Quy trình chovay đốivới doanh nghiệp xây lắp

Một phần của tài liệu 0872 nâng cao chất lượng tín dụng đối với các đơn vị xây lắp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 54)

Hiện nay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chưa ban hành qui trình cho vay áp dụng riêng đối với doanh nghiệp xây lắp. Việc cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp vẫn được thực hiện theo qui trình cho vay chung của Ngân hàng. Các bước cụ thể của qui trình bao gồm:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn

- Đối với khách hàng mới : phỏng vấn, trao đổi tìm hiểu các thông tin ban đầu về khách hàng, nhu cầu cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm.

+ Nếu khách hàng thuộc đối tượng không được cấp tín dụng, báo cáo lãnh đạo phòng khách hàng, phòng giao dịch để từ chối khác hàng.

+ Nếu có thế cấp tín dụng, cần tư vấn khách hàng lựa chọn sản phẩm tín dụng. - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn.

- Tiếp nhận và kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do khách hàng cung cấp. Các hồ sơ tiếp nhân bao gồm

+ Hồ sơ pháp lý khách hàng: giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, các quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm giám đốc...

+ Hồ sơ năng lực của khách hàng : Báo cáo tài chính các năm ( 03 năm tài chính gần nhất), Báo cáo tài chính thời điểm hiện tại, hồ sơ về nguồn nhân lực...

+ Hồ sơ tài sản bảo đảm: các chứng từ hợp lệ, hợp pháp liên quan đến tài sản bảo đảm.

- Bên cạnh đó, CBTD có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm các thông tin khác nhằm tiếp cận đánh giá được năng lực cũng như tìm hiểu thêm về khách hàng.

- Đối chiếu các nguồn thông tin khác thu thập được, các website, trung tâm CIC, Sở giao dịch chứng khoán, cơ quan thuế,hải quan, khảo sát thực tế, phỏng vấn khách hàng.. .Neu có sự khác biệt hoặc nghi ngờ về tính trung thực thì yêu cầu khách hàng giải trình hoặc khảo sát thực tế tình hình hoạt động của khách hàng để xác định thông tin hợp lý nhất để thẩm định

Bước 2: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng khách hàng

- Thẩm định khách hàng về tư cách, tổ chức bộ máy, tình hình quan hệ tín dụng tại các TCTD, thẩm định năng lực SXKD và tài chính khách hàng.

- Thẩm định biện pháp bảo đảm - Xác định nhu cầu vay vốn thực tế

- Kiểm tra thực tế các thông tin thu thập được

Bước 3: Xét duyệt phương án vay vốn khách hàng , biện pháp bảo đảm

Sau khi đưa ra các đánh giá, thẩm định về nhu cầu vay vốn, phương án kinh doanh của khách hàng. CBTD trình lãnh đạo xem xét và phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng, tiến hành nhận tài sản bảo đảm.

Bước 4: Hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm , ký kết Hợp đồng tín dụng Bước 5: Giải ngân

CBTD có trách nhiệm kiểm tra các hồ sơ giải ngân, đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp của khoản vay, việc giải ngân đúng với mục đích đã được ký kết theo Hợp đồng tín dụng.

trị ) trị

) trị )

Bước 6: Kiểm tra, giám sát khoản vay

Quá trình kiểm tra, giam sát đối với khoản vay có thể được diễn ra trước, trong và sau khi cho vay. Đối với những khoản tín dụng có mức độ rủi ro ca o, CBTD cần thực hiện kiểm soát kỹ càng, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích.

Bước 7: Thu nợ lãi, nợ gốc, xử lý các tình huống phát sinh Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm

Một phần của tài liệu 0872 nâng cao chất lượng tín dụng đối với các đơn vị xây lắp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w