nghiệp của một số ngân hàng trong và ngoài nước
a. Kinh nghiệm trong tham định khách hàng của ngân hàng KasiKorn của Thái L an
Ngân hàng KasiKorn tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề c ó tính nguyên tắc trong tín dụng. Khi khách hàng đến vay vốn cán bộ ngân hàng phải giải quyết
được các vẩn đề sau mới quyết định cho vay: Tư cách của người vay, có tin tưởng họ được không? hiệu quả kinh doanh của khách hàng, hoạt động nào thành công, hoạt động nào không thành công? mục đỉch của khoản vay là gì? nguồn trả nợ là gì? Ngân hàng KasiKorn đã c ó những kinh nghiệm trong thẩm định khách hàng để
vuợt qua giai đoạn khó khăn nhu sau:
Thứ nhất, ngân hàng phải phân tích tài chính, căn cứ được sử dụng để đánh giá được rủi ro của khoản vay dựa trên: Sổ sách ghi chép, hóa đơn chứng từ, các chỉ tiêu tài chỉnh trọng yếu như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, điểm hoà vốn, lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu, khả năng trả lãi, dòng tiền, các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền, yếu tố định tỉnh và những nhân tố làm thay đổi lợi nhuận hoặc tỷ suẩt lợi nhuận. Trên cơ sở phân tỉch, ngân hàng dự báo và nhận định về: Rủi ro trong kinh doanh và rủi ro ngành, cẩu trúc chi phỉ, lợi nhuận, kỹ
thuật, công nghệ, vòng đời sản phẩm, tỉnh độc lập và tỉnh toàn cầu hoá, môi trường hoạt động, rủi ro có tỉnh chu kỳ.
Bên cạnh đó , NH tại Thái Lan hiện nay đã rất coi trọng đến vòng chu chuyển
dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư của khách hàng. Bài học được rút ra từ những
kinh nghiệm xương máu từ những năm 1997 - 1998 khi nợ xấu của NH tại Thái Lan lên tới 40% vì một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay và chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay.
Thứ hai, ngân hàng thực hiện chấm điểm khách hàng: KasiKorn Bank đã áp dụng xếp loại tín dụng như là một công cụ quyết định đối với các khoản vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ.tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay. Theo đó hạng tín dụng được xếp theo các hạng AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả
năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ). Trong đó, hạng c ó thể xét cho vay được
xếp từ AAA+, AAA, AAA-, A+, A-, BBB+, BBB-, các hạng còn lại là BB+, BB, BB-
, C, D. Các hạng tín dụng này được áp dụng theo tiêu chuẩn của S & P ( Standard and
Poor). Bên cạnh đó, trong thực hiện chấm điểm khách hàng NH thường xuyên giám sát các khách hàng, kiểm tra sự phù hợp của công thức tính, cập nhật thông tin khách
hàng liên tục, được phân loại đúng cách trước khi đánh giá rủi ro và chấm điểm khách hàng.
Thứ ba, Giám sát khoản vay: Sau khi cho vay KasiKorn Bank rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay, bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá khách hàng, xử lý kịp thời các tình huống rủi ro tín dụng.
b. Kinh nghiệm từ Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank):
HĐQT Vietinbank đã ban hành Khung quản trị rủi ro tín dụng, áp dụng cho toàn bộ hệ thống Vietinbank. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank bao gồm trong đó nhấn mạnh:
- Nhận diện rủi ro tỉn dụng
Cán bộ quan hệ khách hàng là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Do đó , cán bộ quan hệ khách hàng phải nhận diện và hiểu về rủi ro tín dụng trong các hoạt động kinh doanh trước khi tham gia vào giao dịch. Sau khi tư vấn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ
cấp tín dụng của khách hàng về phương án/dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá tài sản đảm bảo và những rủi ro c ó thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin cấp tín dụng một cách hiệu quả.
- Kiểm soát rủi ro tín dụng
Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng
Từ tháng 1/2013, khối quản lý rủi ro tín dụng chính thức được thành lập nhằm từng bước thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro theo 3 vòng độc lập như yêu cầu của Basel II, cụ thể:
+ Lớp bảo vệ thứ nhất: các đơn vị, cá nhân thuộc khối kinh doanh chịu trách nhiệm đề xuất cấp tín dụng đáp ứng tiêu chí cấp tín dụng và chịu trách nhiệm chính quản lý rủi ro tín dụng tại đơn vị của mình đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, của Vietinbank, cân bằng lợi nhuận và rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro, các định hướng tín dụng và các quy định, quy trình quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank;
+ Lớp bảo vệ thứ hai: bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và kiểm soát tuân thủ chịu trách nhiệm giám sát độc lập lớp bảo vệ thứ nhất và quản lý rủi ro tín dụng, bao gồm xây dựng chính sách tín dụng và quản lý rủi ro danh mục tín dụng; tái thẩm định đề xuất cấp tín dụng từ các đơn vị kinh doanh trình lên; xây dựng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng là công cụ trợ giúp các đơn vị kinh doanh đánh giá và lựa chọn khách hàng;
+ Lớp bảo vệ thứ ba: bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đánh giá độc lập về tính phù hợp và hiệu quả của quy trình cấp tín dụng; quy trình quản lý rủi ro tín dụng, bao gồm cả tính tuân thủ đối với các quy định, quy trình này. Kiểm toán nội bộ giám sát độc lập lớp bảo vệ thứ nhất và thứ hai.
Trong đó lớp phòng thủ thứ 1 là lớp phòng thủ đầu tiên sẽ chi phối tới hiệu quả của 2 lớp phòng thủ còn lại. Vietinbank quan tâm phát triển năng lực chuyên môn cho chuyên viên tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng. Ban
Tổng giám đốc Vietinbank chỉ đạo các đơn vị, đầu mối là Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng tạo trẻ để tìm kiếm nhân tài và giải pháp mới trong quản lý rủi ro tín dụng. Tổ chức các chương trình “Thực hành thẩm định hồ sơ tín dụng” đặt mục tiêu vào việc trang bị kiến thức thực tiễn, kỹ năng cần thiết cho cán bộ tín dụng: cách thu thập các hồ sơ đầu vào cần thiết để phục vụ thẩm định; rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và xử lý hiệu quả các thông tin, đặc biệt là kỹ năng đọc hồ sơ tín dụng khách hàng; phát hiện các vấn đề trong bộ hồ sơ để c định hướng thẩm định
phù hợp; lập tờ trình thẩm định cho vay tiêu dùng/cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh/cho vay dự án đầu tư... .
c. Kinh nghiệm "Bài toán" nợ xẩu Techcombank và quy trình tham định chuẩn
Vào những năm 2010NH Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% xuống 25,7%. Tính đến cuối năm 2011, tổng cho vay và ứng trước của ngân hàng này cho khách hàng đạt 63,188 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng cao nhất ở mức 63,3% lên 18,397 tỷ đồng so với năm 2010. Số dư cho vay khách hàng toàn hệ thống là 63,188 tỷ đồng trong đó nợ từ loại 3 - 5 là 1.777 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 2,8%.Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2010, Techcombank đã c ó sự biến động trong tỷ trọng các loại nợ. Tỷ trọng nợ loại 1 và nợ loại 5 giảm nhẹ và tỷ trọng nợ loại 3, nợ loại 4 tăng nhẹ. Đặc biệt nhó m khách hàng doanh nghiệp lớn đã xuất hiện nợ loại 2 với tỷ lệ là 0,3%. Bên cạnh đó , toàn bộ tỷ trọng nợ loại 3 - 5 tăng từ 2,3% lên 2,81%. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ và của nhó m khách hàng cá nhân đều tăng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ 3,13% lên 3,56%; tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tăng từ 1,27% lên 1,83%...
Nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu tăng cao, quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Techcombank đã được quy chuẩn và áp dụng cho toàn bộ hệ thống theo 3 bước như sau: (theo lược đồ bên dưới)
Trên cơ sở đ , tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà nhân viên thẩm định c ó thể phân tích, đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Trên cơ sở đ , lãnh đạo Techcombank có thể xem xét khả năng tham gia cho vay đối với từng dự án.
Như vậy, thông qua việc quá trình thẩm định, ngân hàng mới c ó cái nhìn toàn diện về dự án; đánh giá về như cầu tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguôn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng như khả năng trả nợ của dự án.
Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ pháp lý:
• Hồ sơ pháp lý • Hồ sơ kinh tế • Hồ sơ vay vốn
• Hồ sơ đảm bảo tiền vay
Thẩm định khách hàng vay vốn:
• Địa vị pháp lý và tư cách của khách hàng vay vốn
• Lịch sử hình thành doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp • Phương thức, tình tình hoạt động kinh doanh hiện tại, định hướng kinh doanh • Tình hình tài chính của doanh nghiệp
• Quan hệ với các tổ chức tín dụng
Thẩm định dự án đầu tư:
• Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án
• Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án • Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án • Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
• Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án vay vốn • Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án