Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu 0846 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 43)

Để đảm bảo chất lượng của mỗi cuộc thẩm định là tốt thì bất cứ một dự án đầu tư nào cũng cần phải thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng này. Có rất nhiều nhân tố tác động đến công tác thẩm định và được chia thành 2 loại cụ thể như sau:

1.3.3.1. Nhân tố chủ quan

a. Nhân tố con người: Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định Nhân tố con người bao giờ cũng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong mọi công việc. Kết quả của thẩm định dự án là kết quả của việc phân

tích đánh giá dự án về các nội dung của dự án theo nhận định chủ quan của người thẩm định song phải dựa trên cơ sở khoa học, trang thiết bị hiện đại.

Để thực hiện công tác thẩm định với chất lượng tốt thì cán bộ thẩm định cần đáp ứng một số chỉ tiêu sau: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Kiến thức ở đây không chỉ là hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn đơn thuần mà bao gồm hiểu biết về các mặt của khoa học, kinh tế, xã hội. Kinh nghiệm là những cái được tích luỹ qua hoạt động thực tiễn, năng lực và khả năng nắm bắt xử lí công việc trên cơ sở các tri thức đã tích luỹ. Như vậy, trình độ cán bộ thẩm định ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định, hơn nữa rất quan trọng bởi vì thẩm định dự án đầu tư cũng như thẩm định dự án nói chung là công việc hết sức tinh vi, phức tạp, nó không đơn thuần là việc tính toán theo những mẫu biểu sẵn có. Bên cạnh đó, tính kỉ luật cao, lòng say mê với công việc và đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ là điều kiện đủ để đảm bảo cho chất lượng thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định có phẩm chất

26

đạo đức không tốt sẽ ảnh hướng tới tiến độ công việc, mối quan hệ Ngân hàng và khách hàng. Đặc biệt những nhận xét đánh giá đưa ra sẽ bị chi phối bởi những nhân tố không phải từ bản thân dự án vì nó là kết luận chủ quan của người thẩm định, do đó tính khách quan hoàn toàn là không tồn tại và ý nghĩa của việc thẩm định.

Những sai lầm trong thẩm định dự án tài chính đầu tư từ nhân tố con người dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến một hậu quả: đánh giá sai lệch hiệu quả, khả năng tài chính cũng như khả năng hoàn trả vốn vay Ngân hàng, do đó Ngân hàng gặp khó khăn trong thu hồi nợ gây ra ứ đọng vốn hay nghiêm trọng hơn là nguy cơ mất vốn, suy giảm lợi nhuận kinh doanh.

b. Nhân tố thông tin

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc thu thập những thông tin

về khách hàng phục vụ cho quá trình thẩm định không phải là vấn đề khó khăn mà

làm sao để các nguồn thông tin thu thập được phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và

kịp thời. Việc lấy tài liệu, thông tin ở đâu với số lượng bao nhiêu phải được cân

nhắc tính toán thận trọng trước khi tiến hành phân tích, đánh giá dự án tránh tình

trạng quá nhiều thông tin không cần thiết cho kết quả thẩm định. Thông tin mà ngân hàng có thể thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau, như:

Từ khách hàng xin vay vốn: Thông tin bao gồm: Hồ sơ dự án do chủ đầu tư gửi đến ngân hàng (đây là thông tin đầu tiên và bắt buộc phải có), lấy thông tin từ các cuộc phỏng vấn, trực tiếp kiểm tra nơi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính. Trong đó nguồn thông tin từ hồ sơ dự án là nguồn thông tin cơ bản nhất.

27

nghiệp của cán bộ thẩm định. Do đó, số lượng, chất lượng và tính kịp thời của thông tin có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định. Thông tin quyết định tới chất lượng của thẩm định một cuộc thẩm định dẫu có được lập trên một phương pháp hiện đại, khoa học nhưng trên cơ sở nhưng thông tin không chính xác và đầy đủ, kịp thời thì kết quả của cuộc thẩm định là chưa có ý nghĩa. Thông tin thiếu, không đầy đủ thì tất yếu là sẽ có một chất lượng thẩm định không tốt, nhất là những thông tin không cân xứng có thể dẫn tới lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro cho ngân hàng. Do đó, việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn có liên quan đến dự án là rất cần thiết, tuy nhiên khái niệm đầy đủ chỉ mang nghĩa tương đối. Vấn đề quan trọng là các nguồn thông tin phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác và có ý nghĩa quyết định. Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, thì tính kịp thời của các nguồn thông tin thu thập được có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định, sự chậm trễ của thông tin làm ảnh hưởng không tốt trong mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, nhất là khách hàng truyền thống và cũng có thể là mất đi cơ hội tiếp xúc với một dự án tốt có tiềm năng phát triển cao

Ngoài ra, từ việc có được các nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời thì việc lựa chọn xem phương pháp xử lý, lưu trữ và sử dụng các thông tin đó như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tóm lại yếu tố thông tin là một nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình thẩm định vì vậy mà NHTM cần phải chú ý đến yếu tố này đảm bảo chất lượng cho công tác thẩm định

c. Nhân tố quy trình và phương pháp thẩm định

Quy trình thẩm định của mỗi Ngân hàng như là một cuốn cẩm nang hướng dẫn cán bộ thẩm định thực hiện công việc một cách khách quan, khoa học và đầy đủ. Quy trình thẩm định dự án đầu tư bao gồm nội dung, phương pháp thẩm định và trình tự tiến hành những nội dung đó. Quy trình thẩm định

28

được xây dựng một cách khoa học, tiên tiến và phù hợp với thế mạnh và đặc trưng của Ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Nội dung thẩm định cần đề cập đến tất cả các vấn đề về tài chính dự án đứng trên giác độ Ngân hàng: vấn đề vốn đầu tư (tổng, nguồn, tiến độ), hiệu quả tài chính khả năng tài trợ và rủi ro dự án. Nội dung càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu thì càng đưa lại độ chính xác cao của các kết luận đánh giá.

Phương pháp thẩm định dự án đầu tư bao gồm các hệ chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lý, chế biến thông tin có trong hồ sơ dự án và những thông tin có liên quan để đem lại những thông tin cần thiết về tính khả thi tài chính của dự án cũng như khả năng trả nợ Ngân hàng. Phương pháp hiện đại, khoa học giúp các bộ thẩm định, phân tích tính toán hiệu quả tài chính dự án nhanh chóng, chính xác dự báo được rủi ro, làm cơ sở cho lãnh đạo ra quyết định tài trợ đúng đắn.

Các nội dung thẩm định dự án được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, lôgic sẽ thể hiện được mối liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau giữa việc phân tích các khía cạnh tài chính của dự án từ đó mà báo cáo thẩm định sẽ chặt chẽ và có sức thuyết phục hơn.

Việc xây dựng ra quy định về quy trình thẩm định, phương phápthẩm định

để đảm bảo cho việc thực hiện công tác thẩm định dự án đạt chất lượng cao nhất

nên nếu việc tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước hay hội sở chính của mỗi

NHTM thì cũng là đảm bảo cho chất lượng thẩm định tại Chi nhánh.

d. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định

Hiện nay công nghệ thông tin phát triển đã mở ra cho nhân loại những ứng dụng mới phát triển mạnh mẽ hơn. Cũng chính nhờ việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay mà các ngân hàng ngày càng hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ đắc lực cho công tác chuyên môn của mình. Với hệ thống máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng cho ngành đã

29

giúp cho công tác thẩm định dự án diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn, với việc tính toán các chỉ tiêu đuợc nhanh chóng (thời gian thẩm định ngày càng rút ngắn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng), chính xác. Chỉ trong thời gian ngắn máy tính có thể xử lý luu trữ đuợc một khối luợng thông tin khổng lồ, với khả năng nối mạng nhu hiện nay thì việc luu trữ, truy cập để tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho thẩm định dự án là rất đơn giản và nhanh chóng giúp cho ngân hàng tiết kiệm đuợc rất nhiều chi phí. Với việc ứng dụng các phầm mền chuyên dụng đã giúp cho cán bộ thẩm định giải quyết đuợc những vấn đề một cách dễ dàng hơn. Từ đó, chất luợng thẩm định ngày càng đuợc nâng cao. Nhu vậy đầu từ phát triển máy móc thiết bị cũng là một yếu tố quan trọng nâng cao chất luợng thẩm định

e. Nhân tố tổ chức điều hành

Là việc bố trí, sắp xếp và quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng nhu mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận đó trong việc thực hiện, cần có sự phân công phân nhiệm cụ thể, khoa học và tạo ra đuợc cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong khâu thực hiện nhung không cứng nhắc, tạo gò bó nhằm đạt đuợc tính khách quan và việc thẩm định đuợc tiến hành nhanh chóng, thuận tiện mà vẫn bảo đảm chính xác. Nhu vậy việc tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định nếu xây dựng đuợc một hệ thống mạnh, phát huy tận dụng đuợc tối đa khả năng sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể sẽ nâng cao đuợc chất luợng thẩm định.

1.3.3.2. Nhân tố khách quan

Đây là những nhân tố không thuộc tầm kiểm soát của Ngân hàng, Ngân hàng chỉ có thể nhận biết, dự báo và cố gắng khắc phục những yếu tố tác động xấu tới chất luợng của thẩm định

a. Từ phía doanh nghiệp

30

thẩm định do đó trình độ lập, thẩm định, thực hiện dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định của Ngân hàng: phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán, thu nhập thêm thông tin. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khả năng quản lí cũng như tiềm lực tài chính rất hạn chế rủi ro dự án tạo hoạt động không hiệu quả như dự kiến càng lớn với Ngân hàng. Mặt khác tính trung thực của thông tin do chủ đầu tư cung cấp cho Ngân hàng về: tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính hiện có, những thông số trong dự án, cũng như mọi vấn đề khác là chưa được đảm bảo.

b. Từ môi trường kinh tế

Mức độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định thông qua: kinh nghiệm, năng lực phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, độ tin cậy của các thông tin. Vì thông tin là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến chất lượng thẩm định vì thế mà chỉ có một nền kinh tế phát triển chính xác mới có thể cung cấp những nguồn thông tin chính xác, phản ánh đúng tình trạng phát triển, diễn biến xu thế của nền kinh tế nói chung và các ngành, vùng, lĩnh vực liên quan nói riêng.

c. Từ môi trường pháp lí

Chỉ có một môi trường pháp lý đồng bộ đầy đủ và có hiệu lực mới là tiền đề cho việc thẩm định hiệu quả các dự án đầu tư. Với sự mâu thuẫn chồng chéo của các văn bản, quy định về các lĩnh vực hay những thay đổi thường xuyên các văn bản về quy chế quản lý tài chính, tính không hiệu lực của pháp lệnh kế toán thông kê thì sẽ có thể làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian. Như vậy nó sẽ làm cho việc đánh giá, dự báo rủi ro, hạn chế trong dự án đầu tư của NHTM là khó khăn. Tóm lại yêu cầu đặt ra là phải có được một bộ luật hoàn chỉnh, đồng bộ để áp dụng một các rộng rãi và thống nhất trên toàn bộ đất nước giúp tránh các tác động xấu đến các hoạt động nói chung và công tác thẩm định nói riêng.

31

Một phần của tài liệu 0846 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w