Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0743 mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 103)

a) Chủ thể đi vay

Việc mở rộng cho vay của NHTM được quyết định bởi nhiều yếu tố, một trong số đó là chủ thể đi vay. Các NHTM có CVKHCN hay không phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của từng khách hàng vay vốn. Việc mở rộng CVKHCN phải trên cơ sở đánh giá kỹ càng về người vay, có sự chọn lựa cẩn thận, đảm bảo việc phát triển khách hàng mới nằm trong tầm kiểm soát tương ứng với năng lực phục vụ của ngân hàng và luôn duy trì chất lượng phục vụ khách hàng tốt.

NHTM chỉ có thể xem xét cho vay đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn phù hợp với chính sách cho vay của mình. Khi thẩm định và xét duyệt CVKHCN, các NHTM thường xem xét đến các yếu tố về phía khách hàng vay:

- Thứ nhất, yếu tố thu nhập của KHCN

Mức thu nhập của KHCN có vị trí quan trọng đối với mở rộng CVKHCN. Đối với cá nhân đi vay thì triển vọng về thu nhập sẽ là một trong nh ng cơ sở phát sinh nhu cầu vay. Còn đối với Ngân hàng, vấn đề thu nhập của khách hàng xin vay sẽ có

28

ảnh hưởng quyết định đến khả năng trả nợ, chất lượng tín dụng. Tuy nhiên thu nhập là nhân tố biến động rất cao. Những rủi ro như sức khoẻ, sinh mạng, năng lực pháp lý ... có thể khiến cho thu nhập của người đi vay thay đổi nhanh chóng. Thu nhập của KHCN ổn định nói đến khả năng người vay có tiền để thanh toán các khoản vay hay không. Nếu Ngân hàng tiếp cận được với nhữmg KHCN có nguồn thu nhập ổn định, hợp tác lâu dài với nhữmg cơ quan uy tín sẽ đảm bảo mở rộng CVKHCN một cách hiệu quả.

- Thứ hai, yếu tố tài sản đảm bảo

TSĐB được xem là nguồn thu nhập thứ hai khi nguồn thu nhập thứ nhất không được đảm bảo. Do đó, nó mang tính chất ngăn ngừa rủi ro và làm tăng tính an toàn của khoản vay. Vì vậy, việc xem xét đánh giá TSĐB là vấn đề quan trọng. Trong CVKHCN, nếu người vay không trả được nợ, NHTM sẽ thu hồi và thanh lý TSĐB. Trong một số trường hợp CVKHCN, NHTM có thể yêu cầu bên bảo lãnh thứ ba ký giấy bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán khoản vay nếu người vay (bên được bảo lãnh) không thể trả nợ như: xác minh thu nhập và xác minh vị trí công tác của KHCN. Việc mở rộng CVKHCN cũng phụ thuộc vào yếu tố TSĐB của khách hàng vay, thông thường các sản phẩm cho vay được thiết kế trên cơ sở có tài sản làm lá chắn thứ hai. Hợp đồng cho vay nên xác định cẩn thận những mục được coi là khoản thế chấp.

- Thứ ba, yếu tố đạo đức

Đây là nhân tố quan trọng trong mở rộng CVKHCN bởi khả năng hoàn trả khoản vay của người đi vay còn phụ thuộc vào thái độ và sự sẵn sàng trả nợ của KHCN. Đôi khi có nh ng khách hàng có thu nhập, nhưng khả năng thu hồi nợ thấp vì họ không sẵn lòng trả nợ. Ngược lại, có nh ng khách hàng có thái độ sẵn sàng trả nợ nhưng gặp phải rủi ro, không có tiền để trả nợ. Mở rộng hoạt động CVKHCN nếu được xác định là một khâu chủ đạo trong toàn bộ hoạt động cho vay của NHTM thì yếu tố đạo đức cá nhân càng phải được phân tích một cách kỹ lưỡng bởi bộ phận thẩm định tín dụng của Ngân hàng.

Yếu tố đạo đức trong CVKHCN được Ngân hàng đánh giá rất kỹ càng trong khâu thẩm định hồ sơ, trước khi ra quyết định cho vay, yếu tố đạo đức ở đây là ý thức trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay và sự trung thực của người vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín của khách hàng trong hoạt động CVKHCN, cho nên trong khi mở rộng cho vay, các NHTM sẽ phần nào quyết định chủ quan, đánh giá khách hàng qua các chỉ tiêu định tính, dẫn đến những quyết định sai lầm về khả năng trả khoản vay của KHCN. Chính vì rủi ro đạo đức trong CVKHCN nên NHTM sẽ phải quan tâm đến các vấn đề khác liên quan đến cá nhân người vay và trình độ, kinh nghiệm của người vay và yếu tố đạo đức trở thành nhân tố quan trọng tác động đến mở rộng CVKHCN.

b) Mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn

Nhu cầu xã hội ngày càng cao, dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng. Vì vậy, hoạt động CVKHCN nói riêng và quy mô ngân hàng nói chung có phát triển, mở rộng hay không chịu sự tác động bởi mức độ hài lòng của khách hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng chính là thước đo tốt nhất phản ánh chất lượng dịch vụ. Khi khách hàng hài lòng về chất lượng dịch vụ CVKHCN thì không chỉ số lượng khách hàng vay vốn sẽ tăng lên mà ngân hàng còn bán chéo được các sản phẩm khác như bảo hiểm, tiền gửi, thẻ...

c) Đối thủ cạnh tranh

CVKHCN là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong chiến lược bán lẻ của các NHTM, do đó sự cạnh tranh tại lĩnh vực này của các NHTM ngày càng trở nên khốc liệt. Các NHTM cạnh tranh với nhau thông qua việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng điều kiện và đối tượng cho vay, giảm lãi suất cho vay ... Việc cạnh tranh này một mặt có tác động mở rộng thị trường cho vay do nhiều nhu cầu vay vốn của KHCN được “đánh thức” bởi việc quảng bá, tiếp thị của các NHTM nhưng mặt khác nó làm cho thị trường này bị chia sẻ ra bởi nhiều Ngân hàng, dẫn đến việc mở rộng cho vay ở mỗi NHTM sẽ trở nên khó khăn.

30

Ngoài sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM, hoạt động CVKHCN của các NHTM còn bị cạnh tranh bởi các tổ chức tài chính khác và chính những đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ như các siêu thị, các đơn vị kinh doanh đồ gia dụng, công ty sản xuất và kinh doanh xe hơi, các công ty kinh doanh bất động sản, ... thông qua các sản phẩm hỗ trợ tài chính, kích cầu cho người tiêu dùng.

d) Môi trường pháp lý

Hoạt động cho vay của NHTM chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều quy định, văn bản pháp luật có liên quan từ Luật Dân sự, Luật đất đai, Luật các Tổ chức tín dụng đến các quy định về thực hiện giao dịch bảo đảm, đăng ký cầm cố thế chấp, các quy định về xử lý tài sản,...

Trong môi truờng pháp lý chặt chẽ, đồng bộ, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia, sẽ có nhiều cơ hội để hoạt động cho vay được phát triển, người đi vay sẽ sẵn sàng vay vốn và quan trọng hơn các NHTM cũng mạnh dạn và dễ dàng mở rộng hoạt động cho vay, tăng trưởng tín dụng. Ngược lại, trong môi trường pháp lý không rõ ràng chặt chẽ, quyền lợi của người đi vay và đặc biệt là của người cho vay không được bảo vệ chính đáng, hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế và khó phát triển.

Các đối tượng khách hàng trong diện mở rộng cần được thừa nhận về mặt pháp lý trong pháp luật do NHNN ban hành và cả Ngân hàng cho vay.

Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây nên những rủi ro như: khách hàng có hành vi lừa đảo để vay vốn, cán bộ Ngân hàng có hành vi sai trái... ảnh hưởng đến chất lượng cho vay và khả năng mở rộng hoạt động cho vay nói chung và CVKHCN nói riêng.

e) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng mở rộng CVKHCN của NHTM. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng cao vì vậy

mà tiêu dùng cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh tăng, tạo thuận lợi cho mở rộng hoạt động CVKHCN. Khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng giảm sút do sự lo ngại về triển vọng thu nhập của người dân trong tương lai. Điều này làm cho hoạt động CVKHCN bị ảnh hưởng tiêu cực.

f) Môi trường văn hóa xã hội

Môi trường văn hoá xã hội cũng là một trong những yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới hoạt động CVKHCN tại các NHTM. Sự tác động của môi trường văn hoá xã hội có thể là tác động tích cực - kích thích sự phát triển hoặc tác động tiêu cực - hạn chế sự phát triển của của hoạt động CVKHCN. Một số yếu tố văn hoá xã hội có thể tác động đến hoạt động CVKHCN bao gồm: Yếu tố về nhân khẩu học, thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí, phong tục tập quán, .... Hiện nay hoạt động CVKHCN chỉ mới đang được đẩy mạnh từ các đô thị, thành phố lớn và trong các tầng lớp cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định, trả lương qua tài khoản Ngân hàng.

Tại Việt Nam, hai thị trường thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Hà Nội là hai thị trường tiêu dùng lớn và cũng là hai thị trường CVKHCN lớn của cả nước. Tuy vậy quy mô thị trường và tốc độ phát triển CVKHCN tại TPHCM lớn hơn nhiều so với thị trường tại Hà Nội, điều này là do tập quán và thói quen sử dụng vốn vay NHTM trong tiêu dùng của hai khu vực này là khác nhau và chính điều này đã dẫn đến nhu cầu vay vốn và việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng của KHCN rất khác nhau.

g) Môi trường công nghệ

Công nghệ được xem là một trong nh ng yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng. Việc nắm bắt triển khai và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh như: công nghệ thẻ, hệ thống máy tính, hệ thống quản lý dữ liệu ... là điều không thể thiếu. Nếu trình độ công nghệ chung của hệ thống các Ngân hàng phát triển sẽ là tiền đề để ngân hàng mở rộng CVKHCN một cách hiệu quả. Khi các hệ thống thanh toán, d liệu quản lý khách hàng của các Ngân hàng

32

trên cả nước đều được kết nối với nhau, thông tin về khách hàng sẽ trở nên minh bạch và dễ dàng quản lý, có thể sẽ hình thành nên những sự kết hợp trong hệ thống. Các Ngân hàng thông qua hệ thống công nghệ thông tin, tốc độ xử lý thông tin sẽ đưa ra các quyết định phù hợp với khách hàng, đạt được các mục tiêu về lợi nhuận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày nhữmg vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân và mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Để gắn kết lý luận và thực tiễn, trong Chương 2, luận văn sẽ nghiên cứu, phân tích cụ thể thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội để đánh giá, từ đó phát huy nhữmg điểm mạnh và khắc phục nh ng hạn chế để có giải pháp phù hợp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Giới thiệu chung về sự phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) - Hà Nội hiện có trụ sở tại: số 11B Cát Linh, Phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Ngày 01/03/1985, VCB Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 177/NH- QĐ của Tổng giám đốc NHNN với sứ mệnh hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại của Thủ đô, phục vụ doanh nghiệp hoạt động ngoại thương, du lịch... và một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội. VCB Hà Nội khởi đầu với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, bất cập về nguồn nhân lực với chỉ 64 cán bộ, kết quả kinh doanh còn khiêm tốn trong những ngày đầu thành lập: vốn huy động chỉ đạt 53,4 tỷ đồng với lượng khách hàng là 20 doanh nghiệp. Từ khi thành lập đến nay VCB Hà Nội đã trải qua nhiều bước chuyển mình quan trọng để thay đổi và thích nghi với môi trường kinh doanh mới:

- Giai đoạn 1 (1985-1990): Hoạt động dưới hình thức là ngân hàng đối thoại độc quyền.

VCB Hà Nội giữ nhiệm vụ là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại trên địa bàn thủ đô gồm tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, làm đại lý cho chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước, tham mưu cho NHNN về chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, và về quan hệ với NHTW các nước, các TCTC tiền tệ quốc tế.

34

Ngày 14/11/1990 VCB Hà Nội chuyển từ một NH chuyên doanh, độc quyền trong kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà Nước hoạt động đa năng, là chi nhánh hàng đầu.

- Giai đoạn 3 (2000- 2006): Tiếp tục đổi mới và phát triển, chuẩn bị thế và lực cho quá trình hội nhập và cổ phần hóa ngân hàng.

Năm 2000 VCB Hà Nội đã mở thêm 4 chi nhánh cấp 2 là chi nhánh Thành Công, Cầu Giấy, Ba Đình, Chương Dương.

Năm 2004 cùng với các đối tác Silverlake, PricewaterhouseCoopers, VCB hoàn thành dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán cùng với những thành công về công nghệ như: ứng dụng các chuẩn mực của “Hệ thống thanh toán SWIFT”; sự ra đời của hàng loạt các dịch vụ như VCB Online và Connect24; VCB Money;...

Với những tiến bộ vượt bậc như vậy năm 2005 VCB Hà Nội vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng 3, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ...

- Giai đoạn 4 (từ 2007 đến nay): Sau hội nhập và cổ phần hóa.

Năm 2007 Vietcombank đã cổ phần hoá thành công, nâng cao năng lực tài chính, vị thế. VCB Hà Nội có những điều kiện thuận lợi riêng với những nền tảng cơ sở bền vững từ Ngân hàng “mẹ”. Đến nay, VCB Hà Nội đã nâng cấp thành công 4 chi nhánh cấp 2 trực thuộc lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Hội sở chính VCB. Đây là 1 thành công rực rỡ của VCB Hà Nội. Nhờ nỗ lực đổi mới và mở rộng phát triển theo định hướng của Vietcombank, của Thành phố Hà Nội, VCB Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo lợi thế và uy tín trong hoạt động ngân hàng không chỉ trên địa bàn Thủ đô mà còn mở rộng ra các tỉnh thành khác trong cả nước. Từ chỗ chỉ có một trụ sở chính, VCB Hà Nội đã mở rộng thêm nhiều phòng giao dịch trên địa bàn Thủ đô để phục vụ nhu cầu của nền kinh tế và người dân. Tính đến hiện nay, VCB Hà Nội đã có tới 10 phòng giao dịch trực thuộc, cụ thể: PGD Hàng Bài, PGD Linh Đàm, PGD Nguyễn Du, PGD Trung Kính, PGD Trần Khát Chân, PGD Lạc Trung, PGD Quang Trung, PGD Lò Sú, PGD Hàng Phèn, PGD Hoàng Cầu.

Sau hơn 30 năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành - đó là nguồn vốn quý để chi nhánh tiếp tục phấn đấu trong thời kỳ mới. Tin tưởng rằng, với nền tảng đó, VCB Hà Nội sẽ trở thành 1 trong 3 Chi nhánh hàng đầu của hệ thống Vietcombank, xứng đáng là Doanh nghiệp Hạng 1 tiêu biểu của hệ thống.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ trọng năm 2016 Tỷ lệ % tăng giảm 2016/2015 Tổng huy động 12.51 8 13.38 4 14.62 2 17.223 18.462 100% 7,19% Theo kỳ hạn Ngắn hạn 12.04 0 12.00 2 12.34 6 14.541 15.545 84% 6,90% Trung dài hạn 47 8 1.38 2 2.27 6 2.682 2.917 16% 8,78%

Một phần của tài liệu 0743 mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w