Lạm dụng quyền lực được giao

Một phần của tài liệu 0827 nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa rủi ro về đạo đức trong ngành NH tại việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 65 - 68)

Vụ án tại Agribank Hồng Hà:

Ngày 18/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Đức Hưng (nguyên giám đốc chi nhánh Hồng Hà, thuộc ngân hàng Agribank, địa chỉ tại số 164 Trần Khát Chân, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) và 2 cán bộ thuộc cấp.

Ông Hưng (56 tuổi) và 2 cán bộ thuộc cấp của ông Hưng là bà Đỗ Thị Minh Hiền (SN 1968), nguyên Trưởng phòng tín dụng và ông Trương Đăng Dần (SN 1974), nguyên Phó phòng tín dụng, bị khởi tố về tội danh "lạm dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ".

Theo cáo trạng, trong quá trình kinh doanh, Agribank Hồng Hà phát sinh nợ xấu cao, giám đốc Hưng cùng Hiền, Dần tìm cách lấp liếm. Cụ thể, ông Hưng đã ký

15 bảo lãnh thanh toán vượt quyền phán quyết, không có hồ sơ, không theo dõi trên hệ thống sổ sách, không thu phí cho Công ty Tân Hồng.

Từ các bảo lãnh được ký trái quy định này, Hồng đã sử dụng để ký nhiều hợp đồng với 9 công ty và nhận được hàng, bán hàng. Số tiền thu được hơn 540 tỷ đồng, nếu đúng theo hợp đồng, Hồng phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho các doanh nghiệp đã bán hàng theo hình thức trả chậm cho Hồng.

Tuy nhiên, Hồng không làm theo cam kết mà sử dụng gần 108 tỷ đồng để trả cho khoản vay đã đến hạn tại Agribank Hồng Hà; sử dụng hơn 80 tỷ đồng trả nợ cho các đơn vị khác. Đồng thời, để tạo niềm tin cho các đơn vị nhận bảo lãnh, Hồng đã dùng tiền của đơn vị bảo lãnh này trả cho đơn vị bảo lãnh khác với số tiền gần 155 tỷ đồng. Bản thân Hồng rút tiền mặt sử dụng hơn 195 tỷ đồng, sử dụng cho Công ty Tân Hồng hơn 1,3 tỷ đồng. Khi các doanh nghiệp đòi tiền, Hồng mới chỉ thanh toán được gần 384 tỷ đồng, còn nợ tổng cộng gần 282 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán.

Ngoài ra, Hồng còn mua lại 2 Công ty Giang Linh và Thái An, sau đó cử nhân viên của mình làm giám đốc trên danh nghĩa để lập hồ sơ vay vốn tại Agribank Hồng Hà, mục đích để lấy tiền trả nợ. Biết rõ sự lập lờ này, Hưng vẫn chỉ đạo Dần và Hường lập hồ sơ tín dụng khống, nâng giá trị tài sản đảm bảo của hai công ty trên, từ đó cho vay vốn trái quy định, sử dụng vốn vay sai mục đích. Công ty Giang Linh vay 70 tỷ đồng, công ty Thái An vay 60 tỷ đồng, đến nay mất khả năng thanh toán, gây hậu quả thiệt hại tài sản của nhà nước với số tiền gần 139 tỷ đồng.

Vu án Agribank Bến Thành:

Ngày 26/11/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, nguyên giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bến Thành (Agribank Bến Thành).

Thông tin từ cơ quan điều tra cho biết, bà Hoàng Oanh bị bắt tạm giam về hành vi vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ngoài

bà Oanh, ba cán bộ khác của Agribank Bến Thành cũng bị bắt giữ vì những sai phạm trong việc làm hồ sơ, ký một số hợp đồng tín dụng trái với quy định, gây thất thoát nhiều tỉ đồng khi bà Oanh đang tại vị.

Vu án tai tai Agribank Bình Chánh :

Đầu tháng 7/2013, ông Nguyễn Văn Lợi - nguyên phó giám đốc Agribank chi nhánh Bình Chánh (TP.HCM) và 2 bà Trần Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Thanh Nga đều là nguyên phó trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh ngân hàng này đã

bị khởi tố do không thực hiện đúng quy định gây thiệt hại hơn 12 tỉ đồng.

Theo điều 179 Bộ Luật hình sự, 3 bị can trên bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Năm 2009, ông Lê Văn Chức (giám đốc Agribank - chi nhánh Bình Chánh) ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Thanh Phát (ở quận 6) vay hơn 19 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng dự án khách sạn 5 sao tại Đà Lạt.

Cuối năm 2012, ông Chức bị bệnh từ trần. Khi tiến hành các thủ tục cho vay, 3 nguyên cán bộ trên đã không thực hiện đúng quy định của ngân hàng về thẩm định dự án và tài sản đảm bảo cho vay dẫn đến Công ty Thanh Phát mất khả năng thanh toán. Hậu quả, ngân hàng Agribank chi nhánh Bình Chánh thiệt hại hơn 12 tỷ đồng.

Vu án Phó tổng giám đốc Seabankphát hành khống bảo lãnh:

Ngày 3/12, Công an Hà Nội đã tống đạt quyết định khởi tố Nguyễn Thị Hương Giang về tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Bà Nguyễn Thị Hương Giang (39 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SeABank, kiêm giám đốc chi nhánh Hai Bà Trưng) bị cơ quan điều tra cáo buộc có hành vi tự ý ký và phát hành 12 chứng thư bảo lãnh vượt quá thẩm quyền quy định, để ngoài hệ thống sổ sách, không có hồ sơ lưu, không thu phí, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Tổng giá trị số chứng thư bảo lãnh đã được phát hành lên tới trên 310 tỷ đồng, đến nay đã quá hạn thanh toán nhưng các bên được bảo lãnh vẫn chưa thanh toán hoặc có biện pháp khắc phục. Đặc biệt, các bảo lãnh đều không có tài sản đảm bảo.

Nhìn nhận từ một số minh họa trên:

- Theo mô hình tổ chức trong hoạt động của ngân hàng, mỗi Ngân hàng sẽ có một mạng lưới các đơn vị kinh doanh bên dưới: Sở giao dịch, Chi nhánh, phòng giao dịch. Phụ trách mỗi đơn vị kinh doanh sẽ do các Trưởng/phó đơn vị kinh doanh đó quản lý và chịu trách nhiệm trước cấp trên về phạm vi công việc được giao. Tùy thuộc vào mô hình phân quyền của từng Ngân hàng, quyền phán quyết trong tay các Trưởng/phó đơn vị sẽ ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn, Thẩm quyền phán quyết cho vay có tài sản đảm bảo của Giám đốc Chi nhánh lớn tại Ngân hàng Quân Đội là 15 tỷ đồng/khách hàng. Thẩm quyền phán quyết cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp là 80 tỷ đồng. Thẩm quyền phán quyết cho vay tại Chi nhánh lớn tại Ngân hàng Vietinbank là 30 tỷ đồng.

- Mỗi đơn vị kinh doanh đều có con dấu riêng. Do vậy, việc các đại diện các đơn vị sử dụng con dấu của đơn vị để thực hiện các hành vi sai phạm so với qui trình, qui định Ngân hàng là việc rất dễ xảy ra nếu không có một hệ thống nhận diện sai phạm tốt.

- Các sai phạm thường gặp phải như: Cố tình bỏ qua trình tự các bước trong qui trình qui định, nâng khống giá trị tài sản đảm bảo, phát hành bảo lãnh hay giải ngân trái qui định...

- Đặc biệt, việc lạm dụng quyền hạn để phát hành khống các thư bảo lãnh là việc gây ra các hậu quả nặng nề nhất. Rủi ro cho các Ngân hàng không chỉ là thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng đến độ tín nhiệm của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0827 nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa rủi ro về đạo đức trong ngành NH tại việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w