng thời tạo mạng lưới hoạt động lớn, không chỉ dừng lại và tập trung vào đối tượng khách hàng lớn mà còn bao trùm cả đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tập trung xử lý những dự án của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả như kỳ vọng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Cụ thể: phân tích tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến dự án không hiệu quả (do chất lượng tàu không bảo đảm, do khả năng khai thác của doanh nghiệp, do doanh nghiệp không thiện chí trong quan hệ vay trả với ngân hàng..), trên cơ sở đó đưa ra các phương án khắc phục, xử lý.

Một phần của tài liệu 0706 một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 81)