CỦA
EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA.
Như đã giới thiệu ở trên, hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ XNK của Vietnam Eximbank trên địa bàn Hà Nội được bắt đầu từ năm 1992. Mặc dù định hướng và chiến lược ưu tiên vào hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và tài trợ XNK ngay từ khi thành lập, nhưng so với các NHTM trên cùng địa bàn và lịch sử hoạt động thương mại quốc tế thì hoạt động kinh doanh đối ngoại của Vietnam Eximbank có thể nói là còn non trẻ.
2.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến TD XNK tại EXIMBANK
2.2.1.1. Văn bản của nhà nước
- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. - Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005. - Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
NHNN ban hành về Quy chế cho vay.
- Quyết định số 127/2005/ QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.
2.2.1.2. Văn bản của Eximbank
- Quyết định số 742/2008/EIB/QĐ-TGĐ ngày 11/07/2008 của Tổng Giám đốc quy định về chính sách TD nội bộ.
- Quyết định số 19/EIB-TGĐ/2002 ngày 29/03/2002 của Tổng giám đốc Eximbank hướng dẫn thực hiện quy chế 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN;
____________Chỉ tiêu ____________ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
- Quyết định số 16/EIB-TGĐ/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 19/EIB-TGĐ/2002 ngày 29/03/2002.
- Quyết định số 155/EIB-TGĐ ngày 10/03/2004 của Tổng giám đốc ban hành Quy trình cho vay tài trợ XNK tại Eximbank.
2.2.2. Thực trạng chất lượng TD XNK tại EXIMBANK trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Việc đánh giá thực trạng chất lượng TD XNK của Eximbank trên địa bàn Hà Nội thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó, luận văn sẽ tập trung xem xét trên các giác độ sau đây:
2.2.2.1. Thực trạng chất lượng dư nợ cho vay tài trợXNK
Bảng 2.5 cho ta thấy, tổng dư nợ TD của các chi nhánh Eximbank trên địa bàn Hà
Nội có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng không ổn định. Cụ thể:
Năm 2008 tốc độ tăng đạt tới 65,76%, nhưng năm 2009 tốc độ tăng trưởng giảm rất mạnh, nhưng vẫn đạt 35,88%. Điều này phản ánh nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn những năm gần đây luôn rất nóng; mặt khác, nó cũng phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hoạt động XNK của Eximbank trên địa bàn Hà Nội là rất tốt. Năm 2009 sở dĩ tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm mạnh là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho hoạt động ngoại thương toàn cầu bị tác động rất tiêu cực, nhu cầu vốn vay cho hoạt động XNK vì thế cũng bị suy giảm theo. Nhưng nhìn nhận ở một góc độ khác thì việc dư nợ tín dụng tăng trưởng nóng sẽ có nguy cơ làm cho rủi ro tín dụng tiềm ẩn tăng cao. Có lẽ đây cũng là một lý do để giải thích cho sự giảm sút mạnh dư nợ tín dụng năm 2009.
Đi sâu phân tích thì thấy:
- Xét theo cơ cấu dư nợ: Trong tổng dư nợ tín dụng tài trợ XNK tại NH này qua các năm, thì dư nợ tín dụng tài trợ xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất thấp. Cụ
đạt 5,23%; Năm 2009 tỷ trọng dư nợ tín dụng tài trợ xuất khẩu tiếp tục tăng lên, nhưng cũng chỉ đạt trên 11,6%. Điều này phản ánh xu thế thay đổi trong cơ cấu dư nợ tín dụng tài trợ XNK của Eximbank.
So sánh với Bảng 2.2 ta thấy rằng, dư nợ cho vay tài trợ XNK so với tổng dư nợ hàng năm của Eximbank là khá thấp và không ổn định. Cụ thể: Năm 2007, dư nợ cho vay tài trợ XNK chỉ bằng 13,81% tổng dư nợ; Năm 2008, tỷ trọng dư nợ tín dụng tài trợ XNK tăng lên, đạt 19,9%; Nhưng sang năm 2009 tỷ trọng này lại giảm mạnh, chỉ còn đạt 14,9% so tổng dư nợ cùng năm.
Từ các khảo sát kinh nghiệm NHTM một số nước cho thấy, mô hình hoạt động của Eximbank các nước đều hướng vào tài trợ cho hoạt động xuất khẩu, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước. Trong khi đó, Eximbank trên địa bàn Hà Nội chủ yếu tập trung vào cho vay tài trợ nhập khẩu, làm mất tác dụng của công cụ hỗ trợ xuất khẩu.
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về dư nợ cho vay tài trợ XNK của Eximbank trên địa bàn Hà Nội
Dư nợ cho vay xuất khẩu Tốc độ tăng____________________ 51.34 211.20 311,37% 435.74 106,31%
Dư nợ cho vay nhập khẩu
Tốc độ tăng____________________
994.62 1,793.52
80,32%
3,312.14
84,67%
Tổng dư nợ cho vay XNK
Tốc độ tăng____________________ 1,045.96 2,004.72 91,66% 3,747.88 86,95% Tong dư nợ Tốc độ tăng____________________ 2,549.76 4,226.24 65,76% 5,742.7035,88%
_________Dư nợ_________ Tỷ trọng (%)
VCB - Chi nhánh Chương Dương 5,672.48 100 - Dư nợ cho vay xuất khẩu 457.34 8,1 - Dư nợ cho vay nhập khẩu________ ________5,215.14________ 91,2
2) BIDVChi nhánh Băc Hà Nội 3,921.15 100 - Dư nợ cho vay xuất khẩu 115.24 3
- Dư nợ cho vay nhập khẩu________ ________3,805.91______________97______
(Nguồn: Chi tiêt tình hình cho vay tài trợXNK của các chi nhánh Eximbank trên địa bàn Hà Nội)
Sự mất cân đối này một mặt phản ánh Eximbank đang có khó khăn trong tìm kiếm khách hàng xuất khẩu, mặt khác điều này cũng gây khó khăn cho NH trong những điều kiện thị trường ngoại hối có nhiều biến động phức tạp, tỷ giá biến động
thất thường do diễn biến cung cầu ngoại tệ thất thường, lúc đó NH sẽ rất khó khăn trong chủ động nguồn ngoại tệ nhằm mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu của khách hàng
Nếu so sánh với các chi nhánh NHTM khác cùng hoạt động trên địa bàn Hà Nội thì có thể thấy rằng hầu hết các chi nhánh đều có sự mất cân đối lớn trong cơ cấu dư nợ tài trợ xuất và nhập khẩu (Xem Bảng 2.6)
Bảng 2.6: Kết cấu dư nợ cho vay tài trợ XNK của một số Chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội năm 2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Mức tỷ
trọng Mức tỷtrọng Mức tỷtrọng
- Dư nợ cho vay XK 51.34 100% 211.20 100% 435.74 100%
+ Ngắn hạn 51.34 100% 211.20 100% 435.74 100%
+ Trung, dài hạn _0______ 0% _0_______ 0% _0_______ 0%
- Dư nợ cho vay NK 994.62 100% 1,793.52 100% 3,312.14 100%
+ Ngắn hạn 835.48 84% 1,754.46 98% 3,220.30 97%
+ Trung, dài hạn 19.14 16% 39.06 2% 91.84 3%
(Nguồn: báo cáo chi tiết tình hình cho vay tài trợXNK của các chi nhánh VCB, BIDV)
- Xét theo thời hạn dư nợ, ta thấy rằng:
Đối với tín dụng xuất khẩu thì dư nợ đều là ngắn hạn
Đối với tín dụng nhập khẩu thì tuyệt địa bộ phận đều là tín dụng ngắn hạn (thường chiếm khoảng 97 - 98% dư nợ) (Xem Bảng 2.7). Đi sâu xem xét thì thấy rằng tín dụng tài trợ XNK tại các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội những năm qua chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động theo từng thương vụ cụ thể, có thời hạn từ 6 - 9 tháng.
Đối với những khoản cho vay nhập khẩu có thời hạn trung và dài hạn (chiếm tỷ trọng chưa tới 10% tổng dư nợ XNK), là những khoản tài trợ cho khách hàng để nhập khẩu máy móc, dây chuyền để tiến hàng sản xuất. Trên thực tế, các chi nhánh Eximbank trên địa bàn Hà Nội cũng chưa có định hướng để phát triển những khoản vay có thời hạn dài vì đây là những khoản vay có mức độ rủi ro tương đối cao,
46
trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu lại là vốn ngắn hạn, nếu sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn quá nhiều sẽ dễ dẫn tới rủi ro trong thanh khoản. Máy móc thiết bị cũng như dây chuyền nhập khẩu từ nước ngoài nhập về rất khó khăn trong việc thẩm định chất lượng, tính hiện đại để dùng làm tài sản thế chấp, mặc dù đã có các công cụ phòng ngừa rủi ro như mua bảo hiểm hàng hóa ..., tuy nhiên thủ tục xử lý rủi ro của các đơn vị bảo hiểm này thường rất chậm và khó khăn gây ra việc các NH thu hồi nợ quá hạn chậm. Mặt khác thị trường ngoại hối thiếu ổn định cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro khi cho vay thanh toán XNK với thời hạn dài. Hiện nay, các chi nhánh Eximbank trên địa bàn Hà Nội chủ yếu cho vay XNK với thời hạn dài đối với khách hàng đã có uy tín trong quan hệ TD với Eximbank, có tài sản thế chấp dễ dàng kiểm định và có xuất xứ rõ ràng.
Bảng 2.7: Dư nợ TD XNK phân loại theo thời hạn cho vay
Dư nợ cho vay XNK Tỷ trọng (%)
VCB Chi nhánh Chương Dương 5,672.48 100
- Ngắn hạn 5,273.35 93 - Trung, dài hạn 399.13 7
BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 3,921.15 100 - Ngắn hạn 3,645.35 93
- Trung, dài hạn 275.80 7
(Nguồn: chi tiêt cho vay tài trợXNK của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội)
So sánh với các chi nhánh của các NHTM khác cùng địa bàn thì thấy rằng các chi nhánh này chủ yếu cũng chỉ tài trợ vốn lưu động với kỳ hạn ngắn là chính (xem bảng 2.8)
Bảng 2.8: Kết cấu dư nợ cho vay tài trợ XNK theo kỳ hạn tại các Chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội năm 2009
Loại tiền tệ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009_______ Mức Tỷ Mức Tỷ Mức Tỷ - Đồng Việt Nam 812.40 78% 1,540.2 77% 2,524.5 67% - Ngoại tệ qui VND 233.56 22% 464.47 23% 1,223.3 8 33% Tông dư nợ______ 1,045.9 6 100% 2,004.7 2 100% 3,747.8 8 100%
(Nguồn: báo cáo chi tiết tình hình cho vay tài trợXNK của VCB - Chi nhánh Chương
Dương và BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội)
Sở dĩ có tình hình trên đây là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
(i) Do đặc thù thị trường và ngành hàng, hiện nay các doanh nghiệp ở phía Bắc hầu hết chỉ xuất khẩu các mặt hàng có thời hạn thu tiền nhanh trong
ngắn hạn,
do đó đối với cho vay xuất khẩu, các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội chỉ tài
trợ với
thời hạn ngắn.
(ii)Các NHTM Việt Nam hiện đều huy động vốn với kỳ hạn ngắn là chủ yếu, để tránh rủi ro kỳ hạn thì các NHTM phải cho vay kỳ hạn ngắn là chủ yếu
(iii) Hoạt động ngoại thương của Việt Nam hiện vãn là nhập siêu lớn, việc các
NHTM tập trung vào hoạt động tài trợ nhập khẩu cũng là hợp lý
- Nếu xét theo loại tiền tệ trong cho vay tài trợ XNK thì thấy rằng: Dư nợ cho vay bằng nội tệ (VND) luôn chiếm tỷ trọng cao, nhưng có xu hướng giảm dần.
48
Bảng 2.9: Dư nợ TD XNK phân loại theo loại tiền tệ cho vay
Tên NH__________________ Dư nợ cho vay XNK Tỷ trọng (%)
VCB - CN. Chương Dương 5,672.48 100
- Đồng Việt Nam 3,045.25 54
- Ngoại tệ qui VND__________ _________2,672.73________________46_______
BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 3,921.15 100
- Đồng Việt Nam 2,543.96 65
- Ngoại tệ qui VND__________ _________1,377.19________ _________35_________
(Nguồn: Chi tiết tình hình cho vay tài trợXNK của VCB - Chi nhánh Chương Dương và
(Nguồn: Chi tiêt tình hình cho vay tài trợXNK của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội)
Như ta biết rằng, hoạt động XNK liên quan đến hệ thống tiền tệ khác nhau trong thanh toán, nên nhu cầu tài trợ bằng ngoại tệ luôn rất cao, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp XNK ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thì nhu cầu này càng lớn. Vấn đề chỉ còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu của các NHTM mà thôi. Tuy nhiên, việc tài trợ bằng ngoại tệ phụ thuộc rất lớn vào khả năng huy động vốn ngoại tệ của NHTM và những rủi ro lãi suất trên thị trường. Nếu xét về khả năng rủi ro lãi suất bằng ngoại tệ thì có thể nói rằng nguy cơ này không lớn bằng đồng nội tệ, do các đồng ngoại tệ (ở Việt Nam thanh toán chủ yếu vẫn bằng USD) có lãi suất khá ổn định. Vậy là khả năng tài trợ của các NHTM bằng ngoại tệ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng huy động vốn bằng ngoại tệ mà thôi. Các phân tích ở Bảng 2.1 cho thây rằng, huy động vốn bằng ngoại tệ tại Eximbank chiếm tỷ trọng không cao, chính điều này tác động bất lợi tới khả năng tài trợ bằng ngoại tệ của NH này.
Qua nghiên cứu tình hình tài trợ của các Chi nhánh NHTM khác cùng hoạt động trên địa bàn Hà Nội thì thấy rằng
So sánh với một số chi nhánh NHTM lớn hoạt động trên địa bàn Hà Nội năm 2009 cho thấy rằng: các chi nhánh NHTM này cũng chủ yếu tài trợ bằng VND: chiếm tỷ trọng từ 54% (VCB - Chi nhánh Chương Dương) đến 65% (BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội). Nhưng rõ ràng là các Chi nhánh này có tỷ trọng tài trợ bằng ngoại tệ cao hơn so với các Chi nhánh Eximbank trên địa bàn Hà Nội (Xem Bảng 2.10)
Bảng 2.10: Kết cấu dư nợ cho vay tài trợ XNK theo loại tiền tệ của một số Chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội năm 2009
BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2009)
Lý do giải thích cho tình hình này là: Hầu hết khách hàng nhập khẩu trên địa bàn đều có xu hướng nhận nợ bằng đồng Việt Nam để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, vì như vậy họ tính toán được ngay lợi nhuận từ thương vụ thực hiện do đã tính được doanh thu bán hàng và chi phí nhập khẩu, tránh được rủi ro khi tới kỳ hạn trả nợ mà ngoại tệ khan hiếm hoặc biến động tăng mạnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008 và 2009, các doanh nghiệp chuyển hướng nhận nợ các loại ngoại tệ khác thay vì nhận nợ VND, cơ cấu cho vay vay của các NHTM thay đổi theo hướng tỷ trọng dư nợ ngoại tệ qui đổi VND trong với tổng dư nợ XNK tăng lên, điều này có thể lý giải bằng một số lý do chủ yếu như: trong thời điểm này, thị trường tiền tệ Việt Nam xảy ra trường hợp khan hiếm VND dẫn tới lãi suất cho vay VND tăng mạnh, chênh lệch giữa lãi suất cho vay VND và ngoại tệ khác của các NHTM thường xuyên ở mức 8-9%/năm; mặt khác, tỷ giá các loại ngoại tệ biến động tăng trung bình trong 1 năm chỉ khoảng 5 - 6%, cụ thể trong năm 2009 giá ngoại tệ cuối năm tăng so với đầu năm là xấp xỉ 6%, như vậy, bỏ qua các yếu tố của từng thương vụ vay và thời điểm nhận nợ cụ
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
thể thì về tổng quan trong vòng 1 năm khách hàng nhận nợ bằng ngoại tệ khác có thể được lợi về chi phí lên tới khoảng 2-3%/năm; Mặt khác, NHNN đã triển khai một số chính sách: bán ngoại tệ cho các NHTM làm cung ngoại tệ tăng, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ xuống 4% thay vì 7% như trước kia... do đó nguồn cung ngoại tệ của các NHTM trong thời điểm này đã dồi dào và có thể đáp ứng tốt các nhu cầu vay bằng ngoại tệ của khách hàng. Việc các doanh nghiệp đồng loạt chuyển hướng vay như vậy có thể có lợi cho họ trong ngắn hạn hoặc từng thương vụ cụ thể, tuy nhiên xét trong tương lai, khi đến kỳ hạn trả nợ, thị trường ngoại hối biến động tăng mạnh do tính khan hiếm vì các doanh nghiệp đều tới hạn trả nợ NH, sẽ gây ra rủi ro rất lớn cho khách hàng. Đồng thời trong trường hợp có thể khách hàng có VND mà không mua được ngoại tệ sẽ không trả được nợ cho NH, gây ra nợ quá hạn cho NH.
- Dư nợ TD XNK phân loại theo cơ cấu ngành hàng