Tập trung đánh giá việc thực hiện chính sách tín dụng của ngân

Một phần của tài liệu 0793 nâng cao chất lượng công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng các NHTM trên địa bàn tỉnh thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Tập trung đánh giá việc thực hiện chính sách tín dụng của ngân

ngân hàng

thương mại

Hiện nay và có lẽ trong thời gian tới, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động truyền thống và cơ bản bao trùm của NHTM Việt Nam. Với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động này phải được thực hiện theo một chính sách

rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là các nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động tín dụng, chính sách tín dụng đưa ra khuôn khổ tín dụng và nêu lên mục tiêu tổng thể trong hoạt động cho vay. Chính sách tín dụng là cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng được kiểm soát đầy đủ về tổng thể cũng như từng khoản cho vay.

Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa vào trong chính sách tín dụng như: Quy mô, cơ cấu tín dụng của toàn hệ thống NHTM và từng đơn vị thành viên; đối tượng khách hàng vay vốn; lãi suất cho vay; kỳ hạn cho vay; đảm bảo tiền vay; thẩm quyền phê duyệt tín dụng; xử lý các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác.

Do vậy, với đặc điểm thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh Thái Nguyên là chỉ thanh tra, giám sát chi nhánh NHTM trên địa bàn nên việc đánh giá tình hình thực thi chính sách tín dụng của NHTM là một giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của NHTM. Việc đánh giá này cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

a. Đánh giá việc thực hiện định hướng tín dụng: quy mô, cơ cấu tín dụng.

Thanh tra, giám sát việc thực hiện định hướng tín dụng: quy mô, cơ cấu tín dụng của NHTM thì trước hết cần xem xem xét trình tự thông qua và thực thi chính sách tín dụng của NHTM. Thông thường tại NHTM, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm phê duyệt chính sách tín dụng theo từng giai đoạn (2, 3 hoặc 5 năm). Trong đó xác định rõ định hướng phát triển tín dụng, các chỉ tiêu tín dụng cụ thể của toàn hệ thống NHTM, đảm bảo hoạt động tín dụng theo đúng chiến lược phát triển đã đặt ra và mục tiêu chung của ngành Ngân hàng. Ngân hàng phải xác định và thực thực hiện các mức giới hạn tối đa về

dư nợ như: Tỷ lệ tối đa được phép giữa tổng dư nợ cho vay và tổng tài sản của ngân hàng; tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm; tỷ lệ dư theo thời gian, theo loại sản phẩm...; Cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng (quy mô đối với từng ngành, từng nhóm khách hàng, từng khách hàng.).

Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách tín dụng thông qua việc phân khai chỉ tiêu tín dụng tới từng chi nhánh để đảm bảo kiểm soát các chỉ tiêu tín dụng của toàn hệ thống NHTM trong giới hạn Hội đồng quản trị phê duyệt.

Khi thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của chi nhánh NHTM trên địa bàn của thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố cần tập trung thanh tra, giám sát việc thực hiện những chỉ tiêu, những hạn mức tín dụng của chi nhánh NHTM đã được Tổng giám đốc của NHTM đó giao.

b. Đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng

Khách hàng nhận tín dụng của NHTM rất đa dạng. Do vậy, khi thanh tra, giám sát cần đánh giá việc phân loại khách hàng của NHTM. Thông thường NHTM phân loại: khách hàng thị trường mục tiêu, truyền thống và khách hàng khác. Loại khách hàng thị trường mục tiêu, truyền thống và quan trọng thường được hưởng chính sách ưu đãi của NHTM. Hoặc NHTM phân loại khách hàng theo nhóm để từ đó đưa ra chính sách khách hàng phù hợp, áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng theo định hướng phát triển của NHTM, nhằm lựa chọn và thu hút được các khách hàng mục tiêu, khách hàng chiến lược và khách hàng có chất lượng tốt nhất của từng NHTM. Việc thực hiện tốt chính sách khách hàng giúp NHTM duy trì và từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đây cũng là một trong những mục tiêu của công tác thanh tra, giám sát của chi nhánh NHNN đối với hoạt động tín dụng của NHTM.

c. Đánh giá việc thực hiện trình tự, thẩm quyền quyết định tín dụng

Thông thường người ra quyết định tín dụng là những nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm và có uy tín tại NHTM. Việc phân công, phân nhiệm thuộc chính sách và phương pháp quản trị của mỗi NHTM. Việc phân công, phân nhiệm này có thể tập trung quyền ra quyết định tín dụng cho một người (như Tổng giám đốc/ Giám đốc) hoặc một nhóm (như Hội đồng quản trị/ Hội đồng tín dụng).

Cách phân công, phân nhiệm ra quyết định tín dụng cho một người có ưu điểm dễ điều hành vốn, dễ điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo mục tiêu định sẵn. Tuy nhiên sẽ rất khó khăn nếu NHTM có một số lượng lớn khách hàng xin cấp tín dụng một lúc. Bên cạnh đó có thể dẫn đến những tiêu cực do việc ra quyết định tín dụng tập trung vào một người hay một nhóm người. Hơn nữa áp dụng cách này có thể tạo ra tâm lý ỷ nại cấp trên của nhân viên cấp dưới khi tham gia thẩm định, đặc biệt không phân định rõ ràng được trách nhiệm của các cá nhân tham gia vào quá trình hình thành quyết định tín dụng. Cách phân công, phân nhiệm ra quyết định cấp tín dụng cho một cá nhân chỉ thích hợp với các ngân hàng nhỏ, khách hàng không quá nhiều và đội ngũ nhân viên ngân hàng có trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm.

Cách phân cấp, uỷ quyền ra quyết định tín dụng ngày nay thường gặp là cách phân quyền bằng quy định các mức phán quyết tín dụng (credit authorzation) cho từng loại nhân viên. Mức phán quyết là mức tín dụng tối đa mà một nhân viên tín dụng được quyền quyết định cho vay. Ở Việt Nam, cách này phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng về “nguyên tắc phân định trách nhiệm” ở các khâu. Mức phán quyết tín dụng phụ thuộc vào:

+ Kinh nghiệm của nhân viên. + Thời hạn cho vay.

+ Loại cho vay (chiết khấu, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay không có tài sản đảm bảo).

+ Đồng tiền cấp tín dụng (nội tệ hay ngoại tệ).

Đối với cách phân quyền này nhà quản trị ngân hàng phải nắm được trình độ và kinh nghiệm của từng nhân viên khi tham gia vào quá trình xem xét cho vay, từ đó quy định số tiền tối đa mà họ có quyền ra quyết định tín dụng. Mức phán quyết tăng lên theo trình độ và kinh nghiệm của nhân viên. Phân quyền phán quyết tín dụng sẽ phát huy tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các nhân viên, giảm sức ép lên nhà quản trị, giảm thời gian lưu giữ hồ sơ, tạo cơ sở kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng. Những khoản cho vay lớn thường được Hội đồng tín dụng xem xét và quyết định. Bên cạnh đó, việc phân quyền đòi hỏi phải quy định những trường hợp vượt mức phán quyết, hoặc kết quả quyết định tín dụng trái ngược với nhận xét của khâu thẩm định. Trong những trường hợp như vậy, có thể quy định cấp trên xem xét. Phương pháp này tuy nhanh nhưng có thể không đảm bảo tính chính xác và khách quan. Vì vậy, nhiều NHTM đã quy định trong những trường hợp vượt mức hoặc có mâu thuẫn trong kết quả thẩm định tín dụng thì phải đưa ra Hội đồng tín dụng phán quyết.

Như vậy, thanh tra giám sát việc thực hiện trình tự, thẩm quyền phán quyết tín dụng là đối chiếu việc thực hiện với những quy định phương thức ra quyết định tín dụng được quy định trong chính sách tín dụng của NHTM đó.

d. Đánh giá việc thực hiện lãi suất và phí tín dụng

NHTM có các mức lãi suất tín dụng khác nhau tuỳ theo kỳ hạn, tuỳ theo loại tiền cho vay, tuỳ theo khách hàng. Ngân hàng thương mại khi thoả thuận về lãi suất tín dụng phải tính đến rủi ro, lãi suất hoà vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh khung lãi suất định trước, NHTM còn cung cấp lãi suất thoả thuận đối với từng khách hàng cụ thể. Đó cũng là những nội dung thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của NHTM cần đạt được.

e. Đánh giá việc thực hiện chính sách đảm bảo tiền vay

Tổ chức tín dụng nói chung và nhất là NHTM tài trợ dựa trên uy tín của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng truyền thống, có uy tín, ngân hàng có thể không cần hợp đồng bảo đảm. Trong những trường hợp độ an toàn của bên vay không chắc chắn, ngân hàng yêu cầu có tài sản đảm bảo. Các đảm bảo của khách hàng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn không trả được nợ. Đảm bảo có thể bằng hình thức cầm cố hoặc thế chấp. Các đảm bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hoá trong kho, nhà cửa, thiết bị, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Chính sách đảm bảo gồm các quy định về các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, mức cho vay trên giá trị đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo...

g. Đánh giá việc thực hiện chính sách đối với những tài sản có vấn đề

Hoạt động của ngân hàng luôn gắn với rủi ro, mức độ rủi ro có thể chấp nhận được cần được hoạch định cho từng nhóm khách hàng, từng ngành hoặc từng vùng. Chính vì thế, trong quá trình hoạt động ngân hàng luôn xuất hiện tài sản có vấn đề.

Các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 và các khoản nợ nghi ngờ. Chính sách đối với tài sản có vấn đề gồm quy định mức rủi ro có thể chịu được và chuẩn bị các điều kiện chung sống cùng rủi ro, các yếu tố cấu thành khoản tín dụng có vấn đề, mức độ “xấu” của khoản nợ. Trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác. Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng là đánh giá thực trạng tài sản có vấn đề của NHTM và đối chiếu nó với mức độ rủi ro mà NHTM có thể chịu đựng được cũng như chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến nợ xấu. Đồng thời đánh giá hiệu lực thực hiện những biện pháp xử lý từng khoản nợ có vấn đề của NHTM.

Một phần của tài liệu 0793 nâng cao chất lượng công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng các NHTM trên địa bàn tỉnh thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 98)