Thứ nhất, nội dung thẩm định đã đáp ứng được yêu cầu của NHTM và của chính Chi nhánh, thông tin thẩm định, hệ thống chỉ tiêu thẩm định khá đầy đủ, cập nhật...
Thứ hai, cán bộ thẩm định phẩn nào thể hiện được vai trò tư vấn cho khách hàng trong hoàn thiện hồ sơ vay vốn, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án,....
Thứ ba, cán bộ thẩm định đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách hàng ở một số chỉ tiêu: mức độ quan tâm của Chi nhánh với khách hàng, thái độ, ứng xử của cán bộ của Chi nhánh, tình hình xử lý các vấn đề khi phát sinh tranh chấp.
Thứ tư, tỉ lệ dự án triển khai thành công cao, tất cả các dự án được phê duyệt đều được triển khai thành công..
Thứ năm, tỷ lệ dự án phải điều chỉnh các chỉ tiêu như thời gian cho vay, kỳ hạn trả nợ năm 2016 có xu hướng giảm so với năm 2015
Thứ sáu, thời gian thẩm định dự án đầu tư bình quân có xu hướng giảm qua các năm.
Thứ bẩy, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp hơn nhiều so với toàn hệ thống chứng tỏ chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng thẩm định dự án
68
nói riêng của Chi nhánh là khá tốt. Qua bảng dưới đây ta có thể thấy điều đó: Bảng 2.17: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Thứ tám, lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận của các dự án đầu tư mang lại có xu hướng tăng qua các năm.
Đạt được các kết quả trên là do:
Thứ nhất, về quy trình thẩm định
Chi nhánh đã thành công trong việc xây dựng quy trình thẩm định hợp lý, với các văn bản, quy chế hướng dẫn việc tổ chức thực hiện phân tích tín dụng khá đầy đủ, chi tiết, làm cơ sở cho hoạt động thẩm dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn.
Tại BIDV Thăng Long , cán bộ tín dụng vừa là người thẩm định vừa là người cho vay giúp cho việc theo dõi và thẩm định khách hàng được chi tiết, chính xác hơn. Cán bộ có thể hiểu và đi sâu vào hoạt động của khách hàng vay vốn. Khi áp dụng hình thức này thì Chi nhánh có thể giảm bớt các khâu trung gian tiến hành thẩm định và nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng.
Sự nghiêm túc trong làm việc, tuân thủ đúng quy trình, quy định của các cán bộ tín dụng đã góp phần làm cho thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng lên và rủi ro tín dụng được hạn chế tới mức thấp nhất.
Thứ hai, về phương pháp thẩm định
Các phương pháp thẩm định thường được sử dụng tại chi nhánh như: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu...đều là các phương pháp khoa
STT Ngân hàng Tỷ lệ (%)
69
học, giúp người thẩm định có thể xem xét mọi khía cạnh của sự án từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận chính xác.
Thứ ba, về nội dung thẩm định
Tất cả mọi khía cạnh của dự án đều được mổ xẻ xem xét kĩ lưỡng, từ hồ sơ pháp lý, sự cần thiết của dự án, khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, phương diện tổ chức quản lý, khía cạnh tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, khía cạnh tài chính của dự án được các cán bộ thẩm định tại BIDV Thăng Long đặc biệt chú ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.
Thứ tư, về đội ngũ cán bộ thẩm định:
Các cán bộ thẩm định tại chi nhánh đều có trình độ đại học và trên đại học, trẻ, năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc. Chi nhánh luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên nói chung
và cán bộ tín dụng nói riêng. Cán bộ tín dụng luôn được trau dồi thêm các kiến thức về thị trường tài chính, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng
phát triển và các cơ chế, chính sách, chủ trương mới của nhà nước.
Thứ năm, về phương tiện phục vụ công tác thẩm định:
Chi nhánh luôn quan tâm đầu tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho công việc của cán bộ công nhân viên. Mỗi cán bộ tín dụng đều có 1 máy tính cá nhân
hiện đại được kết nối Internet, phòng làm việc có đầy đủ máy in, máy fax, điện thoại cố định... Các trang thiết bị này phục vụ rất hiệu quả cho việc thu thập thông tin, kiểm tra xác minh thông tin. trong quá trình thẩm định dự án.