Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0846 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 31)

1.2.3.1. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án

Cần đánh giá xem dự án có nhất thiết phải thực hiện không? Tại sao phải thực hiện? (Xuất phát từ đòi hỏi cấp bách và thực tế việc của nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh, xuất khẩu, bảo vệ môi trường...)

Nếu được thực hiện thì dự án sẽ đem lại lợi ích gì cho chủ đầu tư, cho địa phương và nền kinh tế.

Mục tiêu cần đạt được của dự án là gì? (Hay chủ đầu tư mong đợi điều gì sau khi dự án hoàn thành và đi vào sản xuất?)

Các mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu chung của ngành, của địa phương hay không? Dự án có thuộc diện nhà nước ưu tiên và khuyến khích đầu tư không?

1.2.3.2. Thẩm định nội dung thị trường của dự án

Nội dung thị trường của dự án được Ngân hàng rất quan tâm vì khả năng hoàn trả vốn vay của dự án phụ thuộc rất lớn vào sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời thị trường cũng là nơi đánh giá cuối cùng về chất

16

lượng sản phẩm, về khả năng tiêu thụ và về hiệu quả thực sự của dự án. Vì vậy thẩm định Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến thị trường dự án. Nội dung thẩm định bao gồm:

- Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án:

Thông thường mọi dự án đều chỉ ra được khoảng trống cung - cầu trên thị trường hiện tại làm cơ sở để hình thành dự án đầu tư. Tuy nhiên còn những nhân tố chưa được xem xét khi xác định khoảng trống thị trường . Đó là những đặc điểm thu nhập, thị hiếu và đặc biệt là định vị đối tượng, mục tiêu tiềm năng có nhu cầu thực sự theo những tiêu chí cụ thể và xác đáng. Chính vì vậy việc ước lượng quy mô thị trường mục tiêu và tiềm năng cho sản phẩm dự án đầu tư chỉ dựa vào mức ước lượng trung bình giản đơn về tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện hiện tại. Ngân hàng có thể tập trung thẩm định trực tiếp hoặc gián tiếp để có cơ sở vững chắc hơn về dự án đầu tư.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua. Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường và mối quan hệ của chủ đầu tư trong thị trường sản phẩm. Thêm vào đó phân tích theo chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường cũng giúp Ngân hàng có những nhìn nhận hợp lý về triển vọng của dự án trong tương lai.

- Khả năng cạnh tranh và các phương thức cạnh tranh:

Thực chất đây là việc phân tích hỗn hợp các đặc điểm về chất lượng, giá cả sản phẩm của dự án so với các sản phẩm thay thế trên thị trường mục tiêu.

Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, tổng lượng sản xuất trong nước là bao nhiêu? Xu hướng tăng hay giảm trong thời gian tới?Khả năng nhập khẩu sản phẩm tương tự có thể xảy ra hay không?Mức độ tin cậy của các dự báo nói trên.

So sánh giá thành sản phẩm của dự án với giá thành của sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường xem cao hay thấp hơn, chỉ rõ nguyên nhân đó. Phải phân tích để thấy rõ được những ưu việt của sản phẩm dự án so với các sản

17

phẩm hiện tại.

1.2.3.3. Thẩm định nội dung kỹ thuật của dự án

Đây là khâu mà Ngân hàng hạn chế nhất do không có chuyên môn sâu về từng lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên Ngân hàng cũng có thể đánh giá một cách khách quan những nhân tố sau:

- Thẩm định địa điểm xây dựng công trình

- Thẩm định về qui mô công suất

- Thẩm định về công nghệ sản xuất

- Thẩm định về phuơng án sản phẩm

- Thẩm định về sự lựa chọn máy móc thiết bị

- Thẩm định về nguyên vật liệu sử dụng cho dự án

- Thẩm định về năng luợng và nuớc sử dụng cho sản xuất của dự án

- Thẩm định về kỹ thuật xây dựng của dự án

- Thẩm định vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi truờng

- Thẩm định về lịch trình thực hiện dự án

Ngân hàng là cơ quan tài trợ vốn, lịch trình thực hiện liên quan chặt chẽ với tiến độ rút vốn vay của dự án, do đó Ngân hàng cần nắm rõ lịch trình này để chủ động trong viêc tạo lập nguồn vốn cho vay và xử lý giải ngân nếu chấp nhận cho vay đối với dự án. Cụ thể cần thẩm định:

+ Thời gian khởi công, thời gian hoàn thành từng hạng mục và toàn bộ công trình.

+ Những hạng mục nào cần phải khởi công và hoàn thành truớc, những hạng mục nào có thể hoàn thành sau, những công việc nào có thể tiến hành song song.

+ Dự kiến thời điểm mà dự án cần vay vốn Ngân hàng, mức vay là bao nhiêu

1.2.3.4. Thẩm định nội dung của dự án

18

- Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án:

+ Căn cứ vào bảng dự trù vốn Ngân hàng cần kiểm tra mức vốn tương xứng với từng khoản mục chi phí có so sánh với qui mô công suất và khối lượng xây lắp phải thực hiện, số lượng chủng loại thiết bị cần mua sắm. Cần tính toán sát với nhu cầu thực tế.

+ Vấn đề đảm bảo về vốn lưu động khi đưa dự án vào hoạt động cũng cần đặc biệt chú ý vì nếu không đảm bảo nguồn này vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ không phát huy được tác dụng.

+ Điều đặc biệt có ý nghĩa trong thẩm định toàn bộ nội dung về tài chính là cán bộ thẩm định phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý và độ tin cậy của các số liệu đưa vào tính toán chứ không nên căn cứ vào số liệu sẵn có trong dự án một cách máy móc rập khuôn... thực chất chỉ là tính toán lại các phép tính mà chủ đầu tư đã làm.

- Thẩm định về nguồn vốn và sự đảm bảo của nguồn vốn tài trợ dự án: Cần thẩm định rõ những nguồn nào đảm bảo cho dự án, với tỷ trọng mỗi nguồn là bao nhiêu (vốn tự có, vốn vay...) tính đảm bảo của các nguồn vốn đó như thế nào.

- Thẩm định về chi phí sản xuất, doanh thu và thu nhập hàng năm của dự án

- Tính các chỉ tiêu về khả năng hoàn vốn: NPV, IRR, điểm hòa vốn...

- Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng:

Xuất phát từ quan điểm của tín dụng là bên vay vốn (chủ đầu tư) phải hoàn trả Ngân hàng đầy đủ và đúng hạn số vốn gốc và lãi vay để NHTM có thể trả lại cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với dự án khác. Trong quá trình thẩm định DAĐT, NHTM đặc biệt quan tâm đến khả năng hoàn trả của chủ đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ. Khả năng trả nợ của một Doanh nghiệp chủ đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án đang xin vay là dự án đầu tư mới hay đầu tư chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản

19

xuất kinh doanh của dự án hay còn có những nguồn bổ sung nào khác.

1.2.3.5. Tham định lợi ích kinh tế - xã hội

• • •

□ Hiệu quả giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá bao gồm:

+ Giá trị gia tăng trực tiếp của sản phẩm hàng hoá tức là do chính hoạt động của dự án sinh ra

+ Giá trị gia tăng gián tiếp là giá trị sản phẩm hàng hoá thu đuọc từ các dự án khác hoặc các họat động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án đang xem xét tạo ra.

□ Khả năng tạo thêm viêc làm và tăng thu nhập cho người lao động. □ Mức độ đóng góp cho ngân sách (thuế, thuê đất, thuê TSCĐ...) □ Góp phần phát triển các ngành khác, phát triển khu nguyên liệu.

□ Góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tăng cường kết cấu hạ tầng địa phưong (điện, nước, giao thông...).

□ Phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch tại địa phương (ngoại ứng tích cực).

1.2.3.6. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay

Bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp của Ngân hàng nhằm hạn chế những rủi ro trong công tác tín dụng . Trong thực tế không phải bất kì dự án nào Ngân hàng tham gia tài trợ cũng có tài sản làm bảo đảm.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của dự án, năng lực tài chính của doanh nghiệp, thực trạng tài sản làm bảo đảm của doanh nghiệp, cơ chế chính sách của chính phu... Để xác định biện pháp bảo đảm tiền vay cho thích hợp như:

- Thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản

- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

20

* Xem xét các vấn đề khác có liên quan như: Số tiền doanh nghiệp dự kiến vay trong dự án, kết hợp với dư nợ hiện tại của doanh nghiệp tại Ngân hàng khác, hoặc với Ngân hàng mình xem có vượt quá 15% vốn tự có của mình hay không.

Một phần của tài liệu 0846 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w