Nhóm giải pháp về phương phápthẩm định dự án

Một phần của tài liệu 0846 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 104)

Thứ nhất, tại Chi nhánh đã sử dụng một cách triệt để và linh hoạt cho từng đối tượng tuy nhiên theo thời gian các phương pháp này cần được cải tiến bổ sung cho thật sự phù hợp với xu hướng phát triển chung. Ngày nay khi mà đất nước đang trên đà phát triển, nhu cầu đầu tư kỹ thuật, công nghệ vào các dự án ngày càng lớn. Vì thế nếu không nhanh chóng tiếp cận với những cái mới để bắt kịp thời đại thì sẽ dễ dàng trở nên tụt hậu. Vậy nên tại Chi nhánh Thăng Long đưa ra phương pháp toán xác suất, phương pháp mô phỏng.. .theo kế hoạch cụ thể, bên cạnh đó bổ sung những khoản chi phí cho việc mua bán hay chuyển nhượng công nghệ mới; đồng thời bồi dưỡng cán bộ sử dụng thành thạo công nghệ mới này là một điều thực sự cần thiết.

Thứ hai, bên cạnh những phương pháp cũ đang được sử dụng gồm: thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo. cần được đổi mới và bổ sung thường xuyên.

- Khi sử dụng phương pháp so sánh đối bên cạnh việc sử dụng báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất thì nên nghiên cứu sâu hơn vào quá trình hoạt động phát triển của doanh nghiệp từ khi thành lập tới nay. Đi vào xem cụ thể

'"'''"'- Doanh thu giảm∖ 1% 2% 3% 4% 5%

82

các mối quan hệ của khách hàng với Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác, để đưa ra được đánh giá khái quát về uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng. Hơn nữa bên cạnh việc so sánh dọc cần thực hiện so sánh ngang đó là so sánh đối chiếu cơ cấu dòng tiền: bao nhiêu phần trăm thu được từ hoạt động đầu tư sản xuất, bao nhiêu từ hoạt động đầu tư tài chính...

- Đối với phương pháp dự báo: mặc dù không phải là một phương pháp mang tính quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư bởi sự dự báo không chính xác do rủi ro trong tương lai là không thể tránh khỏi và luôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố biến động khách quan tác động mà ngân hàng cũng như doanh nghiệp đều không thể tránh khỏi. Để hạn chế được nhược điểm này thì cần kết hợp với phương pháp xây dựng kịch bản từ đó giúp cán bộ thẩm định có thể lường trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra đặc biệt là dự báo doanh thu và chi phí. Và việc sử dụng phương pháp dự báo cần được tiến hành trên những giả định khách quan để đảm bảo được tính chính xác của các kết quả tính toán.

- Với phương pháp phân tích độ nhạy để có được hiệu quả cao nhất, thì cần kết hợp với phương pháp dự báo, tìm ra những nhân tố có thể ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của dự án trong tương lai. Đặc biệt, cần tiến hành phân tích độ nhạy khi có nhiều thông số cùng biến đổi vì nếu chỉ phân tích ảnh hưởng riêng rẽ của một nhân tố sẽ không đánh giá chính xác sự biến động của dự án trong tương lai do một dự án đầu tư luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, với mức độ và tầm ảnh hưởng cũng khác nhau. Vì thế mà cán bộ thẩm định đi sâu vào tìm hiểu về trạng thái thị trường, xu hướng biến động của nền kinh tế từ đó đưa ra mức thay đổi của các yếu tố một cách khách quan, khoa học chứ không mang tính chất chủ quan, phỏng đoán hay quá chung chung.

Ví dụ: Khi đánh giá 3 chỉ tiêu NPV, IRR, T của dự án sản xuất ximăng,

83

cán bộ thẩm định dự báo năm 2016 nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hậu khủng hoảng, lạm phát tăng, nhu cầu giảm. Do vậy các yếu tố tác động đến dự án gồm:

-Doanh số bán hàng không đạt dự kiến do nhu cầu giảm từ đó mà doanh thu giảm.

- Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng do lạm phát tăng đẩy chi phí tăng.

-Lãi suất ngân hàng tăng do lạm phát tăng, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ

Trên đây là 3 yếu tố có thể ảnh huởng tới hiệu quả của dự án đầu tu một cách rõ nét nhất. Vì thế là một nhà thẩm định thì chúng ta cần phải đi phân tích dự án trong truờng hợp mà các yếu tố này có thể thay đổi theo chiều huớng xấu và tác động đến dự án đầu tu nhu thế nào và liệu dự án đầu tu đó có còn hiệu quả hay không?

Duới đây là bảng phân tích độ nhạy khi nhân tố doanh thu giảm và chi phí tăng để cho kết luận chính xác hơn về hiệu quả của dự án.

1% NPV=?IRR=? NPV=?IRR=? NPV=?IRR=? 1%

^3% ~4% 1%

Nếu trong điều kiện rủi ro xảy ra mà C

ự án vẫn đạt yêu cầu thì C

ự án có

tính khả thi cao về mặt tài chính.

Một phần của tài liệu 0846 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w