soát hữu hiệu nhằm ngăn ngừa rủi ro và hạn chế các sai phạm trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Các sai phạm liên quan rủi ro đạo đức thường gắn liền với các bộ phận tín dụng, sàn và kho quỹ. Do vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ cần nâng cao khả năng ngăn ngừa, kiểm soát tại các khâu liên quan các bộ phận này.
□ Thiết lập trung tâm phê duyệt tập trung và điều chỉnh thẩm quyền phán quyết tại các đơn vị kinh doanh:
- Phân quyền tại Trưởng/phó đơn vị kinh doanh càng lớn rủi ro đối với h ệ thống càng cao. Rủi ro có thể xuất phát từ năng lực cán bộ quản lý hoặc vì tư lợi cá nhân.
- Theo mô hình phê duyệt tập trung, mỗi cán bộ quản lý phụ trách tại các đơn vị kinh doanh sẽ được phân tán bớt thẩm quyền phán quyết. Quyền phán quyết sẽ chủ yếu tập trung vào các cán bộ quản lý phụ trách vùng, nhóm các đơn vị kinh doanh trên trung tâm phê duyệt tập trung. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình trên cần phải tính toán và thiết lập rõ ràng tránh gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh khi trực tiếp tiếp xúc, đàm phán với các khách hàng.
□ Thiết lập Trung tâm thẩm định tín dụng tập trung:
- Cho đến nay, mô hình tổ chức các ngân hàng đều có phòng ban riêng biệt thường được gọi là phòng thẩm định, có chức năng thực hiện đánh giá các rủi ro từ các phương án tín dụng do các đơn vị kinh doanh đề xuất. Qua đó, phòng thẩm định tham mưu cho các cấp phê duyệt trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đây là chốt chặn rủi ro đầu tiên của qui trình cấp tín dụng.
- Mỗi Chi nhánh/Sở giao dịch đều có một phòng thẩm định trực thuộc làm nhiệm vụ tham mưu cho các cấp phê duyệt tại đơn vị. Tuy nhiên, việc tổ chức như trên có hạn chế trình độ thẩm định tại các đơn vị không đồng đều hay đánh giá thẩm định nhiều khi mang tính chủ quan của đường lối kinh doanh tại chính đơn vị... .Do vậy, cần thiết có một trung tâm thẩm định tập trung.
- Trung tâm thẩm định tập trung là một bộ máy trực thuộc cơ quan hội sở, độc lập với các chi nhánh. Bởi vậy, các đánh giá thẩm định đưa ra sẽ mang tính khách quan, thống nhất tư tưởng, chính sách của Ngân hàng mà không phụ thuộc vào chính sách kinh doanh từng đơn vị. Đây là mô hình, các ngân hàng tiên tiến trên thế giới đang thực hiện, Tại Việt Nam, Ngân hàng Techcombank là ngân hàng tiên phong, Ngân hàng TMCP Quân đội và một số ngân hàng cũng đang bắt đầu triển khai mô hình này.
□ Thiết lập Trung tâm hỗ trợ tín dụng tập trung
- Phòng hỗ trợ tín dụng có chức năng thực hiện theo các phê duyệt cấp thẩm quyền trong đúng phạm vi phán quyết và là bộ phận chốt chặn cuối cùng đối với các phương án tín dụng.
- Tương tự như mô hình sắp xếp phòng thẩm định, phòng hỗ trợ tín dụng cũng trực thuộc Chi nhánh/Sở giao dịch. Bởi vậy, phòng hỗ trợ cần thiết phải được tách ra khỏi từng đơn vị kinh doanh và tập trung thành một trung tâm hỗ trợ để đảm bảo tính khách quan và không bị chi phối tới khâu giám sát, thực hiện các phê duyệt.
- Trung tâm hỗ trợ cần phải trực thuộc khối độc lập với khối kinh doanh để đảm bảo đúng chức năng kiểm soát, ngăn chặn.
□ Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo, xác minh tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo:
- Ban hành các qui định, biểu giá, hướng dẫn định giá kịp thời phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
- Qui định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của bộ phận định giá trong việc xác minh, đánh giá những vấn đề sau:
+ Quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng vay hay bên bảo lãnh: Kiểm tra các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản dùng làm bảo đảm của khách hàng.
+ Tài sản không có tranh chấp: có thể tham khảo tổ trưởng, hàng xóm, Ủy ban nhân dân phường, Quận nơi chủ tài sản cư trú.
+ Tài sản được phép giao dịch, dễ chuyển nhượng.
+ Cần xác định giá trị tài sản bảo đảm hợp lý để làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp buộc phải xử lý tài sản bảo đảm.
- Có thể thành lập một công ty định giá độc lập trực thuộc Ngân hàng hoặc Công ty để đưa ra các mức giá khách quan và xác minh được tài sản định giá.