Nội dung thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân

Một phần của tài liệu 0793 nâng cao chất lượng công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng các NHTM trên địa bàn tỉnh thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Nội dung thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân

mặt

mạnh, khắc phục những điểm yếu kém để chất lượng hoạt động tín dụng ngày

càng được nâng cao. Đồng thời bồi dưỡng, giúp đỡ kiểm soát, kiểm toán nội

bộ của NHTM hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

* Mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả của Thanh tra, giám sát Ngân hàng: Nếu hoạt động thanh tra, giám sát bảo đảm chất lượng và hiệu

quả thì tăng tính hiệu lực của Thanh tra Ngân hàng. Ngược lại, nếu thường

xuyên quan tâm nâng cao hiệu lực thanh tra thì sẽ có biện pháp chỉ đạo thực

hiện công tác thanh tra một cách tốt hơn, chất lượng cao hơn.

b. Những biểu hiện cụ thể về chất lượng công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng.

Thứ nhất, đánh giá đúng mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM để xác định trọng tâm thanh tra.

Thứ hai, thực hiện tốt quy trình và nội dung về thanh tra đối với hoạt động tín dụng.

Thứ ba, thực hiện theo dõi việc chấn chỉnh sau thanh tra.

1.4.2. Nội dung thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngânhàng hàng

thương mại

1.4.2.1. Đánh giá khả năng quản lý rủi ro tín dụng.

quy trình xét duyệt khoản vay và các thủ tục hành chính bằng văn bản cũng như các tài liệu vay vốn tích hợp là quan trọng đối với các cán bộ quản lý việc cho vay của ngân hàng. Hoạt động cho vay và đầu tư cần được đặt trên những tiêu chuẩn đảm bảo cẩn trọng do Hội đồng quản trị thông qua và được thông báo rõ ràng cho các cán bộ cho vay của ngân hàng. Một điểm cũng rất quan trọng là ngân hàng Trung ương phải xác định mức độ mà các quyết định cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào những lợi ích xung đột nhau hoặc những áp lực không thích hợp từ các bên ngoài ngân hàng. Đánh giá sự xây dựng quá trình theo dõi liên tục các mối quan hệ tín dụng của NHTM, bao gồm cả điều kiện tài chính của khách hàng vay. Một trong những thành phần chủ chốt của bất kỳ hệ thống thông tin quản lý nào là cơ sở dữ liệu cung cấp các thông tin quan trọng về điều kiện vay bao gồm cả hạng mức và phân loại các khoản vay nội bộ.

- Đánh giá chất lượng tài sản có và mức độ đầy đủ của các khoản dự trữ và dự phòng rủi ro (Nguyên tắc 8). Ngân hàng Trung ương cần đánh giá chính sách của ngân hàng liên quan tới việc xem xét định kỳ từng khoản tín dụng, dự phòng và phân loại tài sản có. Những chính sách này cần được xem xét thường xuyên và được thực hiện một cách nhất quán. Ngân hàng Trung ương cũng cần đảm bảo là các ngân hàng có quy trình giám sát các khoản tín dụng có vấn đề và thu hồi các khoản nợ đến hạn. Khi mức độ các khoản tín dụng có vấn đề lên tới mức đáng lo ngại thì ngân hàng Trung ương cần yêu cầu ngân hàng cải thiện các hoạt động cho vay, các tiêu chuẩn cấp tín dụng và các điều kiện tài chính của mình. Khi có các khoản bảo lãnh hoặc thế chấp, ngân hàng cần có cơ chế đánh giá các khoản bảo lãnh và thẩm định giá trị của các thế chấp. Ngân hàng Trung ương cũng cần đảm bảo là các ngân hàng lưu trữ sổ sách hợp lý và có đủ vốn để đối phó với những rủi ro ngoại bảng khi họ chấp nhận rủi ro này.

- Đánh giá mức độ tập trung rủi ro của NHTM (Nguyên tắc 9). Ngân hàng Trung ương phải quy định các giới hạn đảm bảo an toàn để hạn

chế mức

rủi ro của ngân hàng đối với từng khách hàng, nhóm các khách hàng

liên quan

và các hình thức tập trung rủi ro đáng kể khác. Những giới hạn này thường

được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm so với vốn của ngân hàng và cho dù

có thể

khác nhau nhưng mức 25% vốn thường được các ngân hàng hoặc các tập

đoàn ngân hàng áp dụng khi cấp tín dụng cho một khách hàng tư nhân không

phải là ngân hàng hoặc một nhóm các khách hàng có liên quan chặt chẽ mà

không cần có sự chấp thuận trước về mặt giám sát. Một điều có thể

nhận thấy

là các ngân hàng mới thành lập hoặc các ngân hàng nhỏ là những ngân hàng

thường phải chịu sự ràng buộc của các điều kiện này vì số vốn nhỏ, điều này

đòi hỏi họ cần phải tăng mức vốn của mình. Ngân hàng Trung ương

cũng cần

theo dõi việc quản lý tập trung rủi ro của ngân hàng và có thể yêu cầu ngân

hàng báo cáo về những rủi ro vượt quá giới hạn cho phép (ví dụ 10%

mức vốn)

yêu cầu phải có thế chấp cho những khoản vay này. Các giao dịch với các bên có liên quan tạo ra một rủi ro đặc biệt cho ngân hàng và cần được sự chấp thuận của hội đồng quản trị, phải được báo cáo cho các cơ quan giám sát hoặc bị cấm. Việc giám sát các ngân hàng trên cơ sở tổng hợp trong một vài tình huống có thể xác định và giảm bớt các vấn đề phát sinh từ việc cho vay các bên có liên quan. Các cơ quan giám sát cũng cần có quyền đánh giá về sự tồn tại của các mối quan hệ giữa ngân hàng và các bên khác. Điều này là đặc biệt cần thiết trong những tình huống mà ngân hàng và các bên liên quan có những biện pháp nhằm che dấu quan hệ của mình.

1.4.2.2. Thanh tra, giám sát việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế

Hiện nay Uỷ ban BASEL đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản đối với các Ngân hàng để tăng cường khả năng, khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro như sau:

Thứ nhất, Hội đồng quản trị có trách nhiệm trong việc phê duyệt và rà soát định kỳ (ít nhất là hàng năm) chiến lược và chính sách rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Chiến lược này phản ánh sức chịu đựng của Ngân hàng đối với rủi ro và mức độ sinh lời mà ngân hàng dự kiến đạt được khi phải gánh chịu các loại rủi ro tín dụng.

Thứ hai, Cán bộ quản lý cấp cao phải có trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện chiến lược rủi ro tín dụng do Hội đồng quản trị phê duyệt, xây dựng chính sách và quy trình thủ tục để nhận dạng, đo lường, kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng. Những chính sách và quy trình này cần chỉ rõ rủi ro tín dụng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng ở từng khoản tín dụng cũng như ở cấp độ quản lý danh mục.

Thứ ba, Ngân hàng cần phải xác định và quản lý rủi ro tín dụng phát sinh trong tất cả các sản phẩm và hoạt động. Ngân hàng phải đảm bảo rằng rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới phải được kiểm soát và thực hiện theo

quy trình quản lý rủi ro thích hợp trước khi sản phẩm và hoạt động đó được đưa ra hay thực hiện. Các sản phẩm và hoạt động này phải được phê duyệt trước bởi Hội đồng quản trị hoặc một Uỷ ban thích hợp.

Thứ tư, Ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng được xác định rõ ràng và hiệu quả. Những tiêu chí này cần bao gồm những chỉ số rõ ràng về thị trường mục tiêu của Ngân hàng và sự hiểu biết thấu đáo của người vay vốn hay đối tác, nguồn trả nợ của khách hàng cũng như mục đích và cơ cấu tín dụng.

Thứ năm, Ngân hàng phải xây dựng một quy trình các hạn mức tín dụng tổng thể cho mỗi khách hàng hoặc đối tác vay vốn, hoặc nhóm khách hàng có quan hệ mật thiết với nhau kết hợp lại theo các tiêu thức phân loại rủi ro khác nhau trong danh mục cho vay và đầu tư cả trong và ngoài bảng tổng kết tài sản.

Thứ sáu, Ngân hàng cần phải có quy trình rõ ràng cho việc phê duyệt mới, sửa đổi, đổi mới hoặc tái cơ cấu các khoản cho vay hoặc các dịch vụ tín dụng khác.

Thứ bảy, Các trường hợp gia hạn nợ phải được kiểm soát. Cụ thể là các khoản nợ này của doanh nghiệp, cá nhân phải được quản lý, quan tâm đặc biệt và có những bước đi thích hợp để kiểm soát, giảm thiểu rủi ro.

Thứ tám, Ngân hàng cần phải có một hệ thống hoạt động quản lý và giám sát thường xuyên, liên tục danh mục các khoản cho vay có rủi ro.

Thứ chín, Ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm cả việc xác định đủ mức dự phòng rủi ro tín dụng.

Thứ mười, Ngân hàng cần có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ để quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống định hạng cần phải nhất quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động Ngân hàng.

Thứ mời một, Ngân hàng phải có hệ thống thông tin, các kỹ thuật phân tích để Ban lãnh đạo có thể đo lường rủi ro tín dụng phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài Bảng cân đối kế toán. Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp đủ thông tin về cơ cấu của danh mục tín dụng để có thể nhận dạng các rủi ro tín dụng do tập trung vào một ngành, lĩnh vực.

Thứ mười hai, Ngân hàng phải có hệ thống giám sát cấu trúc tổng thể và chất lượng danh mục tín dụng.

Thứ mười ba, Ngân hàng cần phải xem xét những thay đổi trong điều kiện kinh tế có khả năng xảy ra khi đánh giá từng khoản vay cũng như danh mục cho vay của họ và tính đến mức độ rủi ro tín dụng trong từng hợp xấu nhất.

Thứ mười bốn, Ngân hàng phải xây dựng hệ thống đánh giá độc lập và đánh giá liên tục quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng, kết quả rà soát phải được báo cáo Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.

Thứ mười lăm, Ngân hàng phải đảm bảo rằng bộ phận cấp tín dụng được quản lý đúng mức và rủi ro tín dụng được kiểm soát theo giới hạn và chuẩn mực nội bộ. Ngân hàng cần thiết lập và thực thi hệ thống kiểm tra nội bộ và các thông lệ khác để đảm bảo rằng các trường hợp ngoại lệ so với chính sách, quy trình và hạn đúng mức được báo cáo một cách kịp thời tới cấp quản lý thích hợp để xử lý tương tự.

Thứ mười sáu, Ngân hàng phải có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ giảm giá và có vấn đề, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các tình huống sử lý tương tự.

Trong các nguyên tắc trên thì ba nguyên tắc đầu nhằm thiết lập một môi trường rủi ro tín dụng phù hợp, từ nguyên tắc 4 đến nguyên tắc 7 nhằm đảm bảo việc cho vay của ngân hàng được thực hiện theo một quy trình cấp

tín dụng hợp lý, nguyên tắc từ 8 đến 13 nhằm duy trì một quy trình kiểm soát và đo lường, quản trị tín dụng phù hợp, ba nguyên tắc cuối cùng nhằm bào đảm kiểm soát đầy đủ rủi ro tín dụng.

Qua thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước chỉ ra những việc đã thực hiện thành công cũng như những việc chưa thực hiện được, giúp cho NHTM khắc phục những yếu kém đó.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thanh tra, giám sát

hoạt động tín

dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0793 nâng cao chất lượng công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng các NHTM trên địa bàn tỉnh thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 37)

w