Có thể thấy những khó khăn lớn hiện nay của doanh nghiệp xây lắp là: khó tiếp cận vốn; hàng tồn kho chậm luân chuyển; chủ đầu tư chậm thanh toán; lãi suất Ngân hàng tuy đã có chiều hướng hạ, nhưng vẫn ở mức cao; yêu cầu bên vay phải có tài sản thế chấp, trong khi đó không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để cứu mình thì cùng với các hỗ trợ của cơ quan nhà nước, bản thân các doanh nghiệp xây lắp phải tự tìm ra giải pháp để tự cứu mình:
+ Tăng cường tìm kiếm các công trình mới để tạo ra nguồn doanh thu đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục cũng như đảm bào nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, thị trường bất động sản đóng băng, sự cạnh tranh trong ngành xây dựng càng gia tăng do lượng doanh nghiệp xây lắp nhiều trong khi số lượng các công trình giảm bớt.
+ Sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, việc sử dụng vốn đan xen giữa các công trình xây dựng đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tính toán hợp lý, tránh trường hợp vốn bị ứ đọng quá lâu gây ảnh hưởng đến toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Đẩy mạnh việc thu hồi các khoản công nợ, các khoản chậm thanh toán từ phía chủ đầu tư. Theo diễn biến kinh tế thị trường xấu đi, các công trình xây dựng không tìm được người mua, các dự án bị đình trệ, chủ đàu tư thiếu vốn dẫn đến chậm hoặc không thanh toán cho các nhà thầu, gây ra tổn thất không lường đối với các nhà thầu thi công.
+ Hạn chế sử dụng vốn vào những kênh đầu tư không hiệu quả, đặc biệt là đầu tư bất động sản trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết những doanh nghiệp xây lắp phải cơ cấu, gia hạn nợ tại Vietinbank Thanh Xuân là do đầu tư vào bất động sản, nguồn vốn bị ứ đọng khiến tình hình tài chính của các doanh nghiệp gặp khó khăn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những đánh giá thực trạng, kết quả, hạn chế đặc biệt là nguyên nhân hạn chế ở chương 2, chương 3 của luận văn đã nghiên cứu định hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối DNXL của Vietinbank nói chung, Vietinbank Thanh Xuân nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất nhóm các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNXL.
KẾT LUẬN
Chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp là vấn đề mà tất cả các NHTM luôn chú trọng. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam với vai trò ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư phát triển thì việc nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp là vấn đề tất yếu và cần thiết của Ngân hàng. Trong những năm qua, chất lượng cho vay của Ngân hàng đã không ngừng được cải thiện. Song, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp vẫn còn nhiều vướng mắc, tồn tại.
Nhận thức được những hạn chế đó, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích được đặc điểm, vai trò của DNXL và nêu ra được những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại.
Thứ hai, phân tích thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục giải quyết.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ban lãnh đạo Ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ngân hàng trong quá trình thẩm định tài chính dự án vay vốn sản xuất kinh doanh.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, mặc dù nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp không phải là vấn đề mới nhưng là vấn đề phức tạp; trong khuôn khổ một khóa luận thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong thầy cô và những người quan tâm góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2011, năm 2012, năm 2013 -
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân
2. Báo cáo công tác phục vụ khách hàng - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân
3. Báo cáo thường niên năm 2012, năm 2013 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
4. Chỉ đạo tín dụng - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
5. Giáo trình Ngân hàng thương mại - TS. Tô Ngọc Hưng
6. Giáo trình lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng, TS. Tô Kim Ngọc
7. Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 - Những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 của chính phủ.
8. Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 - Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của chính phủ.
9. Quy trình nhận tài sản bảo đảm - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
10. Quy trình cấp tín dụng, Quy định chức năng nhiệm vụ - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
11. Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng - PGS.TS Thái Bá Cẩn.
12. Quyết định 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ ngày 23/04/2012 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
13. Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013- Thông tư quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
14. Các website : www.vietinbank.vn www.thoibaonganhang.vn www.xaydung. gov.vn www.sbv.gov.vn www.buildviet.info