5. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Thanh tra, giám sát việc tuân thủ quy trình cho vay
Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NHTM trong việc cho vay. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định và nội dung công việc của từng bước đó. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào quá trình cho vay. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định, có mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó hữu cơ với nhau. Quy trình cho vay bao gồm nhiều phương diện và có thể phân chia quy trình cho vay thành các giai đoạn khác nhau. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, đánh giá mà quy trình cho vay có thể phân chia theo nhiều cách khác nhau. Nếu lấy việc cho vay làm tâm điểm thì quy trình cho vay được chia thành ba giai đoạn: trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng nhằm đánh giá việc tuân thủ quy trình cho vay của NHTM, xem xét mọi khoản vay có được NHTM kiểm soát đầy đủ trong toàn bộ quá trình phân tích, phê duyệt, giải ngân và theo dõi, giám sát khoản vay.
a. Thanh tra, giám sát việc phân tích tín dụng
+ Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Mục tiêu của phân tích tín dụng là đánh giá mức độ khả thi của khoản vay, nhìn nhận những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và phương tiện khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro đó cũng như dự kiến biện pháp phòng ngừa, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng giúp cho khách hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó ngân hàng có nhận định đúng về thái độ của khách hàng.
+ Phân tích tín dụng được chia ra làm hai lĩnh vực: phân tích phi tài chính và phân tích tài chính đối với khách hàng.
- Phân tích phi tài chính là phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan tới vấn đề tài chính của khách hàng một cách trực tiếp. Đó là phân tích, kiểm
tra tính pháp lý của khách hàng; Kiểm tra mục đích của khoản tín dụng đề
nghị vay; Phân tích tính cách của khách hàng, uy tín của họ trong kinh doanh/
cuộc sống; Nghiên cứu, phân tích tình hình quản trị doanh nghiệp, khả năng
và uy tín của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, nhất là Chủ tịch
HĐQT và
Tổng Giám đốc; Nghiên cứu triển vọng của khách hàng, đặc biệt vị thế trong
tương lai của khách hàng. Việc nghiên cứu này phải được kết hợp với những
chính sách có liên quan của Chính phủ.
- Phân tích tài chính là phân tích hiện trạng tài chính và dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng những
trường hợp xấu có thể xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Phân
tích tài chính gồm đánh giá khái quát về quản trị vốn và các hoạt động kinh
doanh; Phân tích lưu chuyển tiền tệ; Phân tích các dự báo tài chính của khách
hàng. Đống thời phân tích các yếu tố về lượng của nhu cầu vay vốn tín dụng
giá việc thực hiện những quy định về phân cấp, uỷ quyền phê duyệt tín dụng của Tổng giám đốc NHTM cũng như chất lượng những nội dung thẩm định tín dụng đã nêu trên.
c. Thanh tra, giám sát ngân hàng thương mại trong khi cho vay
Thanh tra, giám sát NHTM trong khi cho vay là xem xét thực hiện những nội dung sau:
+ Xem xét việc xác lập hợp đồng tín dụng. Xem hợp đồng tín dụng có đúng với những quy định hiện hành không? hợp đồng tín dụng có đảm bảo cấu trúc để bảo vệ an toàn cho ngân hàng và người gửi tiền cũng như tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay một cách hiệu quả hay không?
+ Xem xét việc giải ngân có đảm bảo nguyên tắc: vận động của tín dụng phải gắn liền với vận động hàng hoá. Hay nói một cách khác, việc phát tiền vay phải có hàng hoá đối ứng, phù hợp với mục đích vay của Hợp đồng tín dụng cũng như những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng tín dụng.
Ngoài ra còn thanh tra, giám sát việc thực hiện sau khi cho vay cũng như việc xử lý những khoản vay có vấn đề.