Những nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0793 nâng cao chất lượng công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng các NHTM trên địa bàn tỉnh thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Những nhân tố khách quan

1.5.2.1. Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội, pháp luật

Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội - pháp luật có tác động lớn tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, ổn định, hệ thống

pháp luật đồng bộ, minh bạch sẽ giúp cho hoạt động của khách hàng có hiệu quả. Xã hội chính trị ổn định, đời sống an ninh đảm bảo dẫn đến ít tội phạm kinh tế, ít hành động khuất tất, đen tối, hoạt động ngân hàng nhờ thế được an toàn, hiệu quả và hoạt động thanh tra, giám sát tín dụng của các NHTM được thuận lợi. Ngược lại, chính sách kinh tế vĩ mô có vấn đề, không ổn định, hệ thống luật chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu minh bạch thì hoạt động sản suất kinh doanh của khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của NHTM cũng bị ảnh hưởng theo và công tác thanh tra, giám sát NHTM nói chung và thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng sẽ gặp rất nhiều trở ngại.

1.5.2.2. Ý thức phối hợp của Ban Lãnh đạo các ngân hàng thương mại

Trong 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả (tháng 4/1997), Ủy ban Basel, một mặt, chỉ ra 2 phương thức thanh tra cơ bản của Thanh tra Ngân hàng là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ (nguyên tắc 16); nhưng mặt khác, cũng khẳng định một nguyên tắc quan trọng để giám sát ngân hàng hiệu quả là ‘‘các Giám sát viên ngân hàng phải thường xuyên có liên lạc với Ban quản lý ngân hàng và phải hiểu cặn kẽ hoạt động của tổ chức tín dụng đó... ”

(nguyên tắc số 17). Như vậy, Giám sát viên ngân hàng phải thường xuyên gặp gỡ Ban lãnh đạo NHTM để thu nhập thu thông tin. Những cuộc gặp gỡ để thu thập thông tin về hoạt động của toàn NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng có đem lại kết quả như mong đợi phụ thuộc một phần vào trình độ và phương pháp làm việc của giám sát viên ngân hàng, nhưng phần lớn lại do ý thức phối hợp của Ban lãnh đạo NHTM quyết định. Nếu Ban lãnh đạo NHTM có ý thức phối hợp tốt, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giám sát viên ngân hàng làm việc thì chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng nói chung và giám sát hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng ngày càng được nâng lên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về Thanh tra, giám sát của ngân hàng Trung ương đối với NHTM và đi sâu vào thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của NHTM. Nhất là những nội dung thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của NHTM. Đồng thời phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của NHTM. Những vấn đề nghiên cứu ở chương 1 đã làm nền tảng khoa học cho việc nghiên cứu những giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu 0793 nâng cao chất lượng công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng các NHTM trên địa bàn tỉnh thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 42)

w