Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế GDP

Một phần của tài liệu 0827 nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa rủi ro về đạo đức trong ngành NH tại việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43 - 45)

Việt Nam chính thức gia nhập WTO 11/01/2007 đánh dấu một sự hòa nhập của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế trên thế giới. Các lợi ích đem lại và các cam kết

vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong 4 năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới khá phức tạp. Trong hai năm 2006-2007, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,46%, cao hơn 0,23 điểm % so với năm 2006 và là mức cao nhất trong vòng 11 năm. Tuy nhiên từ năm 2008, do những tác động của bối cảnh kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, đặc biệt là tình hình lạm phát cao vào năm 2008 và khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%. Năm 2010, kinh tế đã có xu hướng phục hồi và đạt mức tăng trưởng khoảng 6,7%, cao hơn mức tăng trưởng của 2 năm trước, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng thời kỳ 2000-2007.

Năm 2011 và 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế lần lượt là 5,89% và 5,03%. Như vậy, kể từ khi hội nhập WTO trong 5 năm 2007 - 2011, tăng trưởng GDP của n ền kinh tế ch ỉ đạt trung bình 6,5%, không đạt chỉ tiêu kế hoạch 7,5-8% và thấp hơn mức trung bình 7,5% trong giai đoạn 5 năm trước đó. Và tiếp tục giảm trong các năm 2011, 2012.

Biểu 2.1: Số liệu thống kế GDP và CPI

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê)

Theo nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến tăng trưởng trong thời kỳ 2007-2012 là:

Tỷ lệ tăng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn ở mức trên 40% (cao nhất năm 2007 đạt 46,5%), tuy nhiên, đến năm 2011-2012 giảm nhanh còn 34,6%. Trong đó, tỷ lệ đầu tư của các khu vực kinh tế nhà nước dao động quanh mức 37 - 38%, khu vực ngoài nhà nước trên 35% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xoay quanh mức 26% trong khi tỷ lệ tích lũy nội bộ dưới 30%. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng của tổng sản phẩm (GO) xoay quanh mức 11 - 13% và tốc độ tăng giá trị gia tăng (VA) dao động từ 6-8%.

Đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP tương ứng là 76%, 16% và 7%, so với giai đoạn trước đó đã thay đổi theo hướng xấu đi, giai đoạn 2000-2006 số liệu các yếu tố tương ứng là 51%, 23% và 26%. Trong giai đoạn 2006 -2012, Việt Nam luôn có tỷ lệ nhập siêu, năm cao nhất là 2008 lên đến 20,1% và năm 2011 là 8%. Từ năm 2012 đến nay con số này đang giảm, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế là "không bình

thường". Tỷ lệ thu - chi ngân sách với thu đạt 27,2% - chi 36,3% tiếp tục m ất cân đối hơn so với giai đoạn 2000-2005, với tỷ lệ thu - chi ngân sách tương ứng là 24,6% và 32,6%. Các tỷ lệ nợ công, nợ nước ngoài và nợ công nước ngoài, theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong giai đoạn từ 2007 đến nay tiếp tục gia tăng nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn.

Nhìn chung, đánh giá về tăng trưởng kinh tế giai đoạn trên cho thấy một số hạn chế như sau:

Thứ nhất: tăng trưởng kinh tế dựa trên sử dụng vốn đầu tư là cơ bản. Điều này thể hiện ở chỗ sự tăng trưởng kinh tế những năm qua vẫn theo chiều rộng là chính, dựa trên khai thác nguồn lực sẵn có, nghĩa là dựa trên lợi thế tĩnh, chứ chưa dựa trên khai thác tối ưu lợi thế động. Để khai thác lợi thế tĩnh Việt Nam phải đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước với nhiều hình thức khác nhau. Sự phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư để tăng trưởng dẫn đến hệ quả là muốn duy trì mức tăng trưởng cao, phải tiếp tục tăng vốn thêm nữa.

Thứ hai: bất cập trong đầu tư công ở nước ta là tập trung vào đầu tư cho kinh tế rất cao (chiếm 73% tổng vốn đầu tư của Nhà nước) trong khi đầu tư vào các lĩnh vực xã hội có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của con người (khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế, cứu trợ xã hội, văn hoá, thể thao...) lại rất thấp và đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Hơn nữa, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có tham nhũng, lãng phí làm cho đầu tư công có hiệu quả thấp.

Thứ ba: tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học - công nghệ; Năng suất lao động toàn xã hội thấp tăng chậm so với tiềm năng. Mức tiêu tốn năng lượng để tạo ra một đơn vị GDP của nước ta cao so các nước trong khu vực. Nguồn lực phân bổ không hợp lý cho các lĩnh vực.

Một phần của tài liệu 0827 nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa rủi ro về đạo đức trong ngành NH tại việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w