Quy mô của NHTM được đánh giá qua các chỉ tiêu: Vốn tự có, tổng nguồn vốn (tổng tài sản). Một ngân hàng có quy mô vốn tự có và tổng tài sản lớn luôn chiếm nhiều ưu thế trong việc mở rộng hoạt động CVKHCN khi tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Vốn tự có là tiêu chí quan trọng khi đánh giá năng lực của một NHTM, vốn tự có càng lớn thì chứng tỏ tiềm lực của Ngân hàng càng mạnh, càng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là phát triển hoạt động kinh doanh tín dụng, đáp ứng đủ điều kiện nhằm mở rộng CVKHCN. Vốn tự có lớn sẽ dễ dàng xây dựng các trụ sở, mua sắm trang thiết bị hiện đại, có khả năng bao phủ thị trường rộng và tạo nên các ưu thế với đối thủ, tạo điều kiện để có một sự đầu tư quy mô lớn, bài bản đối với hoạt động CVKHCN.
Vốn tự có của Ngân hàng phải đảm bảo theo hệ số CAR (tỉ lệ an toàn vốn tự có tối thiểu trên tổng tài sản có rủi ro là 9%), vì thế khi mở rộng hoạt động sang thị trường bán lẻ, tập trung thêm nguồn lực để mở rộng CVKHCN sẽ dẫn đến tài sản của Ngân hàng tăng lên thì Ngân hàng phải đồng thời tăng vốn tự có của mình tương ứng. Mở rộng và phát triển CVKHCN phải tính đến vốn tự có để đảm bảo được tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Vì thế muốn phát triển CVKHCN các Ngân hàng phải luôn chú trọng tới gia tăng vốn tự có của mình.
Quy mô tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản) của NHTM thể hiện khả năng mở rộng cho vay nói chung và CVKHCN nói riêng. Với qui mô nguồn vốn lớn, Ngân hàng sẽ có thể cho vay các KHCN với số lượng lớn, đáp ứng nhiều nhu cầu vay vốn của khách hàng trong các lĩnh vực của khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau, Ngân hàng sẽ tạo ra được các sản phẩm cho vay phong phú. Quy mô vốn lớn sẽ giúp cho các Ngân hàng có những chiến lược đầu tư dài hạn, chấp nhận đầu tư kinh phí lớn cho nhiều công đoạn. Do đó, khi quy mô vốn càng cao, ngân hàng càng mong muốn cho vay nhiều hơn để tăng thu nhập và tăng uy tín, qua đó mở rộng thị phần CVKHCN.
24
NHTM có mạng lưới các Chi nhánh/Phòng giao dịch rộng khắp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận với khách hàng đặc biệt là các KHCN. Với mạng lưới rộng, NHTM dễ dàng huy động vốn, đưa Ngân hàng đến gần với người dân, các cá nhân sẽ dễ dàng trong thực hiện giao dịch với Ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Trên thực tế mạng lưới các phòng giao dịch, điểm giao dịch là một kênh marketing rất quan trọng và hiệu quả của Ngân hàng, việc mở rộng mạng lưới giao dịch đóng góp rất đáng kể trong quá trình gia tăng số lượng KHCN sử dụng các sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng, từ đó có cơ sở để mở rộng hoạt động CVKHCN.
c) Quy trình, chính sách cấp tín dụng tại ngân hàng
Mỗi ngân hàng khác nhau có những quy trình, chính sách cấp tín dụng khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu trong mỗi thời kỳ. Nếu tại thời kỳ này chính sách là hạn chế CVKHCN thì có nghĩa là quy mô hoạt động CVKHCN của ngân hàng đó sẽ bị thu hẹp và ngược lại. Đây là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô của hoạt động tín dụng nói chung và CVKHCN nói riêng.
Chính sách tín dụng có liên hệ trực tiếp đến chính sách CVKHCN ở mỗi thời kỳ, nếu định hướng của NHTM là tập trung phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ thì hoạt động CVKHCN sẽ được đầu tư phát triển.
Chính sách tín dụng đúng đắn phải linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của môi trường và đối với NHTM, phải đảm bảo khả năng sinh lời. Một NHTM đầu tư lớn cho hoạt động tín dụng bán lẻ sẽ có một chính sách tín dụng hợp lý với nhữmg quy định, nh ng giải pháp cụ thể để mở rộng và nâng cao hiệu quả CVKHCN.
Chính sách tín dụng của Ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô của hoạt động CVKHCN ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở 3 yếu tố: Lãi suất cạnh tranh, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo tiền vay và chính các yếu tố này sẽ tạo lên các sản phẩm linh hoạt và phù hợp với KHCN trong từng thời kỳ. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ góp phần đưa các sản phẩm gần gũi với KHCN qua đó mở rộng hoạt động CVKHCN.
thì hoạt động CVKHCN của Ngân hàng đó có điều kiện mở rộng. Tuy nhiên quy trình tín dụng vẫn phải đảm bảo chặt chẽ nhằm phòng ngừa rủi ro. Các KHCN thường có mong muốn sử dụng các sản phẩm cho vay đơn giản, ít thủ tục giấy tờ và nhanh gọn, nếu các NHTM có một chính sách cấp tín dụng đối với KHCN cân bằng được giữa thời gian cấp tín dụng nhanh chóng và sự an toàn thì ngân hàng đó sẽ mở rộng CVKHCN một cách hiệu quả.
d) Chất lượng và tính đa dạng của hình thức CVKHCN
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các Ngân hàng không ngừng cải tiến về sản phẩm, củng cố và mở rộng thị phần, duy trì khả năng cạnh tranh. Nếu những sản phẩm CVKHCN đơn điệu, không làm thỏa mãn khách hàng thì Ngân hàng đó ít có khả năng phát triển lớn mạnh, hay tạo dựng quy mô hoạt động rộng lớn trong lĩnh vực này.
Và nếu như danh mục sản phẩm CVKHCN không có tính hấp dẫn khách hàng thì chính bản thân Ngân hàng đó tự gạch tên mình ra khỏi danh sách nh ng nhà cung cấp sản phẩm CVKHCN trên thị trường trước khi tính đến chuyện mở rộng hoạt động CVKHCN.
e) Chất lượng đội ngũ nhân viên
Trong bất cứ một lĩnh vực nào con người luôn là nhân tố quan trọng. Một Ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh tốt trước hết phải có đội ngũ lãnh đạo và những người quản lý có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, và có tâm huyết với nghề. Ngoài ra, Ngân hàng cũng phải có những cán bộ QHKHCN làm việc trực tiếp với khác hàng nắm chắc nghiệp vụ, hiểu biết, có kiến thức, chuyên nghiệp trong giao tiếp ứng xử. Cán bộ QHKHCN phải là một người bạn đồng hành của khách hàng.
Tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét việc cung ứng, mở rộng các sản phẩm Ngân hàng bán lẻ nói chung và CVKHCN nói riêng của mỗi Ngân hàng chính là bộ mặt của đội ngũ cán bộ, nh ng người sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng. Chất lượng đội ngũ nhân viên tốt, chuyên nghiệp sẽ tạo dựng được hình ảnh gần gũi, tin tưởng
26
trong mắt khách hàng, qua đó Ngân hàng sẽ có cơ hội mở rộng CVKHCN trong quá trình hoạt động.
f) Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ
Cơ sở vật chất: Bao gồm tất cả các phương tiện vật chất được huy động để duy trì sự hoạt động của ngân hàng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại giúp cho Ngân hàng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất về các nghiệp vụ thực hiện cũng như các dịch vụ bổ trợ, tạo lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng và do đó thu hút khách hàng đến giao dịch. Đặc biệt, đối tượng khách hàng là cá nhân sẽ rất chú trọng về hình ảnh và ấn tượng ban đầu, những khách hàng thuộc tầng lớp thu nhập cao, có nhu cầu sử dụng các dịch vụ Ngân hàng thường xuyên, luôn có xu hướng thích quan hệ với nhữmg Ngân hàng có thương hiệu, khang trang, hiện đại và tên tuổi trên thị trường.
Công nghệ: Trong hoạt động Ngân hàng, công nghệ và trình độ quản lý đóng một vai trò quan trọng. Công nghệ của Ngân hàng là các phần mềm và phần cứng của thiết bị thông tin được dùng trong Ngân hàng. Với công nghệ hiện đại như các máy tính, máy ATM, hệ chương trình quản lý Ngân hàng giúp thủ tục được đơn giản, tiết kiệm thời gian, bảo mật thông tin cho khách hàng tốt hơn. Trình độ công nghệ thể hiện trong việc điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Ngân hàng thông qua hệ thống công nghệ thông tin, tốc độ xử lý thông tin và đưa ra các quyết định phù hợp với khách hàng luôn đảm bảo thành công trong tín dụng, đạt được các mục tiêu về lợi nhuận.
Khi đề ra chiến lược phát triển CVKHCN các Ngân hàng phải quan tâm tới công nghệ và trình độ quản lý của mình, nó sẽ tạo nên nh ng thuận lợi hay khó khăn cho Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có trình độ công nghệ và quản lý hiện đại sẽ là một yếu tố thúc đẩy mở rộng CVKHCN: rút ngắn thời gian cho vay đối với mỗi cá nhân, tạo lập được hệ thống quản lý thông tin của khách hàng một cách chuyên nghiệp, tạo được uy tín, sự tin tưởng đối với khách hang...
Hoạt động Marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá và xây dựng hình ảnh của Ngân hàng cũng như các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp. Đây cũng là hoạt động quan trọng góp phần mở rộng hoạt động CVKHCN. Xuất phát từ Marketing, khách hàng có thể hiểu về Ngân hàng cũng như dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp. Một chính sách Marketing bài bản sẽ làm hình ảnh của Ngân hàng sẽ trở lên gần gủi hơn với khách hàng, đặc biệt những KHCN vãng lai khi có nhu cầu vay vốn cũng sẽ đến với Ngân hàng thông qua các thông tin có được từ quảng cáo, tờ rơi hoặc từ những khách hàng truyền thống với ngân hàng.
Marketing là công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất trong giai đoạn các Ngân hàng đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hoạt động Marketing nếu được thực hiện tốt chắc chắn sẽ mang lại nhiều khách hàng cho Ngân hàng và từ đó góp phần mở rộng hoạt động CVKHCN.