Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0870 nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại NH TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37)

Chương trình TD xuất khẩu (ECF)

ECF áp dụng cho giao dịch xuất khẩu loại hàng tư liệu sản xuất do Hàn Quốc sản xuất, bao gồm nhà máy, tàu biển, máy móc thiết bị điện tử, đường ray, sắt th ép các loại, công cụ chính xác, công cụ ý khoa ... Mọi nhà sản xuất hoặc xuất khẩu Hàn Quốc đều có thể được tài trợ bằng chương trình này.

Để nhận được sự tài trợ, Eximbank yêu cầu phải ký quĩ 15% giá trị hợp đồng đối

với các hàng là nhà máy, máy may, sắt thép các loại và 20% đối với tất cả các hàng hóa còn lại. Mức lãi suất áp dụng không thấp hơn lãi suất huy động của NH này.

Việc hoàn trả nợ gốc và lãi phải được thực hiện theo định kỳ nửa năm kể từ 6 tháng sau ngày giao hàng. Eximbank cũng yêu cầu phải có một thư bảo lãnh hoặc thư tín dụng được phát hành hoặc xác nhận bởi một NH có danh tiếng quốc tế, hoặc bởi chính chủ nước người mua, hoặc bởi Ngân hàng trung Ương nước đó để làm bảo đảm cho TD.

Mức tài trợ tối đa của NH này căn cứ vào tổng giá trị hợp đồng trừ đi khoản đặt cọc của người mua. Các khoản tài trợ trước khi giao hàng tối đa là 90% đối với sản phẩm là nhà máy, máy móc thiết bị điện tử, tàu thuyền và 75% đối với các loại hàng hóa khác. Mức tài trợ sau khi giao hàng cố định là 85% giá trị hợp đồng trừ đi phần đặt cọc. Phần giá trị có thể tài trợ còn lại sẽ do các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế đồng tài trợ.

Chương trình TD dịch vụ kỹ thuật (TSC)

TSC cung cấp tài trợ cho các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật Hàn Quốc nhằm thúc đẩy việc bán ra nước ngoài các dịch vụ kỹ thuật. Những dịch vụ được chấp nhận tài trợ bao gồm: Bí quyết kỹ thuật, nghiên cứu khả thi, thiết bị kỹ thuật , kỹ thuật giám sát trong việc lắp đặt và vận hành nhà máy, công trình xây dựng ở nước ngoài. Các khoản tài trợ của TSC tương tự như ECF ở trên.

Chương trình tài trợ xuất khẩu gián tiếp qua người mua (tín dụng người

Eximbank Hàn Quốc cho người mua nước ngoài vay trung và dài hạn để mua hàng hóa tư liệu sản xuất của Hàn Quốc sản xuất, theo đó, Eximbank ký kết hợp đồng TD với người mua nước ngoài, cho phép nhà xuất khẩu Hàn Quốc được thanh toán khi thực hiện giao hàng.

Để được tài trợ loại này, Eximbank phải khẳng định được tính khả thi về kỹ thuật, marketing, tài chính và kinh tế của dự án. NH cũng phải được bảo đảm về việc hoàn trả nợ vay trong chứng mức hợp lý. Bên cạnh đó, giá trị hợp đồng được tài trợ cũng phải trên mức tối thiểu (hiện trên 1 triệu USD). Các tiêu chuẩn khác về khoản TD cũng tương tự như chương trính ECF.

Chương trình tái tài trợ của Eximbank Hàn Quốc (RFKB)

Theo chương trình này, Eximbank Hàn Quốc sẽ cấp TD trung, dài hạn cho các NH nước ngoài có uy tín, các NH này sẽ dùng vốn tài trợ này để cấp các khoản cho vay trung và dài hạn cho người mua nước đó để mua tư liệu sản xuất của Hàn Quốc sản xuất. Danh sách mặt hàng đủ tiêu chuẩn tài trợ do Eximbank công bố trước.

Trình tự giao dịch khởi đầu bằng việc các nhà nhập khẩu nước ngoài trình đơn yêu cầu tài trợ cho NH bản xứ, chứ không phải cho Eximbank Hàn Quốc. Theo yêu cầu của Eximbank, người thực sự nhận khoản vay này phải là một doanh nghiệp nhà

nước ở nước người mua hàng. Một yêu cầu khác là mức đặt cọc bằng 15% giá trị hợp đồng phải được đóng vào trước khi giao hàng.

RFKB có thể tài trợ cho tổng mức giá trị hợp đồng, trừ đi phần đặt cọc. Eximbank định kỳ thay đổi mức lãi suất theo tình hình thị trường. Mức lãi suất này thường ngang bằng với mức lãi suất tối thiểu được qui định theo thỏa thuận về “nguyên tắc hướng dẫn TD xuất khẩu có hỗ trợ chính thức” của các nước thuộc khối OECD, trừ đi 0,5-1,5 điểm bách phân tùy theo hạn mức tài trợ. Một khi đã được ấn định cho khoản vay, lãi suất sẽ giữ nguyên không đổi trong suốt toàn bộ thời gian tài trợ.

Việc hoàn trả nợ gốc và lãi vay phải được thực hiện theo dịnh kỳ nửa năm, bắt đầu 6 tháng đầu tiên kể từ chuyến hàng giao cuối cùng. Khoản TD chưa được sử dụng sẽ phải chịu mức phí cam kết 0,5% trả cho Eximbank

1.3.1.2. NH Ngoại thương Pháp (BFCE)

BFCE thực hiện các nghiệp vụ tài trợ sau đây: • TD thăm dò thị trường

Loại TD này gắn liền với một hợp đồng bảo hiểm thăm dò do Công ty Bảo hiểm

Pháp (COFACE) thực hiện. Nhà xuất khẩu được hưởng hợp đồng như vậy sẽ nhận được một khoản TD từ NH để trang trải cho các chi phí phát sinh khi thăm dò thị trường. Trị giá của khoản TD này sẽ không vượt quá khoản đền bù tối đa mà COFACE có thể phải trả. Khoản TD được cấp cho thời hạn 1 năm và có thể được gia

hạn lại trong thời gian bảo hiểm (từ 3 đến 5 năm).

Ngoài ra, BFCE còn có thể phối hợp với NH quốc gia và các cơ quan nghiên cứu và đầu tư xuất khẩu Pháp để tài trợ cho khoản TD quốc gia cho nhà xuất khẩu. Đây là khoản tài trợ kép: một khoản ngắn hạn do BFCE cấp, một khoản dài hạn do TD quốc gia cấp, Những khoản TD này giúp cho nhà xuất khẩu bảo 90% ngân sách thăm dò thị trường trong thời gian có thể kéo dài tới 10 năm.

TD xuất khẩu ngắn hạn. Bao gồm:

- TD ứng vốn trước. Loại TD này phục vụ cho nhà xuất khẩu trong giai đoạn thực hiện hợp đồng. Chúng có hai loại:

(i) TD cấp vốn trước chuyên doanh liên quan đến một thị trường nhất định. Đó là những thị trường lớn về các thiết bị sản xuất theo thiết kế hoặc thiết bị toàn

bộ. Loại TD này căn cứ vào kế hoạch tài trợ trình bày chi phí sản xuất và thu nhập

Lãi suất có 2 thể thức để nhà xuất khẩu lựa chọn: Hoặc theo lãi suất ổn định do

BFCE qui định tại ngày ký kết hợp đồng, hoặc lãi suất căn cứ theo lãi suất cơ bản cộng thêm với thủ tục phí. Đây là lãi suất trần tối đa trong suốt thời hạn tín dụng.

Các phương thức tài trợ này không được áp dụng cho các giao dịch thương mại quốc tế với Cộng đồng Châu Âu. Nhu cầu ngân quĩ được tài trợ 100%, mức tài trợ của BFCE ấn định hàng tháng, thời hạn 24 tháng.

- TD huy động các khoản cho vay ngắn hạn

Phương thức này giúp nhà xuất khẩu tách biệt tài trợ cho một hoạt động xuất khẩu để tính toán dễ hơn các chi phí liên quan đến hoạt động này.

Có 2 loại TD huy động

(i) Trong chế độ “bình thường”, các trái quyền huy động từng món một. Chúng có tính chất thương mại liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa, nên

nó phải

thực sự phát sinh, tức là đã gửi hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Nhà xuất

khẩu có

thể huy động vốn với những trái quyền có thời hạn dưới 6 tháng.

(ii)Chế độ “miễn tham chiếu” dành cho những nhà xuất khẩu có khối lượng kinh doanh lớn, loại hàng này phải có sự chấp thuận của NHTW Pháp.

TD xuất khẩu trung, dài hạn. Bao gồm các loại:

- TD người bán. Là TD chiết khấu các trái quyền của nhà xuất khẩu với người mua nước ngoài do đã đồng ý cho họ trả chậm hơn 18 tháng. Nhà xuất khẩu

ký hậu

các chứng từ thể hiện trái quyền của họ (có thể là hối phiếu do nhà xuất khẩu phát

hành được người mua chấp nhận, hoặc kỳ phiếu do người mua ký nhận trả). Sau

Ngoài ra, BFCE còn thực hiện các phương thức tài trợ xuất khẩu khác, như: Bảo

lãnh, tài trợ vật liệu sử dụng ở nước ngoài, tài trợ hàng tồn kho ở nước ngoài, cho vay

dài hạn theo chương trình phát triển công nghiệp ở nước ngoài, tài trợ các khoản ứng

trước tài khoản các khoản cho vay tài chính khác, tài trợ cho việc góp vốn.

1.3.1.3. Eximbank Mỹ

Eximbank Mỹ là cơ quan chính phủ, là NH duy nhất ở Mỹ dành riêng cho tài trợ và đơn giản hóa việc xuất khẩu ở Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của NH này là tài trợ cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ phi quân sự với điều kiện ít nhất 50% hàm lượng hàng hóa, dịch vụ này được tạo ra ở Mỹ. Hiện nay, Eximbank Mỹ đang tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước đang phát triển, chống lại mạnh mẽ việc bao cấp trong buôn bán của các Chính phủ khác, khuyến khích giao dịch nhỏ, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu những hàng hóa và dịch vụ hữu ích và mở rộng những khả năng tài chính của dự án.

Hoạt động của Eximbank Mỹ tuân thủ 4 nguyên tắc sau:

1. Các khoản cho vay nhằm tài trợ riêng cho xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Nếu hàng hóa xuất khẩu của Mỹ có các chi tiết được chế tạo ở nước ngoài, thì Eximbank

sẽ cho vay đến 100% giá trị hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Mỹ, với điều

kiện tổng

giá trị phần hàng hóa sản xuất ở Mỹ chiếm ít nhất 50% giá trị hợp đồng. 2. Eximbank sẽ không cung cấp tài trợ phi vốn riêng không đáp ứng đủ số

tiền cần thiết.

3. Các khoản cho vay phải có bảo đảm hoàn trả hợp lý và phải được sử dụng cho các dự án có tác động tốt đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. 4. Phí và tiền đặt cọc liên quan đến bảo lãnh và bảo hiểm được tính trên cơ

Eximbank Mỹ mở rộng các khoản cho vay trực tiếp đối với những người mua nước ngoài của các hàng hóa xuất khẩu Mỹ và các khoản vay trung gian cho các định chế tài chính mở rộng cho vay đối với người mua nước ngoài. Cả hình thức cho vay trực tiếp lẫn cho vay trung gian đều được cung cấp khi nhà xuất khẩu Mỹ đương đầu với cạnh tranh nước ngoài được bảo hộ một cách chính thức.

Các khoản cho vay trung hạn của Eximbank đối với các trung gian (số tiền cho vay từ 10 triệu USD trở xuống thời hạn tối đa là 7 năm) được xem như các cam kết cho vay dự phòng. Trung gian có thể yêu cầu NH này chi tiền vào bất cứ thời điểm nào trong suốt thời hạn nợ.

Bảo lãnh của Eximbank Mỹ nhằm cam kết thanh toán lại cho các khoản TD thuộc khu vực tư nhân cấp cho những người mua được tín nhiệm cao đối với hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu từ Mỹ. Hầu hết các bảo lãnh cung cấp bảo hiểm chung cho mọi rủi ro chính trị lẫn thương mại. Eximbank cũng đảm bảo thanh toán các khoản thuê mua xuyên quốc gia hoặc quốc tế.

Nhà xuất khẩu có thể nhờ chương trình của Eximbank đảm bảo cho các khoản vay lưu động liên quan đến xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tín nhiệm. Các khoản vay được cấp thông qua các chương trình bảo lãnh này được thực hiện gần bằng lãi suất rủi ro. Thực tế bảo lãnh với chi phí thấp là một hình thức tài trợ khác được bảo hộ bởi Chính phủ.

Thời hạn hoàn trả thay đổi tùy thuộc dự án và loại thiết bị được mua:

(i) Đối với tư liệu sản xuất, các khoản TD dài hạn được cung cấp từ 5 đến 10 năm;

(ii)Đối với các khoản cho vay đối với các dự án và tài sản hàng hóa lớn, có thể kỳ hạn dài hơn.

Việc trả dần nợ vay được thực hiện nửa năm 1 lần, bắt đầu từ 6 tháng sau khi giao thiết bị xuất khẩu.

Một chương trình khác của Eximbank Mỹ là cam kết sơ bộ nêu lên số tiền, thời hạn vay là các điều kiện của việc tài trợ mà nó sẽ cung cấp cho nhà nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Mỹ. Các cam kết này tạo cho các công ty Mỹ lợi thế cạnh

tranh trong việc đấu thầu dự án nước ngoài. Thông báo sơ bộ được tiến hành miễn phí

(có thu xử lý 100 USD) và không ràng buộc nghĩa vụ đối với những người yêu cầu.

1.3.2. Bài học rút ra đối với Eximbank

Từ những nghiên cứu kinh nghiệm từ NHTM các nước trên thế giới về nâng cao chất lượng cho vay tài trợ XNK có thể rút ra một số bài học bổ ích sau đây mà các NHTM việt Nam có tham gia tài trợ XNK có thể nghiên cứu và vận dụng:

Thứ nhất, Đề cao chương trình TD tài trợ xuất khẩu, qua đó, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước

Thứ hai, Các khoản cho vay tài trợ XNK phải dựa trên khoản ký quĩ của nhà XNK. Mức ký quĩ cao hay thấp tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ XNK.

Thứ ba, Thời hạn TD phải được xác định một cách linh hoạt căn cứ theo từng loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Thứ tư, Lãi suất cho vay tài trợ XNK được xác định một cách linh hoạt, có thể căn cứ vào lãi suất cơ bản cộng thêm phần phí dịch vụ tài trợ của NH, hoặc cũng có thể được xác định một cách ổn định do NH đưa ra ngay từ khi ký kết hợp đồng tài trợ.

Thứ năm, Bên cạnh cho vay tài trợ XNK, các NHTM thường chú trọng đa dạng hóa trong hoạt động TD tài trợ XNK, đề cao dịch vụ bảo lãnh NH.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tài trợ XNK của các NHTM trong nền kinh tế. Việc nghiên cứu tập trung vào các nội dung về:

- Vai trò của hoạt động TD tài trợ XNK của NHTM. - Các hình thức TD tài trợ XNK của NHTM.

- Luận văn đã đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng TD tài trợ

XNK cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TD tài trợ XNK của NHTM.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XNK TẠI NH TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT

NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Vietnam Eximbank là một trong những NHTMCP đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là NH XNK Việt Nam. NH chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc NHNN Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép NH hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng tương đương 12,5 triệu USD với tên gọi mới là NH TMCP XNK Việt Nam. Hiện nay, trụ sở chính của NH tại Số 7 Lê Thị Hồng Gấm - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Vietnam Eximbank không ngừng lớn mạnh, khẳng định được vị trí của mình là một trong ba NHTMCP hàng đầu của Việt Nam về quy mô vốn và hiệu quả hoạt động, có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tổng số cán bộ nhân viên của VietNam Eximbank là 3.780 người. Đến tháng 12 năm 2009, vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của NH là 12.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 13.600 tỷ đồng. VietNam Eximbank hiện là một trong những NH có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối NH TMCP tại Việt Nam. Về địa bàn hoạt động, VietNam Eximbank hiện có 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nang, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh, thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 NH ở tại 72 quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu 0870 nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại NH TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w