Tăng cường áp dụng mô hình chovay khép kín đốivới các Doanh

Một phần của tài liệu 0872 nâng cao chất lượng tín dụng đối với các đơn vị xây lắp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 90)

tín dụng đạt hiệu quả cao hơn cả về quy mô cũng như chất lượng.

3.2.4. Tăng cường áp dụng mô hình cho vay khép kín đối với các Doanhnghiệp xây lắp nghiệp xây lắp

Có thể nói trong hoạt động cho vay thi công xây lắp việc quản lý dòng tiền, giá trị sản lượng thực hiện, giá trị dở dang của công trình, tiến độ nghiệm thu, thanh quyết toán của công trình là cơ sở để đánh giá nguồn thu của công trình còn có khả năng trả nợ Ngân hàng hay không. Giá trị sản lượng thực hiện sẽ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hợp đồng và nguồn thu của công trình có khả năng trả nợ được xác định bằng công thức: Giá trị sản lượng thực hiện - giá trị đã được chủ đầu tư thanh toán - dư nợ của công trình. Tuy nhiên luôn phải so sánh giá trị sản lượng thực hiện với giá trị được chủ đầu tư nghiệm thu để khối lượng dở dang ở mức vừa phải.

Hoạt động cho vay khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắp có thể hiểu là hoạt động mà Ngân hàng vừa cho vay trung dài hạn đối với Chủ đầu tư để thanh toán cho Nhà thầu thi công và vừa cho vay ngắn hạn đối với các Nhà thầu để thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Khi tiến hành cho vay các Nhà thầu theo phương thức cho vay khép kín, do Ngân hàng cho vay chủ đầu tư nên nguồn trả nợ hay dòng tiền của nhà thầu được đảm bảo đồng thời các chỉ tiêu cần quan tâm trong cho vay xây lắp nói trên

cũng được đảm bảo do Chủ đầu tư vay vốn tại Vietinbank. Đối với bộ hồ sơ vay vốn của Chủ đầu tư tại Ngân hàng sẽ bao gồm: Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình, giá trị thanh toán, lũy kế khối lượng xây lắp hoàn thành vì vậy về mặt hồ sơ ngắn hạn cũng đầy đủ. Việc áp dụng mô hình tín dụng khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắp làm gia tăng quy mô dư nợ, nguồn trả nợ ngắn hạn được đảm bảo và quay vòng tín dụng an toàn, gia tăng thu phí dịch vụ chuyển tiền, huy động được tiền gửi không kỳ hạn.

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp

Hệ thống thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin tín dụng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động cho vay. Các thông tin này cần chính xác, chân thực, có độ tin cậy cao và có nguồn gốc cụ thể. Để nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin, cán bộ thẩm định cần chú trọng một số vấn đề sau:

Đối với thông tin do khách hàng cung cấp cần yêu cầu thông tin đó đã được qua kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập hoặc Ngân hàng cũng có thể tự thuê công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp trước khi đặt mối quan hệ với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng có thể đến trực tiếp nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để để quan sát và tìm hiểu về những mặt như: hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống tổ chức, tính hữu hiệu trong hoạt động và lao động của đội ngũ cán bộ làm công, phong cách làm việc công nghiệp...để có được những thông tin cần thiết hộ trợ cho công tác đánh giá, thẩm định khách hàng vay vốn.

Thông tin mà cán bộ thu thập cần được tổng hợp từ nhiều nguồn: khách hàng cung cấp, thông tin nội bộ trong hệ thống Ngân hàng, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, ngoài ra, còn nguồn thông tin về tình hình kinh tế xã hội được cập nhật qua mạng internet. Cán bộ tín

dụng cần so sánh, điều chỉnh, tổng hợp một cách logic, khoa học để có được những thông tin chính xác, và đầy đủ phục vụ cho hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp.

Các thông tin thu thập được cần phải lưu trữ thành các file dữ liệu, hoặc bằng văn bản, bằng hình ảnh... để làm cơ sở thống kê phân tích, tổng hợp số liệu về lĩnh vực cho vay doanh nghiệp xây lắp. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần thường xuyên phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin với nhau nhằm tăng khả năng đánh giá xu hướng vận động của đầu tư và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với thực tế.

Một quyết định tín dụng thường được dựa trên cơ sở tổng hợp các thông tin về pháp lý khách hàng, năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh

của khách hàng, tình hình thị trường đối với sản phẩm của khách hàng, tình hình nền kinh tế và uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng cũng như với đối tác kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp trong

lĩnh vực xây lắp, ngoài các thông tin thông thường về khách hàng và khoản vay, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu rõ và cụ thể hơn về công trình mà doanh nghiệp xây lắp vay vốn để thi công, nguồn vốn thanh toán của công trình, tính chắc chắn của nguồn vốn, tiến độ thanh toán của nguồn vốn... Vì vậy, để hệ thống thông tin thực sự là công cụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng thì cần phải tổ

chức tốt công tác xây dựng, khai thác và cung cấp thông tin tín dụng.

3.2.6. Hoàn thiện và đổi mới trang thiết bị, công nghệ Ngân hàng

Để giảm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng nói chung và cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp nói riêng, Ngân hàng cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới trang thiết bị trong tổ chức quản lý, khai thác các dữ liệu phục vụ cho công tác tín dụng, thẩm định và phê duyệt tín dụng. Ngân hàng cần tập trung đầu tư, phát triển công nghệ, thực hiện chương trình hiện đại hóa Ngân hàng. Đặc biệt với việc

đầu tư công nghệ mới, hồ sơ thông tin của khách hàng sẽ được chuẩn hóa, luôn được cập nhật chính xác trong toàn hệ thống. Các chương trình như phần mềm tính điểm khách hàng, quản lý rủi ro sẽ giúp cho cán bộ tín dụng giảm được khối lượng lớn công việc, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu 0872 nâng cao chất lượng tín dụng đối với các đơn vị xây lắp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w