Cho vay DNNVV có nhiều phương thức khác nhau, theo kỳ hạn thì có cho vay ngắn hạn, cho vay trung- dài hạn; trong đó cho ngắn hạn là phổ biến hơn cả.
Cho vay ngắn hạn có thể gồm các hình thức sau :
- Cho vay ngắn hạn từng lần: Đối với hình thức này doanh nghiệp phải tiến hành đủ các thủ tục cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng mỗi lần
vay vốn. Số tiền cho vay của ngân hàng được xác định dựa trên nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, tài sản đảm và khả năng hoàn trả của doanh nghiệp . Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ được xác định tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhược điểm của hình thức này là thời gian làm hồ sơ lâu, doanh số cho vay không lớn nên chỉ áp dụng cho các DNNVV có mức độ rủi ro cao, chưa được sự tín nhiệm của Ngân hàng
Số tiền cho vay = Tổng nhu cầu vốn của phương án - Vốn tự có - Vốn chiếm dụng khác
- Cho vay theo hạn mức: “ Cho vay theo hạn mức là hình thức hay được sử dụng nhất hiện nay. Ngân hàng cùng Doanh nghiệp xác định một Hạn mức tín dụng nhất định, có thời hạn thường trong 1 năm. Hình thức cho vay này áp dụng cho các Doanh nghiệp có vòng quay vốn ổn định, rút ngắn được thời gian giải ngân. Tuy nhiên, nhược điểm là Cán bộ tín dụng khó theo sát được phương án giải ngân của Khách hàng, giải ngân trên cơ sở tin cậy các hồ sơ Khách hàng cung cấp trong từng lần giải ngân” [3].
Hạn mức tín dụng = (Tổng chi phí ( không bao gồm lãi vay và khấu hao)- Vốn tự có ( thường tính bằng vốn lưu ròng năm liền trước)- Hạn mức các TCTD khác cấp) / Số vòng quay vốn lưu động dự tính
- Cho vay thấu chi: “Thấu chi là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán củ a mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi” [4].
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, chỉ áp dụng với các Doanh nghiệp có dòng tiền ổn định.
Cho vay trung dài hạn là phương thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ cho Tài sản cố định hay nhu cầu tài trợ cho các dự án riêng biệt. Doanh
nghiệp vay vốn trung dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kĩ thuật, công nghệ hoặc tiến hành đầu tu sản phẩm mới.
- Cho vay đầu tư Tài sản cố định ( cho vay trả góp) : là hình thức Ngân hàng tài trợ các phuơng án đầu tu Tài sản cố định phục vụ kinh doanh các sản phẩm hiện tại của công ty. Nguồn trả nợ đuợc tính bằng Khấu hao Tài sản đầu tu ( nếu có) + Lợi nhuận sau thuế.
- Cho vay dự án: là hình thức Ngân hàng tài trợ các phuơng án đầu tu các sản phẩm mới, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Nguồn trả nợ đuợc tính bằng Nguồn lợi nhuận từ dự án mới/ dự án mở rộng.
1.2.3. Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối vớiDoanh nghiệp nhỏ và vừa