NH cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện kịp thời quy trình, văn bản c ó liên quan đến công tác tín dụng, đáp ứng những yêu cầu mới, quan tâm công tác tổ chức thực hiện quy chế, chính sách ngân hàng, để nội dung và tinh thần của các hướng dẫn được quán triệt đầy đủ tới cán bộ nhân viên. Trong công tác thẩm định, nhằm hướng dẫn cụ thể, cần ban hành các văn bản, chỉ thị tới từng chi nhánh, phòng giao dịch chỉ ra điểm yếu trong công tác thẩm định tại chi nhánh, phòng giao dịch đó , cũng như hạn chế trong thẩm định, lập tờ trình cho khoản vay trên cả hệ thống để cán bộ thẩm định thấy rõ những mặt làm được, chưa làm được và chỉ ra các hướng vàphương pháp cụ thể để chấm dứt những điểm hạn chế đó , xây dựng mảng hoạt động thẩm định mạnh đảm bảo hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Nâng cao vai trò của bộ phận giám sát: tăng cường công tác kiểm tra trong và sau thẩm định, kiểm tra chuyên đề nhằm cung cấp cho Ban lãnh đạo ngân hàng mức độ đảm bảo về công tác quản lý rủi ro tín dụng, quản lý nợ xấu, việc chấp hành các quy chế, chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ và bảo đảm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao. Việc kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập cần được thực hiện một cách khách quan, nghiêm túc, và thường xuyên hơn nữa để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thẩm định, tránh tình trạng không được kiểm tra thường xuyên dẫn đến không phát hiện và khắc phục những yếu kém còn vướng mắc.
Ban giám đốc ngân hàng cần chỉ đạo bộ phận QHKH, quản trị rủi ro thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận chuyên đề, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong công tác thẩm định từ đó nâng cao năng lực thực tiễn cho cán bộ, chuyên viên thực hiện hoạt động tín dụng. Đồng thời, ban giám đốc cần quan tâm và đầu tư hơn về chất lượng nhân sự của bộ phận QHKH và bộ phận quản trị rủi ro để tạo môi trường ngân hàng nghiêm túc, hiệu quả.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV THANH XUÂN
Thẩm định tín dụng là hoạt động phức tạp,liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và cần sự hỗ trợ từ nhiều phía, chỉ những nỗ lực của bản thân ngân hàng thôi thì chưa đủ để tăng cường chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng và của toàn ngành bởi nó còn chịu tác động từ nhiều nhân tố khách quan
khác, do đó xuất phát từ yêu cầu phát triển và hoàn thiện trong công tác thẩm định tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và của BIDV Thanh Xuân nó i riêng, tác giả xin đua ra một số đề xuất với các bộ ngành và chính quyền địa phuơng, với NHNN và các NHTM khác, với các DN là khách hàng xin vay vốn nhấtlà các DNVVN nhu sau: