phần
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
2.2.2.1. Chính sách tín dụng áp dụng đối với KHCN tại chi nhánh
a. về Chính sách tiếp thị khách hàng
Khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng: Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, trả lương tại NHCT, khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VND trở lên, khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp, đang sinh sống tại các Thành phố, Thị xã, Thị trấn, trong độ tuổi từ 25 - 60.
Khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh: Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại NHCT; nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất
chế biến lương thực quy mô lớn; đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh,... b. Về Chính sách về cấp tín dụng
Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Mọi khách hàng là cá nhân được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi quyết định cấp tín dụng. Các khách hàng sẽ được NHCT xếp thành 10 mức xếp hạng khác nhau: AAA; AA; A; BBB; BB; B; CCC; CC; C; D. NHCT chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở lên và có thu nhập ổn định đủ khả năng trả nợ.
Đánh giá khả năng trả nợ: Để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng NHCT sử dụng hệ số đánh giá khả năng trả nợ (DTI) là hệ số đo lường đánh giá khả năng trả nợ được tính bằng cách chi tổng nghĩa vụ nợ phải trả cho tổng thu nhập để trả nợ, thể hiện bằng tỷ lệ %. Khách hàng được đánh giá là có khả năng trả nợ nếu hệ số DTI tối đa không vượt 70%
Tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của NHCT.
Mức cho vay cụ thể: Theo từng loại sản phẩm nhất định: Đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm: Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo
đảm đối với 1 khách hàng không vượt quá 500 triệu đồng. Đối với cho vay sản xuất kinh doanh: mức cho vay thực hiện theo thẩm quyền quyết định tín dụng đối với từng cấp điều hành trong theo thời kỳ.
c. Về Chính sách về tài sản bảo đảm
Các loại tài sản bảo đảm tiền vay: Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại NHCT và các tổ chức tín dụng khác; Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của NHCT tại từng thời kỳ; Phương tiện vận tải; Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai; Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.
Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm: Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng bản lẻ và các quy định có liên quan của NHCT trong từng thời kỳ
2.2.2.2.Quy trình cho vay KHCNtại Chi nhánh
Để đảm bảo cho việc cc KHCN được đồng bộ, thống nhất, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cấp, từng cá nhân tham gia trong quá trình cho vay , NHCT đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về quy trình cho vay. Sau nhiều lần nghiên cứu chỉnh sửa, gần đây nhất Hội sở chính đã ban hành chính thức quy trình cho vay KHCN áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống (tại Quy định số 2045/2018/QĐ-TGĐ-NHCT63 ngày 23/11/2018).
Hiện nay, Chi nhánh Quang Trung thực hiện cho vay KHCN theo đúng quy định trên, để đảm bảo tuân thủ tính thống nhất trong toàn hệ thống NHCT. Trong quy định này, trình tự cho vay KHCN được quy định khá chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện và áp dụng thống nhất, yêu cầu tuân thủ cao, trình tự cho vay KHCN tại chi nhánh có thể tóm tắt gồm những bước sau:
S Bộ phận QHKH cá nhân tiếp cận với khách hàng vay vốn, lập tờ trình trình lên lãnh đạo phòng thẩm định và trình Phó giám đốc phụ trách phê duyệt rồi chuyển hồ sơ qua phòng HTTD tại chi nhánh.
lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo và hồ sơ vay vốn.
S Bộ phận HTTD tác nghiệp hệ thống, tác nghiệp khoản giải ngân, bàn giao hồ sơ giải ngân cho bộ phận KTGD và quản lý lưu trữ hồ sơ khách hàng.
S Bộ phận QHKH kiểm tra giám sát trong khi vay.
S Bộ phận QHKH kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
Hồ sơ của một khoản cho vay KHCN sẽ luân chuyển qua 3 bộ phận phòng ban liên
quan trong chi nhánh: Phòng Bán lẻ/Phòng GD, Phòng HTTD, Phòng kế toán giao
dịch để
thực hiện các bước: Lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng, thẩm định và ra quyết định tín
dụng, Tác nghiệp hệ thống và giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn - về cơ bản sẽ gồm 3 bước nhỏ sau:
a. Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của NHCT:
Cán bộ QHKH là những người trực tiếp thực hiện công việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đối với KHCN. Tất cả cán bộ QHKH có trách nhiệm trực tiếp tiếp thị toàn diện các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện hành của NHCT tới các khách hàng, bao gồm các nhóm: Sản phẩm cho vay KHCN; sản phẩm huy động vốn; sản phẩm dịch vụ gia tăng, Ngân hàng hiện đại...
b. Gặp gỡ, phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:
Khi KHCN có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Ngân hàng, Cán bộ QHKH tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để làm rõ các nội dung sau đây:
Nắm bắt nhu cầu tín dụng, điều kiện của khách hàng;
Khả năng đáp ứng các điều kiện trong từng sản phẩm cho vay KHCN cụ thể; Theo quy định tại từng sản phẩm cho vay KHCN cụ thể, cán bộ QHKH được phân công có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ một lần tránh việc gây phiền hà cho khách hàng. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay KHCN phù hợp nhất.
c. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ vay vốn:
Bước này do cán bộ QHKH thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các hồ sơ như:
J Hồ sơ pháp lý khách hàng vay, chủ tài sản bảo đảm
J Hồ sơ thu nhập, hồ sơ tài chính của khách hàng vay
J Hồ sơ tài sản bảo đảm
J Hồ sơ vay vốn
Cán bộ QHKH nhận hồ sơ, kiểm tra sự đầy đủ, tính phù hợp của các hồ sơ do khách hàng cung cấp.
Bước 2: Phân tích tín dụng - Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và thẩm định và đề xuất tín dụng:
Nội dung phân tích :
Thông tin khách hàng: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, lịch sử tình trạng gia đình, thông tin nghề nghiệp và các thông tin có liên quan khác.
Năng lực tài chính của khách hàng: đánh giá tình hình tài chính của khách hàng như thu nhập, lương thưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh, ...
Lịch sử quan hệ tín dụng: bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến những quan hệ tín dụng của khách tại NHCT và tại các tổ chức tín dụng khác.
Phương án sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn: phân tích tính khả thi, tính hiệu quả của phương án vay vốn.
Tài sản đảm bảo: xem xét tính pháp lý, tính khả mại, giá trị tài sản, ...
Sau khi đánh giá đầy đủ các yếu tố, đối chiếu với các điều kiện của sản phẩm cho vay KHCN, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ QHKH lập Tờ trình đề xuất thẩm định và quyết định tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Khoản vay trong phạm vi thẩm quyền của Chi nhánh:
Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách là người ra quyết định cấp tín dụng.
Khoản vay vượt thẩm quyền của Chi nhánh: Chi nhánh trình trụ sở chính ngân hàng Công thương phê duyệt.
Bước 4: Tác nghiệp và Giải ngân
Sau khi có quyết định cấp tín dụng, khách hàng và Ngân hàng thực hiện ký kết các
hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các thủ tục pháp lý về tài sản
Chỉ tiêu doanh số tiền trọng % tiền trọng % truởng% tiền trọng % truởng%
đảm bảo và các điều kiện khác trong quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng.
Căn cứ hợp đồng tín dụng, hồ sơ khoản vay và các chứng từ giải ngân, Bộ phận HTTD rà soát hồ sơ khoản vay; tác nghiệp đẩy thông tin khoản vay theo tờ trình, Hợp đồng tín dụng lên hệ thống core banking; tạo tài khoản giải ngân và bàn giao hồ sơ giải ngân cho bộ phận KTGD thực hiện giải ngân.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với nhu cầu vay vốn thực sự của khách hàng, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhung đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Cán bộ QHKHcó trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay theo các nội dung:
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay.
Kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính và các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay.
Kiểm tra, đánh giá, quản lý tài sản đảm bảo.
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, cán bộ QHKHCN phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo, xử
lý kịp thời; định kỳ hàng tháng thực hiện đánh giá lại khoản vay, thực hiện Phân loại nợ
theo đúng quy định của NHCT để có những biện pháp ứng tín dụng phù hợp.
Ngoài các nội dung giám sát tín dụng trên, về cơ bản sau khi cho vay, cán bộ QHKH cần theo dõi và bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc những công việc chính liên quan đến khoản vay nhu sau:
a. Thu nợ:
Đến kỳ thu nợ gốc và/hoặc lãi, Ngân hàng tiến hành thu nợ theo đúng các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng tín dụng đã ký.
b. Điều chỉnh tín dụng:
Khi khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tín dụng hoặc Bộ phận QHKH chủ động đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở đánh giá khoản vay, tài sản đảm bảo,... hoặc các thông tin cảnh báo của Bộ phận quản lý rủi ro thì cán bộ QHKH phụ trách khoản vay là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung điều chỉnh tín dụng bao gồm:
+ Điều chỉnh hạn mức/số tiền vay + Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ
+ Điều chỉnh các điều kiện tín dụng: Biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm... + Các điều chỉnh tín dụng khác.
Trình tự, thủ tục thực hiện nhu xem xét, phê duyệt đối với khoản vay mới, trên cơ sở có xem xét, đơn giản thủ tục.
c. Xử lý, thu hồi nợ quá hạn:
Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ xấu Ngân hàng thuờng xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ, thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ theo đúng quy định của NHCT và quy định của pháp luật.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Khi khách hàng trả hết nợ, Ngân hàng thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng tín dụng đồng thời thực hiện giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng quy định.